Mỹ và Iraq bất đồng trong cuộc chiến chống IS
Bất đồng về cách chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) giữa Iraq và Mỹ đã bộc lộ vào hôm 3.3 khi quan chức Iraq tuyên bố sẽ tự mình chống IS mà không cần Washington giúp.
Binh sĩ Iraq và dân quân Hồi giáo dòng Shiite đóng quân ở tỉnh Salahuddin, phía bắc Baghdad – Anh: Reuters
Vào hôm 2.3, quân đội Iraq đã phát động một chiến dịch quân sự lớn nhằm vào phiến quân IS tại Tikrit, quê nhà của cố Lãnh đạo Saddam Hussein, mà không chờ ý kiến từ phía Mỹ, The New York Times (My) hôm 3.3 dẫn lời quan chức Iraq cho hay.
Về phía Mỹ, các quan chức nước này cũng đã lên tiếng bày tỏ sự khó chịu với việc quân đội Iraq và lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shiite đóng vai trò chủ đạo trong chiến dịch phản công ở Tikrit.
Các thủ lĩnh lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shiite khẳng định số quân của họ chiếm đến hơn 2/3 trong tổng số 30.000 quân tham gia đánh vào Tikrit, đồng thời cho biết trung tướng Qassim Suleimani, lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm Quds khét tiếng của Iran, đang hỗ trợ ở chiến tuyến.
Các quan chức Mỹ xác nhận liên quân Iraq còn được hỗ trợ bởi cố vấn và binh sĩ thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, những người đang giúp quân Iraq sử dụng pháo, bệ phóng tên lửa và máy bay do thám không người lái.
Video đang HOT
The New York Times cho biết chiến dịch phản công tại Tikrit diễn ra trong bối cảnh giữa quan chức Iraq và Mỹ đang có bất đồng sau khi phía Mỹ tuyên bố cuộc tấn công IS ở Mosul, thành phố lớn thứ 2 tại Iraq, sẽ được bắt đầu vào tháng 4, rồi sau đó lại nói rằng lực lượng Iraq may ra phải tới mùa thu mới sẵn sàng cho chiến dịch Mosul.
Ông Ali al-Alaa, trợ lý thân tín của Thu tương Iraq Haider al-Abadi, đã lên tiếng bày tỏ bức xúc với cái mà ông này gọi là tiến độ lề mề và những ước tính bi quan của người Mỹ về thời gian đánh đuổi IS khỏi Mosul và Anbar.
“Người Mỹ tiếp tục chần chừ về thời gian cần có để giải phóng Iraq. Iraq sẽ tự giải phóng Mosul và Anbar mà không cần họ”, ông này cho hay.
“Chúng tôi vẫn hoan nghênh sự giúp đỡ của đồng minh quốc tế. Nhưng nếu họ không giúp chúng tôi, thì cũng chẳng có vấn đề gì”, The New York Times dẫn lời ông Alaa.
Tờ báo Mỹ còn cho biết kể từ khi IS đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ Iraq hồi tháng 6, cả Iran lẫn Mỹ đều hỗ trợ cho chinh phu Iraq, với liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến hành không kích, còn lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shiite tại Iraq và Iran phối hợp với quân đội Iraq và lực lượng dân quân người Kurd đánh IS ở trên bộ.
Sự hợp tác giữa Mỹ và Iraq trong mặt trận chống IS trở nên căng thẳng do Washington bất mãn khi chinh quyên Thu tương Abadi không huy động được số lượng lớn tín đồ Hồi giáo dòng Sunni tham gia vào cuộc chiến chống IS. Mỹ cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng giúp lật đổ sự cai trị của IS tại nhiều khu vực có đông tín đồ Hồi giáo dòng Sunni sinh sống.
Về phía Iraq, ngày càng có nhiều quan chức than phiền rằng sự hỗ trợ của Mỹ không mạnh bằng của Iran. Ngoài ra, nhiều người Iraq cảm thấy bực bội khi thấy người Mỹ xem thường lực lượng dân quân, vốn được đánh giá cao khi đã cầm cự với IS trong lúc binh sĩ chính quy bỏ chạy.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Học giả Úc: 'Nga - Trung còn nhiều bất đồng'
Mối quan hệ có vẻ như thân thiết giữa Nga và Trung Quôc trong thời gian gần đây thực chất chỉ mang tính chính trị và cơ hội vì đôi bên vẫn còn nhiều bất đồng, giáo sư Carl Thayer thuộc Trường đại học New South Wales (Úc) nhận định.
Tông thông Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quôc Tập Cận Bình đứng cạnh nhau trong một cuộc gặp gỡ hồi tháng 5.2014 - Anh: Reuters
"Quan hệ Nga - Trung là một sự lợi dụng chính trị; nó mang tính cơ hội", Giáo sư Thayer nhận định trong một cuộc thảo luận trực tuyến hồi tuần trước.
Chuyên gia phân tích Đông Nam Á này cho rằng mặc dù hai nước có chung mong muốn chống đối quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ, nhưng giữa Bắc Kinh và Moscow vẫn còn tồn tại những bất đồng.
"Trung Quôc từng "mượn" công nghệ quân sự của Nga. Người nhập cư lậu Trung Quôc vào vùng Viễn Đông khiến Nga lo ngại. Còn Trung Quôc thì quan ngại với việc Nga can thiệp vào Khu tự trị Crimea (Ukraine) và vào Ukraine", giáo sư Thayer nhận định.
Bình luận về ảnh hưởng của quan hệ Nga - Trung với chính sách xoay trục về châu A - Thai Binh Dương của Mỹ, giáo sư người Úc cho rằng Nga không phải là quốc gia có vai trò lớn trong khu vực, trong khi chiến lược của Tông thông My Barack Obama được xây dựng trên một "nền tảng vững chắc".
"Mỹ mạnh về quân sự và sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai. Trung Quôc có thể là đối tác lớn nhất của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng nguồn lực đầu tư của Mỹ vẫn đáng kể hơn", theo ông Thayer.
"Trong khi đó, mối bận tâm lớn của Nga lại nằm ở Trung Âu. Nước này không thể sánh được với Mỹ về mặt quân sự hay kinh tế tại châu A - Thai Binh Dương", giáo sư cho hay.
Có chung nhận định với phân tích của chuyên gia người Úc, trang tin chính trị tiếng Trung Duowei News, có trụ sở tại Mỹ, hồi cuối năm 2014 từng so sánh quan hệ Mỹ, Trung Quốc, và Nga giống như ba nước Đông Ngô, Thục Hán, Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc được nêu trong tác phẩm nổi tiếng Tam quốc diễn nghĩa.
Trong tác phẩm này, ba quốc gia đại diện cho cán cân quyền lực. Bất kỳ một nước nào dám phá vỡ cán cân quyền lực này sẽ có nguy cơ bị hai quốc gia kia hợp sức chống lại, theo Duowei News.
Duowei News cho rằng, giống như thời Tam quốc, Trung Quốc và Nga đang thắt chặt quan hệ được cho là để đối phó với những động thái "đối đầu" của Mỹ nhằm phá vỡ cán cân quyền lực trong khu vực.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Chuck Hagel phủ nhận có bất đồng với Tổng thống Obama Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, người vừa tuyên bố từ chức hồi tuần rồi, cho biết quyết định của ông không xuất phát từ "những bất đồng lớn" với Tông thông My Barack Obama. Tông thông My Barack Obama (trái) đang lắng nghe Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel phát biểu sau khi thông báo quyết định từ chức của ông...