Mỹ và Israel hợp tác ngăn chặn Iran trang bị vũ khí hạt nhân
Tại cuộc họp báo chung sáng 27/3 tại Jerusalem, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Israel Yair Lapid cam kết sẽ hợp tác ngăn chặn Iran phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ngoại trưởng Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Israel, cuộc họp báo diễn ra sau cuộc hội đàm giữa hai ngoại trưởng nhân chuyến thăm Trung Đông của ông Blinken và trước thềm hội nghị cấp cao cùng ngày giữa ngoại trưởng 6 nước gồm Mỹ, Israel, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất ( UAE), Bahrain, Maroc và Ai Cập.
Phát biểu tại họp báo, Ngoại trưởng Lapid nêu rõ: “Chúng tôi có những bất đồng về thỏa thuận hạt nhân (Iran) và những tác động của nó, nhưng đối thoại cởi mở và chân thành là một phần trong sức mạnh của tình bạn giữa chúng tôi”. Ông cũng tuyên bố hai nước sẽ hợp tác để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân dù vẫn còn những bất đồng nói trên.
Video đang HOT
Về phần mình, Ngoại trưởng Blinken cho rằng tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước trong khu vực “đang trở thành giai đoạn bình thường mới” và Mỹ “sẽ tiếp tục theo đuổi giải pháp hai nhà nước” đối với vấn đề Palestine.
Israel là một trong những chặng dừng chân của ông Blinken trong chuyến công du Trung Đông lần này. Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ sẽ hội kiến với Thủ tướng Naftali Bennett và Tổng thống Isaac Herzog, trước khi rời đi thăm Bờ Tây của Palestine.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Iran Robert Malley cho hay ông không tin vào khả năng sắp đạt được một thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc phương Tây.
Phát biểu tại Diễn đàn Doha ở Qatar, ông Malley nêu rõ: “Chúng ta càng sớm quay trở lại thỏa thuận thì việc thực thi thỏa thuận càng triệt để và chúng ta càng có thể dựa vào đó để giải quyết các vấn đề khác trong quan hệ với Iran cũng như giữa Iran và khu vực. Việc sớm đạt được thỏa thuận nằm trong lợi ích của chúng ta và có lẽ của cả Iran”.
Ngoài ra, đặc phái viên Malley khẳng định Mỹ sẽ duy trì lệnh trừng phạt nhằm vào Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) kể cả khi các bên đạt được thỏa thuận hạn chế chương trình hạt nhân của nước này.
Về phần mình, phát biểu tại Diễn đàn Doha, ông Kamal Kharrazi, Chủ tịch Hội đồng Đối ngoại chiến lược, cố vấn cho lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, nhận định Tehran và các cường quốc thế giới sắp đạt được một thỏa thuận hạt nhân, song nhấn mạnh điều này chỉ có thể xảy ra nếu phía Mỹ thể hiện ý chí chính trị. Theo ông Kharrazi, điều quan trọng là Washington phải loại bỏ IRGC khỏi danh sách tổ chức khủng bố nước ngoài.
Mỹ thúc đẩy thực thi Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện
Mỹ đã khôi phục lập trường ủng hộ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) và có kế hoạch thúc đẩy để hiệp ước này có hiệu lực thi hành.
Hải quân Mỹ phóng thử tên lửa Trident II D5. Ảnh: US Navy
Trên đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách lĩnh vực kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Bonnie Jenkins, đưa ra ngày 23/9.
Hãng tin Sputniknews dẫn lời Thứ trưởng Jenkins khẳng định: "Tôi muốn nói rõ ngay từ đầu rằng Mỹ ủng hộ CTBT và cam kết phối hợp để hiệp ước có hiệu lực thi hành".
CTBT được ký cách đây 25 năm, là một trong các văn kiện quốc tế thể hiện nỗ lực của cộng động quốc tế nhằm hướng đến một thế giới không vũ khí hạt nhân. Nội dung chính của hiệp ước nêu rõ trách nhiệm đối với tất cả quốc gia thành viên không được thử nổ vũ khí hạt nhân trong mọi môi trường trên lãnh thổ của mình và cũng không được tham gia hay khuyến khích bất cứ vụ nổ hạt nhân nào ở bất cứ đâu trên thế giới. Đến nay văn kiện này đã được 185 quốc gia ký tham gia và 170 nước trong số đó phê chuẩn.
Để có hiệu lực thi hành, CTBT phải có sự phê chuẩn của 44 quốc gia được nêu trong Phụ lục số 2. Trong số này, 36 quốc gia đã phê chuẩn, bao gồm 3 cường quốc hạt nhân là Nga, Anh và Pháp. Trong số 8 nước còn lại có 3 nước không ký hiệp ước - Ấn Độ, Triều Tiên và Pakistan. Ngoài ra, 5 nước đã ký nhưng chưa phê chuẩn là Mỹ, Trung Quốc, Ai Cập, Israel và Iran. Chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối yêu cầu phê chuẩn và áp dụng hiệu lực của CTBT, đồng thời bảo lưu quyền nối lại các vụ thử hạt nhân trong trường hợp cần thiết.
Thứ trưởng Jenkins bày tỏ "Chúng tôi nhận thấy mức độ nghiêm trọng của những khó khăn đang cản trở việc thực hiện mục tiêu đó" và thừa nhận tất cả các quốc gia còn lại trong Phụ lục số 2 cần phê chuẩn hiệp ước.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Điện Kremlin cho biết việc 8 nước từ chối phê chuẩn CTBT sẽ không góp phần vào mục tiêu chung của thế giới là giải pháp vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Trong tuyên bố của mình, Điện Kremlin hy vọng các nước này sẽ thể hiện thiện chí chính trị nhằm đảm bảo các điều kiện cần và đủ để CTBT có hiệu lực trong những năm tới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden: Iran sẽ không bao giờ có được vũ khí hạt nhân Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp với người đồng cấp Israel Reuven Rivlin khẳng định Iran sẽ không bao giờ có vũ khí hạt nhân khi ông còn tại nhiệm. Ông Joe Biden khẳng định cam kết của ông với Israel là "sắt đá" và mong sớm được gặp tân Thủ tướng Israel Naftali Bennett. "Điều tôi có thể nói với...