Mỹ và Đài Loan chốt giá mua bán 250 tên lửa Stinger, Trung Quốc có hoảng?
Mỹ và Đài Loan đã thống nhất được giá trị thỏa thuận mua bán 250 tên lửa Stinger, loại vũ khí được cho có khả năng khiến quân đội Trung Quốc nể sợ.
Theo thông tin được tờ Liberty Times đăng tải vào hôm nay (18/3), tổng giá trị mua bán 250 tên lửa Stinger giữa Mỹ và Đài Loan là 442 triệu USD. Dự kiến Mỹ sẽ chuyển cho Đài Loan số tên lửa trên vào cuối tháng 3/2026.
Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng tên lửa Stinger trong một cuộc tập trận tại California. (Ảnh: US Marine Corps)
Hồi năm ngoái, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ đã sẵn sàng bán các tên lửa đất đối không vác vai Stinger cho Đài Loan. Tới ngày hôm qua (17/3), quân đội Đài Loan đã thống nhất chi trả một phần trong thỏa thuận mua tên lửa Stinger của Mỹ tương đương 215 triệu USD.
Ban đầu, hải quân Đài Loan muốn trang bị toàn bộ số tên lửa mới trên các chiến hạm và đặt tại căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến. Nhưng sau đó, quân đội Đài Loan đã lên tiếng yêu cầu hiện đại hóa kho tên lửa Stinger sẵn có.
Theo quân đội Đài Loan, tên lửa FIM-92F Stinger là vũ khí hiệu quả để ngăn chặn các lực lượng quân sự Trung Quốc bởi nó sẽ giúp cải thiện năng lực phòng không tầm ngắn và tăng tổn thất cho phía không quân đối phương.
Ngoài các tên lửa Stinger, Mỹ sẽ chuyển giao cả 108 hệ thống phóng cùng 108 hệ thống radar “nhận diện bạn và thù” (IFF) cho phía Đài Loan.
Video đang HOT
Lâu nay, Trung Quốc chỉ xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và sẵn sàng dùng vũ lực để sáp nhập vào lãnh thổ đại lục.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh – Đài Bắc lên đỉnh điểm kể từ khi Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2016 và đưa bà Thái Anh Văn trở thành nhà lãnh đạo của Đài Loan. Việc DPP giành quyền lãnh đạo Đài Loan khiến mọi hy vọng của chính phủ Trung Quốc trong việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế giữa hai bên để đổi lại người dân Đài Loan ngày càng ủng hộ nỗ lực thống nhất chính trị, tiêu tan thành mây khói.
Để gia tăng thêm sức ép ngăn cản các lực lượng ủng hộ dân chủ ở Đài Loan, Trung Quốc đã tái triển khai chiến dịch cô lập ngoại giao bằng cách thuyết phục một số nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan từ bỏ quan hệ với hòn đảo này. Bên cạnh đó, quân đội Trung Quốc cũng tăng cường tiến hành tập trận bên trong và xung quanh eo biển Đài Loan.
Minh Thu (lược dịch) ( Infornet )
Phớt lờ Ukraine, Nga tăng cường hiện diện ở Biển Đen
Quan chức Ukraine mới đây lại than phiền vì Nga ngày càng tăng cường tiềm lực vũ trang của Hạm đội Biển Đen.
Được biết, Biển Đen hay còn gọi là Hắc Hải là vùng biển nằm trong đất liền, nối với các đại dương lớn qua 1 vài kênh đào nhỏ. Nằm ở vị trí vô cùng đặc biệt, biển Đen tiếp giáp với 6 nước xung quanh như: Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania, Ukraine, Nga và Gruzia. Nó nằm giữa Đông Nam châu Âu và châu Á với diện tích 436.400 km2 và sâu hơn 2.000 m. Đây là một khu vực giàu tài nguyên, và xét trên phương diện lịch sử đã và đang là chiến trường của cạnh tranh địa chính trị.
Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga. Ảnh: RIA.
RIA đưa tin, Tư lệnh Hải quân Ukraine Đô đốc Igor Voronchenko trong bài phát biểu tại diễn đàn Age of Crimea 2020 hôm 27/2, đã than phiền về việc Nga trong 6 năm gần đây tăng cường mạnh tiềm lực của Hạm đội Biển Đen.
