Mỹ và EU ‘bỏ rơi’ Ukraine vì tầm quan trọng của Nga
Theo phóng viên chính trị Mỹ Brian Whitmore, sau khi kích động xung đột, đưa đất nước Ukraine vào cuộc nội chiến và khiến nền kinh tế nước này sụp đổ, phương Tây đã nhận ra rằng Ukraine không đáng giá, ít nhất là không quan trọng bằng việc thiết lập một mối quan hệ về chính trị với Nga.
Theo tạp chí Atlantic, Mỹ và Liên minh châu Âu đang “bán rẻ” Ukraine cho Nga để đổi lấy sự hỗ trợ từ điện Kremlin trong vấn đề thỏa thuận hạt nhân với Iran, đồng thời tìm kiếm sự đồng thuận của Nga trong việc lật đổ lãnh đạo Syria Bashar al-Assad.
Theo phóng viên Brian Whitmore, trong nhiều tuần qua, Mỹ và châu Âu đang bận rộn trong việc tìm kiếm một thỏa thuận chính trị với Tổng thống Vladimir Putin.
Bài báo viết: “Mỹ và châu Âu có thể từ bỏ Ukraine dể đổi lấy sự hỗ trợ của Nga trong việc đảm bảo một thỏa thuận ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran. Ngoài ra, Washington cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga trong việc giải quyết vấn đề kiềm chế, ra lệnh và thương lượng với lãnh đạo Syria Bashar al-Assad.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. (Ảnh: Sputnik)
Whitmore phỏng đoán rằng cuộc thương lượng bí mật giữa các cường quốc đã bắt đầu diễn ra từ khi chính phủ Mỹ ca ngợi vai trò của Moscow trong thỏa thuận hạt nhân Iran.
Sau đó, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland đã đến Kiev và thuyết phục các nghị sĩ Ukraine thay đổi hiến pháp để chứng nhận vị thế đặc biệt của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk. Đây là điều mà Kiev từ lâu đã phản đối. Luận điểm cuối cùng được phóng viên chính trị này chỉ ra là sự kiện hồi tháng 5. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Sochi để đối thoại với Tổng thống Putin về Iran, Syria và Ukraine. Trong suốt cuộc đàm phán song phương, hai nước được cho là đã đạt được các thỏa thuận.
An Miên
Theo_PLO
Tham vọng "nuốt trọn" Biển Đông của Trung Quốc đã bị bóc trần
Toan tính của Trung Quốc trên Biển Đông là mở rộng hơn nữa căn cứ quân sự về phía Nam, tiến tới giành quyền kiểm soát tất cả.
Ngày 18/6 vừa qua tại thủ đô Moscow, Nga diễn ra Hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề "An ninh và Hợp tác ở Biển Đông: Những vấn đề cấp bách và giải quyết xung đột".
Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học quốc tế, chính giới, báo chí sở tại và có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh xung đột ở Biển Đông tiếp tục diễn biến căng thẳng.
Video đang HOT
Không khí của Hội thảo diễn ra sôi động và thể hiện tính chất cấp thiết, tầm quan trọng của chủ đề cũng như nội dung tham luận ngay trong phát biểu của lãnh đạo đơn vị tổ chức cũng như đại diện của chính quyền Nga.
Toàn cảnh hội thảo
Tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là không thể chấp nhận
Khai mạc hội thảo, Giáo sư D. Mosyakov - Quyền Giám đốc Viện Phương Đông học - Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định, ngoài những nhân tố bên ngoài, chính sách của Trung Quốc là một trong những nhân tố bên trong gây ra căng thẳng trên Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với 80% diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố này của Trung Quốc không được bất cứ một quốc gia nào trên thế giới công nhận.
Hơn nữa, hoạt động cải tạo, xây dựng và bồi đắp các đảo mới đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí, gây ra phản ứng của các nước láng giềng, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Giáo sư D. Mosyakov nhấn mạnh, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận đã đạt được.
Phát biểu tại hội thảo Phó Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) Nicolai Levichev nhận định, xung đột tại Biển Đông vẫn là một trong những nguy cơ gây căng thẳng trong khu vực và những sự kiện gần đây cho thấy bất kỳ một bước đi thiếu thận trọng, bất kỳ một sự phá vỡ cân bằng đều có thể trở thành "mồi lửa làm bùng lên đám cháy".
Do đó, việc thờ ơ đứng ngoài sự kiện khi khu vực này có nguy cơ biến thành điểm nóng trên thế giới là không thể, thậm chí là tội ác.
