Mỹ và IMF bất đồng về Trung Quốc
Mỹ cho rằng Trung Quốc kìm hãm tiêu dùng để đạt được thặng dư, trong khi IMF giữ quan điểm trung lập hơn.
Trong bối cảnh cựu Tổng thống Mỹ Trump có khả năng tái đắc cử, các căng thẳng kinh tế có thể gia tăng hơn nữa.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp thượng đỉnh bên lề Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2023, tại California (Mỹ) ngày 15/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal ngày 25/10, Mỹ và Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF) đang bất đồng về thặng dư thương mại của Trung Quốc, khi Washington đổ lỗi cho mô hình kinh tế của Bắc Kinh còn IMF có lập trường trung lập hơn. Mỹ muốn IMF chỉ trích thặng dư thương mại của Trung Quốc, trong khi IMF tập trung vào các yếu tố như hối thúc Bắc Kinh thúc đẩy tiêu dùng.
Ý kiến của IMF có trọng lượng, và Trung Quốc lo ngại về sự côn.g kíc.h tiêu cực từ IMF, điều này có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
Tám mươi năm trước, các lãnh đạo thế giới đã gặp nhau tại hội nghị Hội nghị Bretton Woods để thành lập Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế nhằm ngăn chặn những mất cân bằng kinh tế dẫn đến Đại suy thoái.
Video đang HOT
Ngày nay, những mất cân bằng một lần nữa đ.e dọ.a sự hòa hợp toàn cầu. Thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc đang gây ra phản ứng dữ dội. Mỹ cho rằng những thặng dư này là do Trung Quốc kiềm chế tiêu dùng trong khi trợ cấp cho sản xuất và xuất khẩu, gây thiệt hại cho các đối tác thương mại. Và họ muốn IMF nói rõ điều này.
Tuy nhiên, IMF lại đi theo con đường trung lập hơn. Họ đã hối thúc Bắc Kinh thay đổi mô hình kinh tế trong khi giảm nhẹ tác động tiêu cực từ mô hình đó đối với thế giới.
Hàng thập kỷ trước, các nhà lãnh đạo Mỹ nghĩ rằng việc đưa Trung Quốc vào các tổ chức kinh tế như IMF và Tổ chức Thương mại Thế giới sẽ khiến Bắc Kinh trở nên định hướng thị trường hơn và thế giới sẽ ổn định hơn. Giờ đây, họ lại nghĩ ngược lại. Trung Quốc đã khẳng định mạnh mẽ mô hình kinh tế của mình nhưng nhiều người ở phương Tây coi là không tương thích với mô hình của họ.
IMF, tổ chức kinh tế quốc tế có ảnh hưởng nhất thế giới, đang bị chia rẽ giữa những tầm nhìn không thể hòa giải về nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đăc cử vào tháng tới.
Ông Trump đã ưu tiên giảm thâm hụt thương mại, đặc biệt là với Trung Quốc, thông qua thuế quan, một cách tiếp cận mà IMF đã chỉ trích. Nhiều cố vấn của ông Trump rất nghi ngờ cả Bắc Kinh lẫn các tổ chức quốc tế. Dự án 2025, một chương trình cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump mà nhiều cố vấn của ông tham gia thiết lập, đã đề xuất Mỹ nên rời khỏi IMF, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy ông Trump đồng ý với điều này.
Mỹ đã cảm thấy không hài lòng về sự gia tăng thặng dư thương mại của Trung Quốc kể từ khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, dẫn đến việc mất việc làm trong ngành công nghiệp Mỹ trong cái gọi là “Cú sốc từ Trung Quốc”. Các quốc gia khác hiện đang lo ngại về một dòng chảy ngày càng tăng của hàng hóa sản xuất giá rẻ, được gọi là “Cú sốc từ Trung Quốc 2.0″.
Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã phát biểu tại Viện Brookings rằng Trung Quốc “đang sản xuất nhiều hơn nhu cầu trong nước, bán phá giá ra thị trường toàn cầu với mức giá thấp một cách giả tạo”.
Nhưng trong một báo cáo vào tháng trước, các nhân viên IMF đã điều tra thâm hụt của Mỹ và thặng dư của Trung Quốc và thấy có rất ít mối liên hệ.
Thâm hụt của Mỹ phản ánh chi tiêu mạnh mẽ từ chính phủ và hộ gia đình trong khi thặng dư của Trung Quốc là kết quả từ thị trường bất động sản suy yếu và niềm tin nội địa giảm sút. Các vấn đề “chủ yếu đến từ nội địa”, báo cáo viết.
Trong một lời chỉ trích ngầm đối với Mỹ, báo cáo nêu rõ: “Những lo ngại rằng thặng dư bên ngoài của Trung Quốc là kết quả từ các chính sách công nghiệp phản ánh một cái nhìn chưa đầy đủ”.
