Mỹ và hơn 20 quốc gia ‘thân thiện’ diễn tập tăng cường an ninh biên giới
4.000 binh sĩ từ Jordan, Mỹ và hơn 20 quốc gia “thân thiện” đang tham gia cuộc diễn tập quân sự kéo dài 11 ngày.
Các binh sĩ tham gia cuộc tập trận chung Mỹ – Jordan mang tên “Eager Lion” tại vùng Vịnh Aqaba, Jordan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, truyền thông khu vực ngày 4/9 dẫn thông báo của Các lực lượng vũ trang Jordan cho biết, nước này và Mỹ cùng một số lực lượng đồng minh đã bắt đầu cuộc tập trận chung tăng cường an ninh biên giới, trong khi Jordan đang nỗ lực tăng cường phòng thủ ở khu vực biên giới để đối phó với nạn buôn lậu captagon, một loại ma túy tổng hợp, từ Syria.
Cuộc tập trận mang tên “Eager Lion” được tổ chức ngày 4/9 khi một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đến thăm thủ đô Amman của Jordan để thảo luận chi tiết về gói viện trợ trị giá 1,45 tỷ USD/năm mà Mỹ dành cho quốc gia Trung Đông này.
Người phát ngôn quân đội Jordan, ông Mustafa Al Hiyari, cho biết 4.000 binh sĩ từ Jordan, Mỹ và hơn 20 quốc gia “thân thiện” đang tham gia cuộc diễn tập quân sự kéo dài 11 ngày. Theo ông Al Hiyari, việc đảm bảo an ninh biên giới đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các liên minh. Jordan và Mỹ đã ký hiệp ước quân sự vào năm ngoái, theo đó Jordan cam kết sẽ cung cấp hỗ trợ về hậu cần và các hỗ trợ khác cho 3.000 binh sĩ Mỹ hiện đang đồn trú tại nước này.
Video đang HOT
Theo các quan chức an ninh Arab, các hoạt động buôn lậu trị giá hàng tỷ USD mỗi năm, chủ yếu bắt nguồn từ các khu vực do Chính phủ nắm giữ ở Syria, Jordan và bán đảo Arab, đã mang lại nguồn tài chính chủ chốt cho lực lượng Hezbollah ở Liban. Tuy nhiên, Hezbollah phủ nhận có liên quan đến hoạt động buôn bán ma túy. Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Hassan Muhammad Daqou, người được cho là nhân vật chủ chốt trong các mạng lưới buôn lậu ma túy trong khu vực, với cáo buộc hợp tác với Hezbollah.
Bà Liz Allen, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ, đã tới Amman vào cuối tuần này để gặp gỡ Ngoại trưởng Jordan Ayman Al Safadi. Theo Bộ Ngoại giao Jordan, bà Allen và ông Al Safadi đã thảo luận về gói viện trợ trị giá 10,15 tỷ USD trong 7 năm do Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố sau khi ông gặp Quốc vương Jordan Abdullah ở Washington vào tháng 7/2022.
Mỹ đã cung cấp 20 tỷ USD viện trợ cho Jordan kể từ năm 1951, trong đó một phần đáng kể được chi cho quân đội Jordan. Kể từ khi cuộc xung đột Syria nổ ra vào năm 2011, Mỹ cũng đã viện trợ ít nhất 1,7 tỷ USD cho người tị nạn Syria tại Jordan.
Mỹ tham gia tập trận gần biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ với Trung Quốc
Cuộc diễn tập như một phần của chương trình tập trận chung thường niên lần thứ 18 được gọi là "Yudh Abhyas" - hay "Thực hành chiến tranh".
Quân đội Mỹ và Ấn Độ sẽ tổ chức các cuộc tập trận ở Auli thuộc bang Uttarakhand, Ấn Độ vào giữa tháng 10. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, Mỹ sẽ tham gia một cuộc tập trận chung với Ấn Độ, cách biên giới tranh chấp của quốc gia Nam Á này với Trung Quốc gần 100 km.
Cuộc tập trận sẽ được tổ chức vào giữa tháng 10 tới ở độ cao 3.000 m thuộc khu vực Auli trên dãy núi Himalaya, bang Uttarakhand của Ấn Độ.
Auli cách "Ranh giới Kiểm soát Thực tế" (LAC) khoảng 95 km, một vùng đất giáp biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Khi được hỏi về các cuộc tập trận chung, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ nói với CNN rằng quan hệ đối tác với Ấn Độ là "một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở".
Người phát ngôn trên nêu rõ: "Một yếu tố quan trọng của nỗ lực rộng lớn này bao gồm các cuộc tập trận, huấn luyện và 'Yudh Abhyas' là một trong những cuộc tập trận song phương thường niên được thiết kế để cải thiện khả năng tương tác cũng như nâng cao năng lực của hai bên để giải quyết một loạt các thách thức an ninh khu vực".
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở nên căng thẳng kể từ cuộc đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ hai bên dãy Himalaya vào tháng 6/2020 khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.
Căng thẳng càng gia tăng gần đây khi Trung Quốc xây dựng một cây cầu bắc qua hồ Pangong Tso nằm dọc biên giới - một động thái bị chính phủ Ấn Độ lên án là "chiếm đóng bất hợp pháp".
Trong chuyến thăm Ấn Độ năm nay, Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ Charles Flynn mô tả hoạt động xây dựng quân sự của Trung Quốc gần biên giới tranh chấp là "đáng báo động".
Mặc dù căng thẳng gần đây đã giảm bớt, nhưng cả hai bên vẫn duy trì sự hiện diện quân đội lớn ở khu vực biên giới, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm tiềm ẩn trong trường hợp xảy ra các cuộc đụng độ bất ngờ.
Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí 'sớm' nối lại đàm phán quân sự về biên giới Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, sau một tháng đàm phán ngưng trệ liên quan đến tình hình căng thẳng ở Đường kiểm soát thực tế (LAC), các nhà ngoại giao Ấn Độ và Trung Quốc ngày 18/11 đã quyết định sẽ "sớm" nối lại quá trình đàm phán biên giới giữa các chỉ huy quân sự. Binh sĩ Ấn Độ gác...