Nước Nga là đối tác của các nước trong khu vực, là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế không thể để xảy ra các hành động chiến tranh trong khu vực này.
Các đại biểu thảo luận tại một phiên hội thảo
Đề cập chính sách hướng Đông của Nga, Phó Chủ tịch Hạ viện Levichev cho biết: "Năm gần đây đã khẳng định ý nghĩa chiến lược của hướng Đông trong chính sách đối ngoại của Nga. Nước Nga đang tích cực thúc đẩy việc hình thành một cấu trúc an ninh mới và phát triển bền vững ở châu Á-Thái Bình Dương, được dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng luật pháp quốc tế, an ninh, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực".
Việc Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông có thể khiến xung đột bùng phát
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, đại diện chính quyền và các bộ ngành, đặc biệt là sự góp mặt của gần 10 chuyên gia hàng đầu thế giới về vấn đề Biển Đông đến từ các nước như Mỹ, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore... đã trao đổi một cách nghiêm túc, thẳng thắn và khách quan trước các vấn đề hóc búa liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Trong phiên thứ nhất với chủ đề "Các sự kiện ở Biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị đương đại", các học giả như ông Ian Storey - chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore; ông Daniel Sheffer, cựu tướng quân đội, thành viên Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp "Asie 21"; ông Kanaev E.B. - Giáo sư Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế (IMEMO); ông Terekhov V.F. - chuyên gia độc lập đã đề cập một loạt các vấn đề lớn như: Các dự án cải tạo của Trung Quốc tại Biển Đông và tác động của những hành động này đối với tình hình khu vực; tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông đối với thương mại thế giới; những mâu thuẫn trong tam giác Mỹ - Trung Quốc - Nhật Bản và tác động đến Biển Đông.
Tiến sĩ Ian Storey
Trong phiên thứ hai: "Các sự kiện ở Biển Đông, những mối đe dọa quân sự hóa khu vực và chạy đua vũ trang" có các bài phát biểu của ông Bronson Percival - Cố vấn cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chiến lược Hải quân Mỹ; ông Richard Bitzinger đến từ Đại học Nanyang, Singapore, thành viên cao cấp và Điều phối viên Chương trình biến đổi quân sự, Viện nghiên cứu quốc tế S. Rajaranam, Singapore; Giáo sư Mosyakov D.V. - Quyền Giám đốc Viện Đông phương.
Trọng tâm các bài phát biểu trong phiên này là sự leo thang xung đột ở Biển Đông và các mối đe dọa quân sự hóa khu vực. Các nhà khoa học đặc biệt nhấn mạnh, việc Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo đang làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn đang tồn tại và đe dọa biến Biển Đông thành "điểm nóng trên thế giới".
Trong phiên này, các bài phát biểu tập trung phân tích về các vấn đề tổng quát như đánh giá về tình hình Biển Đông dưới quan điểm của cuộc đối đầu Trung-Mỹ; tầm quan trọng của cuộc xung đột trong chiến lược chính sách đối ngoại của Mỹ; những vấn đề cơ bản của an ninh khu vực sườn phía Nam trong vòng cung bất ổn Đông Á.
Bên cạnh đó, các bài phát biểu cũng phân tích lập trường của Trung Quốc đối với Philippines, quan hệ của Trung Quốc với Tòa Trọng tài Quốc tế từ quan điểm của luật pháp quốc tế, cũng như những tiến triển trong các tranh chấp pháp lý giữa Trung Quốc và Philippines tại Biển Đông.
Trong phần thứ tư: "Biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại và triển vọng đối với hòa bình và ổn định trong khu vực Đông Nam Á" có các bài phát biểu của ông Ghosh P.K. - nhà nghiên cứu cao cấp của Quỹ Nghiên cứu cho các nhà quan sát, thành viên Hội đồng hợp tác Ấn Độ - châu Á Thái Bình Dương về an ninh, cựu đồng Chủ tịch nhóm nghiên cứu quốc tế về an ninh hàng hải; ông Roberto Tofane - nhà báo, nhà phân tích chính trị về Đông Nam Á của Italy; bà Koldunova E.V. - Phó Giáo sư, Phó Trưởng khoa chính trị học, MGIMO; ông Svetov A.P. - chuyên viên quan hệ báo chí và các tổ chức phi chính phủ, Hội đồng Đối ngoại Nga.
