Mỹ và đồng minh thất bại trong ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ
Mặc dù Mỹ và EU đã thành lập liên minh hải quân để ngăn chặn, nhưng các cuộc tấn công từ lực lượng Houthi vẫn tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng, đặt ra câu hỏi về hiệu quả và chiến lược của các chiến dịch quân sự này.
Lửa bốc cháy dữ dội trên tàu chở dầu Sounion ở Biển Đỏ, sau khi bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo tờ The National News (UAE) ngày 5/9, trong suốt 10 tháng qua, các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Biển Đỏ đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tuyến đường vận chuyển quốc tế quan trọng, nơi trung chuyển khoảng 1.000 tỷ USD hàng hóa mỗi năm. Mặc dù hai liên minh hải quân do Mỹ và EU dẫn đầu đã nỗ lực duy trì an ninh, nhưng họ vẫn chưa thể ngăn chặn hoàn toàn các cuộc tấn công từ lực lượng này, gây ra nhiều tranh cãi về hiệu quả của các chiến dịch.
Hai lực lượng hải quân quốc tế hiện diện ở Biển Đỏ có nhiệm vụ khác nhau: một lực lượng do EU dẫn đầu nhằm ngăn chặn tên lửa và thiết bị bay không người lái ( UAV) của Houthi tấn công tàu thuyền, trong khi lực lượng còn lại do Mỹ và Anh chỉ huy tập trung tấn công các vị trí của Houthi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Salvatore Mercogliano, chuyên gia về vận tải quân sự và thương mại tại Đại học Campbell, Bắc Carolina, những nỗ lực này vẫn chưa đủ mạnh mẽ để đạt được kết quả mong muốn.
Chuyên gia Mercogliano chỉ ra rằng, mặc dù Houthi có thể mất các hệ thống tên lửa và UAV trong các cuộc không kích, nhưng Iran vẫn có thể tiếp tế cho họ thông qua các tàu dân sự nhỏ. Những con tàu này thường xuyên vận chuyển động cơ tên lửa và hệ thống dẫn đường vào các vịnh đá hẻo lánh dọc bờ biển Yemen, khiến việc ngăn chặn chúng trở thành một thách thức lớn. Mặc dù một số tàu đã bị chặn lại, nhưng để ngăn chặn hoàn toàn quá trình tiếp tế vẫn cần một cam kết hải quân đáng kể, gây thêm áp lực cho hải quân Mỹ vốn đã phải trải qua nhiều đợt triển khai ở Thái Bình Dương.
Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi tàu chở dầu MV Sounion bị tên lửa Houthi tấn công, dẫn đến việc con tàu chở nửa triệu thùng dầu này bị chìm ở Biển Đỏ. Các đội cứu hộ từ phái bộ hải quân EU không thể tiếp cận do xung đột đang diễn ra, làm dấy lên những lo ngại về an toàn và hiệu quả của các nỗ lực quốc tế trong khu vực. Các cuộc tấn công khác vào tàu thuyền liên tục diễn ra sau sự cố này, khiến vấn đề càng trở nên phức tạp.
Thêm vào đó, chiến dịch phong tỏa Biển Đỏ của Houthi đã cắt giảm hơn 60% lượng hàng hóa vận chuyển qua tuyến đường này, gây tổn thất tài chính lớn cho các quốc gia trong khu vực, bao gồm Ai Cập và Israel. Theo báo cáo của hãng vận tải Maersk, chi phí thương mại hàng hải tăng cao và doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, gây ra hàng tỷ USD thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Dù Mỹ và đồng minh đã tiến hành nhiều cuộc không kích nhắm vào nơi ẩn náu và kho vũ khí của Houthi, nhưng chiến dịch này không đủ để làm suy yếu khả năng tấn công của lực lượng này. CENTCOM, trụ sở quân sự Mỹ tại Trung Đông, mô tả các hoạt động này là hành động “tự vệ” hơn là một chiến dịch kéo dài, và Mỹ đã phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ cả trong và ngoài nước về khi mềm yếu trong việc đối phó với mối đe dọa từ Houthi.
Craig Picken, chuyên gia hàng không và cựu phi công hải quân Mỹ, cho rằng tình thế tiến thoái lưỡng nan này đặt ra câu hỏi về cam kết quân sự của Mỹ trong khu vực. Ông nhấn mạnh rằng không chỉ Mỹ mà các quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc, cũng cần phải tham gia bảo vệ các tuyến đường vận chuyển quốc tế. Dù Trung Quốc đã hộ tống một số tàu qua Biển Đỏ, Houthi vẫn tiếp tục là mối đe dọa không dễ dàng bị đẩy lùi.
Lực lượng Houthi tại Yemen nhất trí ngừng bắn tạm thời
Theo thông báo của phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ), lực lượng Houthi tại Yemen đã nhất trí ngừng bắn tạm thời để cho phép tàu kéo và tàu cứu hộ tiếp cận tàu chở dầu Sounion, treo cờ Hy Lạp, đang bị thiệt hại nghiêm trọng trên Biển Đỏ.
Tàu chở dầu Sounion bị tấn công trên Biển Đỏ. Ảnh minh họa: IRNA/TTXVN
Tàu Sounion, đang chở 150.000 tấn dầu thô, đã bị lực lượng Houthi tấn công hồi tuần trước gần bờ biển Hodeida của Yemen. Vụ tấn công đã gây cháy nổ dữ dội trên tàu và khiến thủy thủ đoàn phải sơ tán. Vụ việc cũng làm dấy lên quan ngại về một thảm họa môi trường có thể xảy ra. Nếu dầu từ tàu Sounion tràn ra Biển Đỏ, đây sẽ là một trong những vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử.
Theo phái đoàn Iran, quyết định ngừng bắn trên được lực lượng Houthi đưa ra nhằm đáp ứng các yêu cầu nhân đạo và môi trường từ một số quốc gia, với mục đích ngăn chặn thảm họa môi trường và hỗ trợ công tác cứu hộ.
Người phát ngôn của Houthi, Mohammed Abdulsalam cũng xác nhận rằng lực lượng này nhất trí ngừng bắn sau các cuộc đàm phán với các đại diện của Liên minh châu Âu tại Muscat (Oman). Theo Lầu Năm Góc, tàu Sounion sẽ được kéo đến cảng Eritrea để khắc phục thiệt hại. Hiện tàu này vẫn đang cháy và có nguy cơ tiếp tục rò rỉ dầu.
Lực lượng Houthi tại Yemen đã thực hiện nhiều vụ tấn công nhằm vào các tàu chở hàng quốc tế đi qua Biển Đỏ và Vịnh Aden, với lý do thể hiện sự đoàn kết với người Palestine trong cuộc xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel tại Dải Gaza. Tính từ tháng 11/2023, lực lượng này đã thực hiện hơn 70 vụ tấn công các tàu thương mại, khiến 2 tàu bị đánh chìm, một tàu khác bị chiếm giữ và ít nhất 3 thủy thủ thiệt mạng.
Các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ ảnh hưởng đến Yemen và Palestine Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Đặc phái viên Mỹ tại Yemen Timothy Lenderking ngày 3/4 nhấn mạnh các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen nhằm vào tàu thương mại ở Biển Đỏ đang gây tổn hại cho người dân Yemen, cản trở hoạt động vận chuyển viện trợ nhân đạo cho người Palestine ở Dải Gaza cũng như...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Iran

