Mỹ và đồng minh tìm cách tăng cường hệ thống phòng không cho Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Washington và các đồng minh có ý định thực hiện các bước đi mới nhằm tăng cường năng lực phòng không của Ukraine.
Đơn vị pháo binh quân đội Mỹ sử dụng hệ thống phòng không Stinger trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở Taechon, bờ biển phía Tây Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
“Tuần này, tôi sẽ chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các nhà lãnh đạo NATO đến Washington D.C., Tôi sẽ gặp Tổng thống Zelensky để làm rõ rằng sự ủng hộ của chúng tôi đối với Ukraine là không thể lay chuyển. Cùng với các đồng minh, chúng tôi sẽ công bố các biện pháp mới để tăng cường năng lực phòng không của Ukraine”, cơ quan báo chí Nhà Trắng dẫn lời ông Biden cho biết.
Theo Tổng thống Mỹ, điều quan trọng là thế giới tiếp tục sát cánh cùng Ukraine.
Tuyên bố của ông Biden được đưa ra sau cuộc tập kích của Nga vào Ukraine hôm 8/7. Trước đó , Bộ Quốc phòng Nga đưa tin để đáp trả các nỗ lực tấn công các cơ sở năng lượng trên lãnh thổ nước này, lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành một cuộc tấn công có độ chính xác cao vào các cơ sở công nghiệp quân sự và căn cứ không quân của lực lượng vũ trang Ukraine. Các mục tiêu của cuộc tấn công đã đạt được. Bộ này cũng cho biết tuyên bố của Ukraine rằng lực lượng của Moskva đã tấn công tên lửa vào các mục tiêu dân sự ở Kiev là sai sự thật.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định những bức ảnh và đoạn video do Kiev công bố cho thấy cảnh đổ nát là do hậu quả của tên lửa phòng không Ukraine, được phóng từ hệ thống tên lửa phòng không thành phố, rơi xuống.
Bộ cũng chỉ ra mối liên quan của những cáo buộc tương tự với hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, chỉ trích Kiev hành động khiêu khích để đảm bảo có thêm nguồn tài trợ.
Vụ tấn công của Nga xảy ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO từ ngày 9/7 đến 11/7 tại Washington. Một trong những chủ đề quan trọng của hội nghị là cuộc xung đột ở Ukraine.
Về phần mình, Tổng thống Zelensky đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh phương Tây tăng cường hỗ trợ hệ thống phòng không cho Kiev, cho rằng sự gián đoạn trong hỗ trợ của Mỹ đã khiến Ukraine gặp khó khăn trên thực địa trong cuộc xung đột với Nga.
Nga nhiều lần lên tiếng phản đối phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev từng nhấn mạnh việc phương Tây tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine “không dẫn tới điều gì khác ngoài ngõ cụt”.
Nga cảnh báo Israel về việc chuyển tên lửa Patriot cho Ukraine
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc cho biết việc chuyển giao hệ thống tên lửa Patriot của Israel cho Ukraine có thể phản tác dụng.
Hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh RT (Nga), Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia đã cảnh báo rằng Israel phải sẵn sàng đối mặt với hậu quả nếu nước này tiếp tục thực hiện kế hoạch cung cấp hệ thống phòng không do Mỹ sản xuất cho Ukraine.
Mỹ, Israel và Ukraine đang thảo luận về việc chuyển giao tới 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cũ của Israel cho Kiev, tờ Financial Times đưa tin vào tuần trước. Điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Israel và Nga, ông Nebenzia cảnh báo, khi Moskva đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Nhà ngoại giao Nga nêu rõ: "Tôi tin rằng điều này chắc chắn có thể gây ra những hậu quả chính trị nhất định. Những vũ khí này, bất kể chúng được gửi đến từ nước nào đến Ukraine, cuối cùng cũng sẽ bị phá hủy, giống như các vũ khí khác của phương Tây và Mỹ. Điều đó là hiển nhiên".
Vào tháng 4 vừa qua, Israel đã công bố kế hoạch loại khỏi biên chế các khẩu đội Patriot M901 (PAC-2), vốn đã hơn 30 năm phục vụ, và thay thế chúng bằng các hệ thống phòng không tiên tiến hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa được đưa ra khỏi biên chế vì lo ngại rằng căng thẳng gia tăng với Hezbollah ở Liban có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện.
Thông tin mới nhất từ tờ Financial Times nói rằng thỏa thuận vẫn chưa được hoàn tất này có thể chứng kiến tên lửa Patriot của Israel trước tiên được gửi đến Mỹ, sau đó sẽ được cung cấp cho Ukraine, quốc gia đang thiếu hụt hệ thống phòng không.
Trong suốt cuộc xung đột Nga - Ukraine, Israel chỉ cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine, không gửi bất kỳ vũ khí nào. Một năm trước, Tel Aviv đã bác bỏ yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về chuyển giao hệ thống phòng không Vòm Sắt (Iron Dome) của Israel.
Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc đưa vũ khí nước ngoài tới Ukraine sẽ không ngăn cản Moskva đạt được các mục tiêu quân sự của mình mà chỉ kéo dài cuộc giao tranh và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.
Phương Tây lo ngại sau khi Ukraine tấn công hệ thống radar hạt nhân Nga Một cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái của Ukraine mới đây vào cơ sở radar của Nga làm nhiệm vụ theo dõi tên lửa hạt nhân đã khiến một số nhà phân tích quân sự và chính trị ở phương Tây lo ngại. Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 23/5 cho thấy cơ sở radar của Nga bị hư...