Mỹ và EU “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong quan hệ với Israel
Trong khi Mỹ bày tỏ sự ủng hộ với chính phủ mới của Israel thì EU lại đưa ra cảnh báo cứng rắn, xem xét các biện pháp trừng phạt.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay (13/5) có chuyến thăm Israel nhằm khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với chính phủ mới của Israel, trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm sáp nhập một số khu vực tại Bờ Tây. Liên minh châu Âu cũng ngay lập tức cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế, nếu Israel phá vỡ luật quốc tế khi đơn phương tuyên bố chủ quyền trên vùng đất nước này chiếm đóng ở Bờ Tây.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Thủ tướng Israel Netanyahu trong một cuộc gặp năm 2019. (Nguồn: AFP).
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra một ngày trước lễ tuyên thệ nhậm chức của chính phủ đoàn kết mới tại Israel. Phát biểu tại cuộc gặp với Thủ tướng Israel Netanyahu tại Jerusalem, ông Pompeo đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong việc đối phó với dịch Covid-19, các mối đe dọa từ Iran, cũng như Kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ.
Video đang HOT
“Israel là một đối tác lớn và hai bên cùng nhau chia sẻ thông tin. Chúng ta cũng sẽ có cơ hội để thảo luận về sứ mệnh vì hòa bình. Kể từ khi Tổng thống Trump tuyên bố Tầm nhìn Hòa bình Trung Đông, vẫn còn nhiều việc chưa làm được và chúng ta cần phải thúc đẩy các bước tiến này”, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ lần này được dư luận quan tâm khi ngay trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ, Israel đã cấp phép xây dựng 7.000 nhà định cư mới ở khu Bờ Tây.
Theo một số nguồn tin, kế hoạch sáp nhập một số khu vực ở Bờ Tây của Mỹ có thể sẽ bắt đầu được thực hiện sau ngày 1/7. Bày tỏ rõ lập trường quan điểm liên quan đến kế hoạch sáp nhập một số khu vực ở Bờ Tây của Israel trước thềm chuyến thăm, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh, đây là quyền quyết định của Israel.
Trước khả năng Israel sáp nhập một phần tại khu vực Bờ Tây chiếm đóng, chính quyền Palestin đã mời đại diện các nhóm phong trào Hồi giáo Hamas và Jihad tham dự một cuộc họp trong tuần này để thảo luận biện pháp đối phó. Không chỉ vấp phải sự phản đối của Palestin, kế hoạch sáp nhập của Israel cũng đối mặt với sự chỉ trích gay gắt của gần như toàn bộ cộng đồng quốc tế, bao gồm các đồng minh châu Âu của Mỹ và các đối tác Arab quan trọng.
Các nước Liên minh châu Âu bao gồm Pháp, Ireland, Bỉ đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu Israel đơn phương tuyên bố chủ quyền trên vùng đất nước này chiếm đóng ở Bờ Tây. Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách đối ngoại Josep Borrell trước đó cảnh báo kế hoạch sáp nhập của Israel cũng như phản đối kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ.
“Tầm nhìn hòa bình Trung Đông của Mỹ rõ ràng là thách thức đối với các mục tiêu đã được quốc tế ủng hộ. Các bước đi này sẽ khiến tiến trình đàm phán hòa bình lâm vào bế tắc. Tôi đã đề cập quan điểm này với phía Mỹ rằng cần phải xem xét liệu kế hoạch này của Mỹ có tạo ra bất cứ cơ sở nào để thúc đẩy những bước tiến hay không”, ông Josep Borrell nói.
Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu dự kiến có cuộc họp vào ngày 17/5 để thảo luận vấn đề này. Anh hôm qua (12/5) cũng tuyên bố không ủng hộ kế hoạch sáp nhập các khu vực bờ Tây của Israel, vì điều này sẽ khiến mục tiêu thúc đẩy giải pháp hai nhà nước trở nên khó khăn hơn.
Với việc Liên minh châu Âu là đối tác thương mại hàng đầu của Israel và Israel cũng nhận được nhiều ưu đãi thương mại với khối thương mại lớn nhất thế giới này, các biện pháp trừng phạt kinh tế, nếu được áp dụng, sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Israel./.
Quốc hội Israel thông qua dự luật thành lập chính phủ mới
Phiên họp cuối cùng vào ngày hôm nay (7/5) của Quốc hội, Israel đã cho phép chính phủ mới tuyên thệ vào tuần tới.
Sáng 7/5, quốc hội Israel đã thông qua hai dự luật cần thiết cho việc thành lập một chính phủ mới với đa số phiếu. Cuộc họp cũng thông qua các sửa đổi bổ sung để Thủ tướng Benjamin Netanyahu có thể thành lập chính phủ trước hạn chót vào ngày 7/5, tránh việc phải tổ chức một cuộc bầu cử lần thứ 4.
Thủ tướng Israel tham dự cuộc họp quốc hội. Ảnh Jpost.
Luật được thông qua sẽ cho phép ông Netanyahu của đảng Likud giữ chức thủ tướng trong một năm rưỡi, nửa thời gian còn lại chức thủ tướng sẽ do ông Gantz của đảng Xanh Trắng giữ. Luật vừa sửa đổi cũng hủy bỏ việc giới hạn số lượng bộ trưởng có thể được bổ nhiệm.
Với việc sẽ tiếp tục là Thủ tướng, ông Netanyahu tránh được việc bị tòa án truy tố vì các cáo buộc liên quan tới tham nhũng và lạm dụng tín nhiệm, đồng thời kết thúc hơn một năm khủng hoảng chính trị ở nước này.
Israel tìm ra kháng thể đủ sức tiêu diệt virus corona, tiến tới sản xuất hàng loạt Israel tuyên bố đã đạt được bước đột phá khi phân lập được một loại kháng thể có thể tiêu diệt virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) và sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt. Viện nghiên cứu sinh học Israel (IIBR) hôm 4/5 cho biết, họ đã hoàn thành giai đoạn phát triển một loại kháng thể...