Baidu phát triển hệ thống AI mở ra khả năng giao tiếp giữa con người và động vật

Hàn Quốc hợp tác thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng của Saudi Arabia

Tướng Ukraine ước tính số binh sĩ Nga đang tham chiến

Anh nhận định về nguyên nhân nổ kho vũ khí ở Nga

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"
Sao việt
11:23:00 17/05/2025
Căng: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị quay lưng?
Nhạc quốc tế
11:20:33 17/05/2025
Mới ra 2 ngày, ca khúc debut "lẩu thập cẩm" của nhóm Anh Tài đã có sân khấu đầu tiên, bớt sến nhờ 1 điểm!
Nhạc việt
11:15:01 17/05/2025
12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới
Netizen
11:13:27 17/05/2025
Tống Tổ Nhi 'lật đổ' cùng lúc Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, lứa 95 được 'viết lại'?
Sao châu á
11:10:38 17/05/2025
Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân
Tin nổi bật
11:04:39 17/05/2025
Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y
Pháp luật
11:04:31 17/05/2025
Netflix 'lột xác' giao diện sau 12 năm
Thế giới số
11:04:19 17/05/2025
Honda CBR650R 2025 chính thức trình làng, có E-Clutch cực ấn tượng!
Xe máy
10:49:21 17/05/2025
Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'
Sức khỏe
10:46:05 17/05/2025