Mỹ và các nước đồng minh sẽ ấn định trần giá dầu Nga trong ‘vài ngày tới’
Bộ Tài chính Mỹ hôm 22/11 cho hay nước này và Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), Liên minh châu Âu (EU) cùng Australia đang lên kế hoạch chốt giá trần đối với dầu của Nga trong “vài ngày tới”, khi tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine và hạ nhiệt giá năng lượng toàn cầu vẫn đang ở mức cao.
Trạm bơm tại giếng dầu Gremikhinskoye ở phía Đông Izhevsk, LB Nga. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Việc xung đột tại Ukraine bùng phát vào cuối tháng 2/2022 đã khiến giá năng lượng tăng vọt, mang lại lợi nhuận cao cho Nga cũng như giúp giảm bớt tác động của các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt lên nước này.
Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ nói với các phóng viên rằng EU đang tham khảo ý kiến các thành viên về mức giá trần. Một khi quy trình của EU hoàn tất, nhóm đồng minh sau đó sẽ triển khai các bước để áp đặt mức giá trầnlên dầu của Nga.
Video đang HOT
Quan chức này nói thêm rằng phía Mỹ hy vọng EU sẽ hoàn thành các cuộc tham vấn về việc thiết lập giá trong vài ngày tới và các đồng minh sẽ thực hiện áp đặt mức giá trần trước ngày 5/12. Theo quan chức này, mức giá giới hạn có thể sẽ được xem xét hàng quý hoặc nửa năm một lần, do nhu cầu đảm bảo tính chắc chắn cho thị trường.
Khi được hỏi về phản ứng tiềm năng của phía Nga, quan chức này cho biết ít khả năng Moskva sẽ đáp trả chính sách mới – vì điều đó không có lợi cho nước này. Lập luận được đưa ra là bất kỳ hành động nào của Nga nhằm tăng giá dầu sẽ có tác động đến khách hàng mới của họ, như Ấn Độ và Trung Quốc.
Các quan chức Bộ Tài chính đã khẳng định rằng mức trần giá sẽ cho phép Nga kiếm được lợi nhuận, nhưng không cho nước này hưởng nguồn thu vượt mức từ đợt tăng giá mạnh của dầu.
Cũng trong ngày 22/11, Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành hướng dẫn về các yêu cầu tuân thủ giới hạn giá cho các công ty vận chuyển hàng hóa và công ty tài chính tham gia vào các giao dịch liên quan.
Mỹ sắp hết thời gian để áp giá trần đối với dầu của Nga
Theo kế hoạch ban đầu, Mỹ và EU sẽ đưa ra mức giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga từ ngày 5/12, nhưng chỉ một tháng trước ngày này, cơ chế cụ thể vẫn chưa được xác định.
Các tàu chở dầu tại cảng Sheskharis ở Novorossiysk, Nga. Ảnh: AP
Các nhà phân tích nói với nhật báo kinh tế Kommersant (Nga) rằng khái niệm về trần giá ban đầu của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn còn rất mơ hồ và nếu không làm rõ các cơ chế mà các bên cần tuân thủ, chính sách này sẽ trở nên vô nghĩa.
Quan điểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc đặt ra mức giới hạn giá dầu Nga bắt đầu thay đổi đáng kể sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11.
Theo cách đó, tờ Kommersant cho hay Saudi Arabia đã thể hiện rõ ràng rằng họ sẽ không bù đắp cho nguồn thâm hụt từ phía Nga.
Bà Maria Belova tại công ty tư vấn Vygon Consulting tin tưởng rằng nếu áp đặt trần giá, thị trường sẽ bị thiếu hụt nguồn cung và đẩy giá dầu vượt quá 100 USD/thùng. Nguy cơ trên sẽ khiến Mỹ phải đánh giá lại vấn đề trong bối cảnh thời hạn để đưa ra mức giá trần đang rút ngắn dần.
Chuyên gia trên chỉ ra rằng Nga và các đối tác vẫn có các kênh riêng để giao dịch và thanh toán hàng hóa bằng đồng nội tệ quốc gia, do đó vấn đề về hiệu quả của lệnh áp đặt giá trần còn đang gây tranh cãi.
Phó trưởng phòng kinh tế tại Viện Năng lượng và Tài chính Nga Sergey Kondratyev nhận định Moskva sẽ có nhiều cách để tái xuất dầu sang các quốc gia láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ cũng như những cách khác để lách luật.
Trong khi đó, chuyên gia Igor Galaktionov tại BCS World of Investments lưu ý rằng lệnh giới hạn giá dầu tới đây sẽ chỉ mang tính thử nghiệm và các điều chỉnh sẽ được thực hiện trong thời gian thực dựa theo phản hồi của thị trường. Theo ông, các lệnh trừng phạt đang nhắm vào Nga làm tăng khả năng gián đoạn nguồn cung nhiên liẹu, đồng thời có thể kích hoạt một làn sóng tăng giá khác.
Mỹ có thể trừng phạt các công ty nhập khẩu dầu Nga cao hơn giá trần Washington đã công bố hướng dẫn về quy định áp giá trần đối với dầu của Nga, nhưng song chưa rõ mức cụ thể. Một cơ sở chứa dầu của Nga. Ảnh: Sputnik Các công ty Mỹ sẽ được phép mua dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga nếu họ tuân thủ mức trần giá do các nước đồng minh nhất trí,...