Các học giả tập trung vào việc tìm kiếm và kiến nghị các giải pháp cho cuộc khủng hoảng, làm giảm căng thẳng và giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông; đưa ra các giải pháp chính để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản; vai trò của ASEAN trong việc tìm kiếm các con đường tiến đến ổn định và an ninh khu vực; những thay đổi tình hình tại Biển Đông trong lĩnh vực an ninh và hợp tác giai đoạn 2013 - 2015 cũng như tầm quan trọng của Biển Đông trong mối quan hệ Việt - Mỹ.
Tại hội thảo này, qua 4 phiên thảo luận với quan điểm độc lập của các chuyên gia đến từ các nước không trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, các ý kiến đều thống nhất đánh giá tranh chấp ở Biển Đông là một trong các vấn đề phức tạp và cấp bách trong quan hệ quốc tế hiện nay.
Tham vọng "nuốt trọn" Biển Đông của Trung Quốc bị bóc trần
Xung đột và nguồn gốc của xung đột ở Biển Đông đã được xem xét ở các góc độ khác nhau, song đều khẳng định đây là một phần trong chính sách của Trung Quốc để thiết lập ảnh hưởng của mình tại Biển Đông; là khu vực đối đầu nguy hiểm của Trung Quốc và Mỹ...
Các ý kiến cũng khẳng định rằng, cuộc xung đột trong khu vực này đã thay đổi tính chất ban đầu của nó. Phân tích các diễn biến gần đây ở Biển Đông, một số học giả đã chỉ ra rằng, Trung Quốc đang dự định hạn chế sự tự do hàng hải, đặc biệt là tàu quân sự của các cường quốc không chỉ ở những vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của mình mà còn đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Một số học giả cũng chỉ ra rằng, việc xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông là một bước đi có tính toán nhằm làm thay đổi nguyên trạng cuộc xung đột đã kéo dài trong khu vực.
Mục đích trong các hành động của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) là để mở rộng hơn nữa các căn cứ Không quân, Hải quân của mình về phía Nam, tiến tới giành quyền kiểm soát tất cả vùng nước của Biển Đông.
Các hành động này đã làm thay đổi hiện trạng địa lý, gây ra sự phản ứng của các nước láng giềng, làm trầm trọng thêm căng thẳng ở Biển Đông, đe dọa đến hòa bình và an ninh trong khu vực.
Đa số các học giả trình bày tham luận và trong phần trao đổi quan điểm đều lên án các hành động của Trung Quốc với các lập luận khác nhau.
Từ quan điểm luật pháp quốc tế, các học giả cho rằng yêu sách chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung Quốc là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế và không thể được sử dụng làm cơ sở xác định ranh giới biển của Trung Quốc trong vùng biển này.
Từ quan điểm an ninh quốc tế, các học giả cho rằng, hành động của Trung Quốc chỉ mang lại các mối đe dọa của các cuộc xung đột quy mô lớn, thậm chí có thể nhanh chóng chuyển thành cuộc xung đột toàn cầu như cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ.
Các học giả tham gia Hội thảo đã chỉ trích cách tiếp cận của Trung Quốc về việc không tính đến các lợi ích hợp pháp của các nước láng giềng, nhất là Việt Nam và Philippines. Bên cạnh đó, các học giả cũng chỉ ra rằng, với sức mạnh ngày càng tăng và sự cứng rắn trong thực hiện chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không chỉ đe dọa an ninh của các nước Đông Nam Á mà còn đặt các nước này vào tình thế khó xử nghiêm trọng trong quan hệ về kinh tế, ngoại giao.
Đây có thể là cách để cải thiện mối quan hệ tin cậy và láng giềng tốt; Trong quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp trước mắt cần ngăn chặn không để xung đột lan rộng và leo thang. Khi nguy cơ xung đột được kiểm soát, tiến tới khôi phục bầu không khí tin cậy và hợp tác để đạt được mục tiêu giải quyết hoàn toàn các xung đột.
Hội thảo tổng hợp những đánh giá, khuyến nghị mà các học giả quốc tế đặt ra để sớm tìm kiếm được giải pháp giảm thiểu căng thẳng và giải quyết mâu thuẫn hiện tại, hướng tới giải quyết tranh chấp chủ quyền trong tương lai./.
Đoan Hải
Theo_VOV
Nga - Italy: Ủng hộ Thỏa thuận Minsk giải quyết vấn đề Ukraine Tại cuộc gặp ngày 10/6, Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Italy Renzi đã nhất trí về tầm quan trọng của thỏa thuận Minsk, đó là cơ sở giải quyết xung đột Ukraine. Cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo Nga-Italy diễn ra trong bối cảnh xung đột leo thang tuần trước tại miền Đông Ukraine sau nhiều tháng tình hình tạm...