Mỹ và đồng minh lo ngại hành động của Trung Quốc trên không gian mạng
Mỹ cùng nhiều đồng minh vào ngày 19/7 đã cáo buộc Trung Quốc có hành động sai trái trong không gian mạng, bao gồm cuộc tấn công vào hệ thống thư điện tử ( email) của Microsoft vào đầu năm nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: CNN
Trong tuyên bố chung, Nhà Trắng cùng chính phủ một số quốc gia cho rằng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã sử dụng tin tặc để tiến hành nhiều hoạt động gây bất ổn trên khắp thế giới. Họ cáo buộc vụ tấn công dịch vụ email Microsofts Exchange vào tháng 3 vừa qua là do tin tặc được cơ quan tình báo Trung Quốc chống lưng gây ra.
Chính quyền Tổng thống Biden còn cáo buộc Trung Quốc đứng đằng sau một cuộc tấn công mạng nhằm vào mục tiêu tại Mỹ với “yêu cầu tiền chuộc lớn” hàng triệu USD.
Kênh CNN (Mỹ) đánh giá việc công khai cáo buộc Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Biden đã mở ra mặt trận mới trong cuộc chiến chống tấn công mạng vốn đã bộc lộ nhiều điểm yếu trong lĩnh vực năng lượng và sản xuất thực phẩm Mỹ.
Tổng thống Biden vào ngày 19/7 cho biết sẽ không áp đặt lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc sau cáo buộc này bởi vẫn đang diễn ra quá trình đánh giá mức độ hành động của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa phản hồi lại câu hỏi từ báo chí về vụ việc này
Cùng ngày 19/7, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố một bồi thẩm đoàn liên bang tại San Diego đã truy tố 4 công dân Trung Quốc liên quan tới “chiến dịch đột nhập hệ thống máy tính của nhiều cơ quan chính phủ và trường đại học” ở Mỹ cũng như nước khác trong gia đoạn 2011-2018.
Đến nay Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Nga thất bại trong việc xử lý các nhóm tội phạm mạng tại nước này. Nhiều quan chức chính phủ Mỹ nhận định trường hợp lần này của Trung Quốc khác với Nga bởi các vụ việc có mối liên quan đến Bắc Kinh. CNN dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên nói rằng tối thiểu đã có một công ty tại nước này là mục tiêu tấn công đòi tiền chuộc từ tin tặc có mối liên hệ với cơ quan tình báo của Trung Quốc. Giới chức Trung Quốc từng bác bỏ cáo buộc này.
Ngoài Mỹ, các thành viên của liên minh tình báo Five Eyes gồm Anh, Australia, Canada và New Zealand dự kiến đưa ra cáo buộc tương tự rằng Trung Quốc “có hoạt động gây bất ổn trên không gian mạng”. Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) cùng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng lên kế hoạch công khai chỉ trích hoạt động trên không gian mạng của Chính phủ Trung Quốc.
Trung Quốc siết kiểm soát các công ty lên sàn ở nước ngoài
Trong động thái siết kiểm soát dữ liệu cá nhân, Trung Quốc sẽ yêu cầu tất cả công ty có dữ liệu trên 1 triệu người dùng phải qua đánh giá an ninh trước khi được phép lên sàn giao dịch nước ngoài.
Bảng thông tin cổ phiếu của ứng dụng gọi xe Trung Quốc Didi tại sàn giao dịch New York, Mỹ, ngày 30-6 - Ảnh: REUTERS
Trong thông báo ngày 10-7, Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) giải thích quy định này nhằm kiểm tra nguy cơ dữ liệu người dùng bị nước ngoài tác động, kiểm soát hoặc thao túng.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng Trung Quốc cũng sẽ đánh giá nguy cơ an ninh quốc gia liên quan tới việc các công ty Trung Quốc tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) ở nước ngoài.
CAC sẽ chờ ý kiến của công chúng về các quy định mới này.
Trước đó, Bắc Kinh đã cho "bay màu" ứng dụng gọi xe Didi trên các kho ứng dụng trong nước sau khi lên sàn ở Mỹ, với lý do ứng dụng này đã thu thập dữ liệu người dùng trái phép.
Các cơ quan chức năng Trung Quốc tuần qua cũng cảnh báo tăng cường giám sát an ninh dữ liệu và các phiên IPO ở nước ngoài trong bối cảnh Trung Quốc đang thúc đẩy các công ty niêm yết trong nước.
Trong năm nay Trung Quốc dự kiến sẽ áp dụng 2 bộ quy định, gồm Luật an ninh dữ liệu và Luật bảo vệ thông tin cá nhân.
Trong thông báo mới nhất, CAC yêu cầu các công ty phải nộp các dữ liệu IPO để đánh giá. Các nguy cơ an ninh quốc gia mà cơ quan này xem xét bao gồm "nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do các yếu tố chính trị, ngoại giao, thương mại và các yếu tố khác", và nguy cơ dữ liệu quan trọng "bị chính phủ nước ngoài sử dụng một cách ác ý sau khi niêm yết ở nước ngoài".
Đây là động thái mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của Trung Quốc nhằm hạn chế các công ty công nghệ tìm kiếm nguồn vốn ở nước ngoài theo cách mà các ông lớn như Tập đoàn Alibaba đã làm.
Theo dữ liệu của Bloomberg, từ đầu năm 2021 đến nay đã có 37 công ty lên sàn ở Mỹ, vượt qua con số của năm ngoái, và thu về tổng cộng 12,9 tỉ USD.
Mức 1 triệu người dùng đồng nghĩa với việc gần như mọi công ty ở Trung Quốc đều sẽ lọt vào tầm ngắm của quy định mới.
"Những quy định này sẽ đẩy nhiều công ty mạng Trung Quốc niêm yết ở Hong Kong thay vì nước ngoài để tránh quy định đánh giá" - Feng Chucheng, thành viên công ty nghiên cứu Plenum ở Bắc Kinh, nhận định.
Lãnh đạo CDC Trung Quốc tiêm 3 loại vaccine COVID-19 khác nhau Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc Gao Fu ngày 18/7 thừa nhận với tờ Thời báo Hoàn Cầu rằng ông đã tiêm 3 loại vaccine phòng COVID-19 khác nhau. Giám đốc CDC Trung Quốc Gao Fu. Ảnh: Reuters Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn lời ông Gao Fu nói:...