Quan điểm ôn hòa về thặng dư thương mại của Trung Quốc đã nhận được nhiều chỉ trích. Brad Setser, một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ hiện làm việc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho biết IMF đã dựa vào dữ liệu làm giảm nhẹ mức độ thặng dư. Chuyên gia Setser cũng chỉ trích lời khuyên của IMF dành cho Bắc Kinh về việc để lãi suất và tỷ giá hối đoái giảm trong khi siết chặt chính sách tài khóa. Điều này sẽ làm suy yếu nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu và do đó mở rộng thặng dư thương mại.
Về phần mình, Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, cho rằng IMF đã liên tục hối thúc Trung Quốc tăng cường tiêu dùng hộ gia đình. Điều này được xem là cách để giúp cân bằng lại nền kinh tế và giảm thặng dư thương mại.
Mặc dù IMF lên tiếng với thẩm quyền và độ tin cậy cao, nhiều quốc gia lớn có thể sẽ không cần phải vay tiề.n từ tổ chức này, dẫn đến việc họ có thể bỏ qua những khuyến nghị từ IMF. Tuy nhiên, khi IMF phát biểu, ý kiến của họ có thể gây ra tác động lớn đến các quốc gia khác.
Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới
Ngày 24/10, tại buổi họp báo về triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Quỹ Tiề.n tệ quốc tế (IMF) đã đán.h giá nền kinh tế khu vực vẫn là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới và nâng mức dự báo tăng trưởng của khu vực trong năm 2024 và năm 2025.
Cảng hàng hóa Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Krishna Srinivasan, Giám đốc phụ trách châu Á - Thái Bình Dương của IMF, đán.h giá châu Á vẫn là động lực tăng trưởng của thế giới, đóng góp đến 60% cho tăng trưởng toàn cầu.
Trong nửa đầu năm 2024, nền kinh tế châu Á đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến và IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng của khu vực lên 4,6% trong năm 2024 và 4,4% cho năm 2025.
Trong tương lai, IMF kỳ vọng nhu cầu nội địa ở khu vực châu Á sẽ gia tăng trước các khu vực khác, sau những tác động của các đợt thắt chặt tiề.n tệ trong quá khứ. Cơ quan này cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ và Trung Quốc sẽ vẫn vững chắc, mặc dù hai nền kinh tế này sẽ tăng trưởng chậm lại phần nào vào năm 2025. Đối với các thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, IMF kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ và rộng khắp.
Về lạm phát, ông Krishna Srinivasan đán.h giá các nước ở châu Á đã đưa lạm phát về mức thấp và ổn định nhanh hơn các khu vực khác. Điều này đồng nghĩa với việc hầu hết các ngân trung ương châu Á hiện có thể cắt giảm lãi suất, nhất là trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiề.n tệ. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ, nhất là Australia và New Zealand, nơi áp lực tiề.n lương đã khiến lạm phát dịch vụ tăng cao.
Tuy nhiên, Giám đốc phụ trách châu Á - Thái Bình Dương của IMF lưu ý các điều kiện bên ngoài của nền kinh tế châu Á vẫn khắc nghiệt và các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia trong khu vực đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Các rủi ro đối với triển vọng kinh tế khu vực đang gia tăng, ví dụ như có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu có thể suy yếu, yếu tố sẽ tác động không tốt đối với châu Á vốn phụ thuộc vào xuất khẩu. Nhu cầu nội địa Trung Quốc yếu cũng tiếp tục ảnh hưởng nhiều hơn đến khu vực.
Ngoài ra, các quốc gia trên toàn cầu tiếp tục triển khai nhiều hơn các rào cản thương mại, buộc các luồng thương mại phải điều chỉnh, khiến chi phí gia tăng. Theo ông Krishna Srinivasan, điều này sẽ khiến tăng trưởng toàn cầu chậm lại, và châu Á sẽ bị ảnh hưởng lớn do sự liên kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Để ứng phó với những rủi ro gia tăng về môi trường thương mại, IMF khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách châu Á nên tập trung vào chính sách tiề.n tệ và tài khóa, đảm bảo xây dựng được vùng đệm chống lại rủi ro giảm phát, đồng thời bảo toàn nhu cầu để giải quyết các thách thức dài hạn như biến đổi khí hậu và già hóa dân số. Báo cáo về triển vọng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương của IMF dự kiến sẽ được công bố vào ngày 1/11 tại Tokyo, Nhật Bản.
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhanh hơn dự kiến Xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhanh hơn nhiều so với dự kiến trong tháng 5/2024 nhưng nhập khẩu lại chậm lại. Hàng hóa được xếp tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Số liệu chính thức vừa công bố cho thấy một bằng chứng nữa về sự phục hồi không đồng đều của nền kinh tế số...