Mỹ và Australia hợp tác sản xuất tên lửa hành trình siêu thanh
Australia sẽ bắt tay với Mỹ phát triển tên lửa hành trình siêu thanh để cạnh tranh với Nga và Trung Quốc vốn đang sản xuất loại vũ khí tương tự.
Phù hiệu của lực lượng Không quân Australia. Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds xác nhận thông tin này vào ngày 1/12. Bà Linda Reynolds nêu rõ: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào năng lực vượt bậc để lực lượng phòng vệ Australia có thêm lựa chọn khi đối đầu với sự gây hấn chống lại lợi ích của Australia”.
Tuy nhiên, bà Linda Reynolds không tiết lộ chi phí phát triển tên lửa hành trình siêu thanh cũng như thời điểm vũ khí này đi vào hoạt động.
Australia trong năm nay đã dành 6,8 tỷ USD dành cho nghiên cứu hệ thống phòng vệ tên lửa tầm xa, tốc độ cao, bao gồm cả tên lửa siêu thanh. Tên lửa siêu thanh có khả năng đạt vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh. Bên cạnh đó, đặc tính về tốc độ, tính linh họat và độ cao lớn khiến chúng khó bị phát hiện hoặc đánh chặn.
Video đang HOT
Năm 2019, Nga đã triển khai tên lửa siêu thanh Avangard. Trong khi đó, Lầu Năm Góc đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh tương tự vào năm 2017 nhưng vẫn đặt mục tiêu trong khoảng thời gian từ đầu đến giữa thập niên này có thể đạt khả năng chiến đấu bằng tên lửa siêu thanh.
Vào tháng 7, Australia cho biết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 40% trong 10 năm tới. Động thái diễn ra ở thời điểm Canberra tăng cường quân sự tập trung vào vùng Thái Bình Dương đến Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Việc Australia phối hợp với Mỹ phát triển tên lửa có thể “đổ thêm dầu vào lửa” cho căng thẳng giữa nước này và Trung Quốc. Ngày 1/12, Canberra yêu cầu Bắc Kinh phải xin lỗi sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng tải hình ảnh chỉnh sửa binh sĩ Australia kề dao dính máu lên cổ một đứa trẻ Afghanistan.
Trước đó, quan hệ Bắc Kinh-Canberra nảy sinh bất đồng xuất phát từ việc Australia đề nghị điều tra độc lập về nguồn gốc của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch COVID-19. Australia khẳng định rằng cuộc điều tra này không nhắm đến Trung Quốc về mặt chính trị. Đại sứ Trung Quốc tại Australia cảnh báo rằng người tiêu dùng Trung Quốc có thể tẩy chay sản phẩm của Australia.
Australia tăng ngân sách quốc phòng
Australia sẽ chi 186 tỷ USD trong 10 năm tới cho quốc phòng, tăng 40% so với trước, khi căng thẳng leo thang ở châu Á - Thái Bình Dương.
"Chúng ta phải chuẩn bị cho một thế giới nghèo khó hơn, nguy hiểm hơn và mất trật tự hơn trong thời kỳ hậu Covid-19. Nguy cơ tính toán sai lầm và thậm chí là xung đột đang ngày càng lớn, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ là tâm điểm cuộc cạnh tranh kiểm soát toàn cầu trong thời đại này", Thủ tướng Scott Morrison nói tại Học viện Quốc phòng Australia hôm 1/7.
Phát biểu được đưa ra sau khi quân đội Australia công bố báo cáo Cập nhật Chiến lược Quốc phòng 2020, cho thấy nước này sẽ dành 186 tỷ USD cho chi tiêu quân sự trong 10 năm tới, tăng 40% so với tài liệu công bố năm 2016.
Tiêm kích F-35A trong biên chế không quân Australia. Ảnh: RAAF.
Phần lớn nguồn tiền sẽ dành cho không quân và hải quân, cũng như tăng cường cơ số vũ khí và năng lực dự trữ nhiên liệu. Khoảng 800 triệu USD sẽ được dùng để mua tên lửa hành trình chống hạm tầm xa AGM-158C LRASM với tầm bắn 370 km.
Thủ tướng Morrison cho rằng Australia đang đối mặt với tình hình thế giới khó khăn nhất kể từ giai đoạn trước Thế chiến II. Ông không nhắc trực tiếp tới mối đe dọa từ Trung Quốc, nhưng chỉ ra nhiều khu vực đang xảy ra tranh chấp như dãy núi Himalaya, Biển Đông và biển Hoa Đông.
Rory Medcalf, hiệu trưởng Cao đẳng An ninh Quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho biết chiến lược quốc phòng mới sẽ chuẩn bị cho kịch bản Trung Quốc hành xử ngày càng quyết liệt, trong khi Mỹ trở thành đối tác kém tin cậy hơn. "Nó nhằm đối phó cách Bắc Kinh sử dụng sức mạnh để áp đặt tham vọng, cũng như lợi dụng Covid-19 để đẩy mạnh hoạt động gây hấn", ông nêu quan điểm.
Chính phủ Australia cũng xem xét khả năng triển khai mạng lưới vệ tinh do nước này tự vận hành, giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm của Mỹ và mở rộng tầm giám sát của radar ở phía đông Australia. "Điều đó có nghĩa là Canberra dự đoán Bắc Kinh sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở ngoài khơi bờ biển Australia và khu vực Nam Thái Bình Dương", Medcalf nói thêm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mua sắm tên lửa hành trình tầm xa sẽ không mang lại "năng lực răn đe mạnh mẽ" như Thủ tướng Morrison kỳ vọng.
"Động thái này sẽ gây bất ổn cho quan hệ trong khu vực, đặc biệt là với đối tác Indonesia, đồng thời càng chọc giận Trung Quốc. Họ có thể đáp trả tương xứng và thậm chí là vượt trội so với mọi thứ Australia sở hữu", Sam Roggeveen, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế thuộc Viện Lowy tại Sydney, cảnh báo.
Australia chuẩn bị đưa 24.000 công dân về nước trước Giáng sinh Chính phủ Australia đang lên kế hoạch đưa 24.000 công dân đang mắc kẹt ở nước ngoài về nước trước dịp Giáng sinh năm nay. Quyết định mới được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát lần 2 tại nước này đang dần được kiểm soát và nhiều địa phương tiếp tục nới lỏng các hạn chế đi lại bắt đầu...