“Mỹ ưu ái cung cấp huấn luyện hải quân và chia sẻ công nghệ với Việt Nam”
Trong khi đó, Mỹ tìm cách kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc cũng đẩy mạnh triển khai vũ khí trang bị tiên tiến ở Biển Đông để áp đặt nhiều tham vọng bành trướng.
Tàu khu trục tên lửa Type 052D thứ 7 Trung Quốc hạ thủy (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tờ “Tin tức tham khảo” Trung Quốc ngày 1 tháng 8 đưa tin, một đại tá nghỉ hưu của Quân đội Trung Quốc giấu tên cho biết, Trung Quốc điều rất nhiều tàu chiến tiên tiến đến Biển Đông, chẳng hạn tàu khu trục Type 052D.
Ở Biên Đông, Bắc Kinh va một số nước láng giềng Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ (Thực ra thì chính Trung Quốc mới là kẻ dùng vũ lực ăn cướp biển đảo và nhảy vào trang chấp ở Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực – PV).
Được biết, Hải quân Trung Quốc hiện nay đã biên chế 2 tàu khu trục tên lửa Type 052D (Côn Minh, Trường Sa) và đều triển khai ở Biển Đông. Có chuyên gia cho rằng, Trung Quốc cũng sẽ tập trung triển khai biên đội tàu sân bay ở Biển Đông trong tương lai – PV.
Tàu khu trục tên lửa Type 052D thứ 7 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Sach trăng quôc phong “Chiến lược quân sự của Trung Quốc” được Bắc Kinh công bố vào thang 5 năm nay cho biết, Trung Quốc se tiến hành chuyển đổi chiến lược, xây dựng một đội quân tự tin hơn, đưa hải quân từ một lực lượng “phòng ngự biển gần” cải tạo thành một lực lượng tập trung vào “hộ vệ biển xa”.
Theo bài báo, nhà quan sát quân sự ở Macao là Hoàng Đông cho rằng, tuy nhiên, các học viện nhà trường hải quân Trung Quốc không thể đáp ứng yêu cầu huấn luyện của hải quân tầm xa, trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây khác không sẵn sàng tiến hành giao lưu sĩ quan với Trung Quốc.
Hoàng Đông cho rằng: “Xuất phát từ nguyên nhân lịch sử và cho rằng Trung Quốc tao ra môi đe doa, Washington tương đối sẵn sàng cung cấp huấn luyện hải quân cho các nước đang phát triển châu Á khác như Ấn Độ và Việt Nam, thậm chí chia sẻ công nghệ với họ để kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy.
Đây chính là nguyên nhân Trung Quốc cần phải tìm mọi biện pháp để xây dựng nguồn nhân lực hải quân của mình, trong khi đó, điều này đòi hỏi thời gian dài so với các nước khác”.
Video đang HOT
Tàu khu trục tên lửa Type 052D thứ 7 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Được biết, năm 2014, Trung Quốc được Mỹ mời tham gia diễn tập hải quân đa quốc gia “Vành đai Thái Bình Dương” đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế – PV.
Tuy nhiên, Trung Quốc không được tham gia diễn tập các khoa mục quan trọng. Điều đáng ngạc nhiên là, Trung Quốc còn điều tàu do thám cuộc diễn tập này, bị quan chức Mỹ cho là vô lễ. Sau đó, có nhiều người Mỹ lên tiếng yêu cầu chính quyền Mỹ không được cho Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập này nữa – PV.
Đầu tháng 7, Mỹ cũng đã công bố “Chiến lược quân sự quốc gia” bản năm 2015, chiến lược này đã coi Trung Quốc là một mối đe dọa, đồng thời cho thấy, Mỹ đang tăng cường quan hệ với đồng minh, đối tác trong khu vực để ngăn chặn các hành động hung hăng của Trung Quốc – PV.
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đang chạy tốc độ cao
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Nhật Bản-Philippines tăng cường tập trận chung đối phó Trung Quốc
Nhật Bản muốn hoạt động huấn luyện chung với Philippines được tổ chức thường lệ, nội dung sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào các động thái của Trung Quốc.
Binh sĩ tàu khu trục Harusame Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ huy một chiếc máy bay trực thăng của Hải quân Philippines hạ cánh
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 27 tháng 7 dẫn tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 26 tháng 7 đăng bài viết "Huấn luyện liên hợp giữa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Philippines sẽ được tiến hành thường lệ và mở rộng quy mô".
Theo bài báo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn hoạt động huấn luyện chung với Hải quân Philippines trở thành hoạt động mang tính thường lệ, cứ nửa năm tổ chức một lần.
Tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển tham gia hoạt động tấn công cướp biển ở vùng biển Somalia châu Phi, trên đường trở về sẽ tiến hành huấn luyện chung với Hải quân Philippines ở vùng biển Philippines.