"Thực tế là trong sáu năm nay Nga đã tái vũ trang toàn bộ đội tàu chiến của Hạm đội Biển Đen. Thay vì 29 tàu thì bây giờ đã có 42 tàu, trong đó 12 tàu mang vũ khí tên lửa. Tổng hỏa lực tên lửa Kalibr của họ hiện nay là 72 bệ phóng và nếu tính cả đội tàu ở biển Caspi và lực lượng vũ khí bờ biển, bao gồm các tổ hợp Bastion và Bal, thì là khoảng 120 tên lửa", ông Voronchenko nói.
Ông Voronchenko cho biết thêm, Nga đã triển khai 7 tàu ngầm trong khu vực, trong đó có 6 tàu hiện đại và hoạt động rất hiệu quả. Đồng thời, tại Crimea sau khi sáp nhập vào Nga xuất hiện các hệ thống chống hạm Bal và Bastion.
"Hiện tại xung quanh Crimea là lực lượng không quân rất mạnh, bao gồm tất cả các loại máy bay: máy bay ném bom, tấn công, tiêm kích, máy bay trinh sát và chống tàu ngầm", ông Voronchenko nhấn mạnh.
Mới đây, Đô đốc Igor Kasatonov từng là Tư lệnh Hạm đội Biển Đen vào năm 1991-1992 đã bình luận về phát biểu của Tư lệnh Hải quân Ukraine Igor Voronchenko về việc Nga tăng cường tiềm lực quân sự tại Biển Đen.
Theo ông Kasatonov, "Tư lệnh Hải quân Ukraine Voronchenko là lính xe tăng. Cả về chuyên môn đào tạo và thời gian phục vụ trong quân đội. Chức đô đốc Hải quân của ông ta chỉ là hình thức, hơn nữa trước đây cũng như bây giờ không có hạm đội Ukraine nào".
Hạm đội Biển Đen đang phát triển yên ổn theo kế hoạch tuy nhiên, quá trình này có thể được tiến hành tích cực hơn, ông Kasatonov cho biết.
Lực lượng Hải quân Nga. Ảnh: RIA.
"Tất cả việc này đều nằm trong kế hoạch, việc gia tăng tiềm lực chiến đấu cũng vậy. Nhưng ngay trong điều kiện hiện tại, Hạm đội Biển Đen vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra, điều này là rất quan trọng", Đô đốc Igor Kasatonov kết luận.
Cũng theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko, nhiệm vụ của Hạm đội Biển Đen vẫn được duy trì ổn định trong vòng 200 năm qua, kể cả vào thời điểm bán đảo Crimea chưa được sáp nhập vào Nga.
"Hạm đội Biển Đen với hệ thống các tàu, gồm tàu mặt nước và tàu ngầm, lực lượng thủy quân lục chiến, phòng thủ bờ biển và một lực lượng không quân rất mạnh. Sự hiện diện quân sự của chúng tôi tại Biển Đen không có gì thay đổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào", ông Grushko cho nói.
Việc đổi mới đội tàu chiến, đội máy bay và trang bị kỹ thuật cho lực lượng bảo vệ bờ biển thuộc Hạm đội Biển Đen bắt đầu từ năm 2014, sau khi Crimea thống nhất vào Nga . Một số đơn vị và phân đội đã được phục hồi và thành lập mới, bắt đầu quá trình hiện đại hóa hạm đội.
Hạm đội Biển Đen là lực lượng kết hợp tác chiến - chiến lược của Hải quân Nga ở Biển Đen, là lực lượng đảm bảo an ninh quân sự của Nga ở phía nam đất nước. Tính đến năm 2017 trong biên chế của hạm đội có hơn 50 tàu chiến, ca nô và tàu hộ vệ tối tân, các tàu ngầm thuộc dự án 636.3, đội máy bay luôn được tăng cường sức mạnh. Quá trình đổi mới toàn bộ thành phần của Hạm đội Biển Đen theo từng giai đoạn đang tiếp diễn.
Thanh Bình (lược dịch)
Theo Infornet
Đặc nhiệm Liên Xô đã đoạt vũ khí mới nhất của Mỹ ở Afghanistan như thế nào? Nhờ mẫu súng có được, các chuyên gia Liên Xô đã phát triển các phương tiện vô hiệu hóa tên lửa Stinger, cứu mạng hàng trăm phi công quân sự Vũ khí cho phiến quân Một trong những phương tiện chống máy bay trực thăng, máy bay không người lái và máy bay quân sự hiệu quả nhất trong 50 năm qua là...