Đồng thời, ba nước Nhật Bản - Mỹ - Philippines còn đang thảo luận tiến hành huấn luyện liên hợp, nhằm kiềm chế Trung Quốc - nước đang thông qua xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông và đơn phương khai thác các mỏ dầu khí ở biển Hoa Đông.
Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Vào ngày 12 tháng 5 vừa qua, 2 tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản gồm Harusame va Amagiri sau khi kết thúc nhiệm vụ tấn công cướp biển, trên đường trở về đã tổ chức huấn luyện chung với 1 tàu tuần tra của Hải quân Philippines ở vùng biển phía tây Manila.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản và Philippines tiến hành huấn luyện chung, nội dung chủ yếu là tiến hành tập luyện về thông tin liên lạc.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn hoạt động huấn luyện liên hợp này trở thành hoạt động thường lệ, để các tàu chiến (hoàn thành nhiệm vụ tấn công cướp biển) được tham gia lâu dài.
Theo bài báo, từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 6 năm nay, Lực lượng Phòng vệ Biển cũng đã điều động máy bay tuần tra P-3C tham gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn chung với Hải quân Philippines. Vùng biển quần đảo Trường Sa - nơi Trung Quốc đang lấn biển xây đảo (phi pháp) - cũng nằm trong phạm vi huấn luyện.
Khi lựa chọn nội dụng và địa điểm, huấn luyện liên hợp thường lệ sẽ xem xét các động thái của Trung Quốc để đưa ra sự lựa chọn có hiệu quả ngăn chặn mạnh nhất.
Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đồng thời, về tăng cường năng lực ứng phó đối với nhiều tình huống trong đó có tìm kiếm cứu nạn, việc Mỹ tham gia và tiến hành huấn luyện liên hợp ba nước chắc chắn không thể thiếu.
Trong hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Philippines tổ chức vào tháng 1 năm 2015, hai bên thống nhất đồng ý thúc đẩy Không quân Philippines gia nhập huấn luyện liên hợp do Nhật Bản, Mỹ và Australia tổ chức hàng năm ở Guam.
Huấn luyện của Lực lượng Phòng vệ Biển va Hải quân Philippines cũng sẽ cân nhắc mở rộng thành khuôn khổ Nhật Bản - Mỹ - Philippines - Australia.
Hãng tin Reuters Anh ngày 25 tháng 7 dẫn Tân Hoa xã Trung Quốc cùng ngày cho biết, Hải quân Trung Quốc đưa tin ít ỏi về cuộc diễn tập quân sự tổ chức ở Biển Đông gần đây, đồng thời phê phán một số nước "xâm chiếm phi pháp" đảo đá ở khu vực này.
Lưu ý, những tuyên bố này của Trung Quốc có tính chất đổi trắng thay đen, tìm mọi cách "cả vú lấp miệng em". Nhưng, một sự thật là Trung Quốc đã dùng vũ lực ăn cướp trắng trợn biển đảo của Việt Nam trong gần 60 năm qua - PV.
Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Theo bài báo, Trung Quốc đã khởi động cuộc diễn tập trên biển ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam. Các đá ngầm và bãi cạn ở khu vực này về cơ bản là không có người ở, "chủ trương chủ quyền của một số nước đối với khu vực này có xung đột và chồng lấn".
Trên thực tế, khu vực tập trận này bao gồm các đảo đá ở đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Do đó, đây là một cuộc tập trận bất hợp pháp, không thể chấp nhận được. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ đối với Trung Quốc về vấn đề này - PV.
Tân Hoa xã dẫn người phát ngôn Hải quân Trung Quốc Lương Dương ngang nhiên tuyên bố: "Tổ chức hoạt động diễn tập trên biển là cách làm thông thường của hải quân các nước trên thế giới.
Hải quân Trung Quốc tổ chức diễn tập thường lệ thường niên có mục đích chủ yếu là kiểm tra trình độ huấn luyện sát chiến đấu thực tế của bộ đội, nâng cao năng lực tác chiến cơ động va bảo đảm tổng hợp trên biển, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quân sự đa dạng hóa va tìm kiếm cứu nạn hàng hải".
Nếu cuộc diễn tập thực sự diễn ra ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì rõ ràng đây là một hành động vũ lực nguy hiểm, trực tiếp xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trực tiếp vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trực tiếp đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực - PV.
Gần đây, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr Trung Quốc đã lần đầu tiên tham gia tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá ở Biển Đông (nguồn mạng sina ngày 20 tháng 7 năm 2015)
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Trung Quốc trong 10 năm chế tạo 18 tàu Aegis, bỏ xa Anh, Pháp, Nhật Tàu chiến mặt nước hải quân chế tạo quy mô lớn như vậy, tốc độ nhanh, trọng tải lớn, rất giống Hải quân Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 31 tháng 7 dẫn tờ nguyệt san "Kanwa Defense Review" Canada tháng 8 (xuất bản trước) đăng bài viết "Hải quân Trung Quốc có...