Mỹ ủng hộ WHO điều tra nguồn gốc Covid-19
Ngoại trưởng Mỹ gặp Tổng giám đốc WHO tại Kuwait, bày tỏ cam kết ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Trung Quốc.
“Mỹ ủng hộ kế hoạch nghiên cứu bổ sung của WHO về nguồn gốc Covid-19, bao gồm cuộc điều tra tại Trung Quốc, để hiểu rõ hơn về đại dịch và ngăn chặn các đại dịch trong tương lai”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken viết trên Twitter, sau cuộc gặp Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ở Kuwait hôm 28/7.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc họp báo ở trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ tại thủ đô Washington ngày 23/7. Ảnh: AFP.
Cuộc họp với Tedros không nằm trong lịch trình công khai của Blinken. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Blinken “nhấn mạnh giai đoạn điều tra tiếp theo cần kịp thời, dựa trên bằng chứng, minh bạch, do chuyên gia dẫn dắt, tự do và không bị can thiệp”. Ngoại trưởng Mỹ cũng “nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần xích lại gần nhau trong vấn đề cực kỳ đáng lo ngại này”.
Video đang HOT
Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đang được nhiều bên thúc giục mở một cuộc điều tra mới, đào sâu hơn cách thức xuất hiện của dịch bệnh đã giết hơn 4 triệu người trên thế giới. WHO chỉ có thể cử một nhóm chuyên gia quốc tế độc lập tới Vũ Hán hồi tháng một, hơn một năm sau khi Covid-19 xuất hiện lần đầu ở thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, để giúp đối tác Trung Quốc điều tra nguồn gốc đại dịch.
Giả thuyết Covid-19 xuất hiện do rò rỉ từ phòng thí nghiệm đang được quan tâm hơn dù bị Bắc Kinh phủ nhận. Chính quyền Trung Quốc nhiều lần bác bỏ giả thuyết này, cho rằng “cực kỳ khó xảy ra”, trích dẫn kết luận chung đạt được giữa WHO và Trung Quốc trong cuộc điều tra hồi tháng một.
Nhưng đầu tháng 7, WHO đề xuất giai đoạn hai của cuộc điều tra quốc tế nên bao gồm kiểm tra các phòng thí nghiệm của Trung Quốc, trong bối cảnh Mỹ thúc giục mở điều tra về một phòng thí nghiệm công nghệ sinh học ở Vũ Hán. Trung Quốc chỉ trích đề xuất này là “thiếu tôn trọng” và “ngạo mạn với khoa học”.
Blinken và Tedros cũng “thảo luận về cơ hội hợp tác để tiếp tục cải cách và củng cố WHO”, Price cho hay. Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO với lý do WHO thông đồng với Trung Quốc, nhưng sau khi đắc cử vào Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden đã lật lại quyết định của Trump.
COVAX dự kiến có thêm 250 triệu liều vaccine trong những tuần tới
Ngày 28/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX dự kiến sẽ tiếp nhận 250 triệu liều vaccine COVID-19 trong 6 đến 8 tuần tới.
Vaccine ngừa COVID-19 được phân phối theo cơ chế COVAX tại làng Salem, phía đông thành phố Nablus, Bờ Tây. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, trong bản báo cáo hoạt động tuần công bố ngày 28/7, WHO cho biết tại cuộc họp nhóm xử lý khủng hoảng của Liên hợp quốc diễn ra gần đây, tổ chức này đã được báo cáo về việc COVAX sẽ tiếp nhận thêm khoảng 250 triệu liều vaccine quyên góp trong 6 đến 8 tuần tới. Theo WHO, đây sẽ là nguồn bổ sung lớn cho cơ chế chia sẻ vaccine đến những nước nghèo hơn. Đến nay, COVAX đã bàn giao 152 triệu liều vaccine cho 137 quốc gia và vùng lãnh thổ.
COVAX do WHO và Liên minh vaccine Gavi đồng điều phối và bàn giao vaccine cho 92 quốc gia nghèo nhất thông qua hệ thống hậu cần chuyên môn của Quỹ Nhi đồng quốc tế (UNICEF). Ban đầu, Viện Serum của Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine hàng đầu thế giới, đóng vai trò xương sống trong chuỗi cung ứng của COVAX. Tuy nhiên, sau khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu vaccine phòng COVID-19 để tập trung nỗ lực kiềm chế dịch bệnh trong nước, COVAX phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà tài trợ quốc tế.
Cũng trong báo cáo này, WHO tiếp tục bày tỏ thất vọng về tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine phòng COVID-19 giữa các quốc gia giàu và nghèo. Trong khi một số quốc gia cân nhắc tiêm cho trẻ em và tiêm mũi tăng cường thì có những nước đến nay vẫn chưa thể tiêm được cho nhóm người cao tuổi có nguy cơ cao và những nhân viên y tế tuyến đầu.
Giám đốc điều hành của Gavi Seth Berkley cho rằng nhu cầu vaccine phòng COVID-19 hiện đang vượt xa năng lực cung cấp khiến hàng triệu người thuộc nhóm dễ bị tổn thương vẫn chưa thể tiếp cận vaccine. Trong khi đó, việc tăng độ bao phủ vaccine trên toàn cầu là một trong những tấm khiên tốt nhất giúp thế giới tránh được các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
* Cũng trong ngày 28/7, Anh tuyên bố sẽ bắt đầu đóng góp hàng triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho các quốc gia khác, trong đó có các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung. Trước đó, Anh cam kết đến tháng 6/2022 sẽ chia sẻ 100 triệu liều vaccine cho thế giới thông qua cơ chế COVAX.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết trong đợt đầu tiên, Anh sẽ tặng 9 triệu liều vaccine cho Kenya, Jamaica và một số quốc gia châu Á như Lào, Campuchia, Indonesia và Malaysia. Dự kiến, lô vaccine này sẽ được gửi đi ngày 30/7 tới.
Ngoại trưởng Raab cũng lo ngại rằng với tốc độ hiện nay thì phải đến năm 2024 thì người dân thế giới mới được tiêm phòng COVID-19. Ông kêu gọi các quốc gia khác cùng với Anh tặng vaccine cho những nước nghèo để thực hiện được mục tiêu trên sớm hơn, là vào giữa năm 2022.
Ngoại trưởng Anh hy vọng các quốc gia khác cũng sẽ tham gia cơ chế chia sẻ vaccine để toàn thế giới được tiêm phòng vào giữa năm sau, cho rằng điều này sẽ tạo nên khác biệt lớn với những quốc gia chịu tác động của dịch bệnh.
Campuchia vật lộn với làn sóng lây nhiễm Alpha, cảnh báo về chủng Delta Các quan chức y tế của WHO đã cảnh báo về sự nguy hiểm của biến chủng Delta tại Campuchia, trong bối cảnh nước này đang vật lộn với chủng Alpha. Một người được tiêm chủng Covid-19 ở Campuchia (Ảnh: Reuters). Hôm nay, Campuchia ghi nhận 685 ca Covid-19 mới, mức thấp nhất trong nhiều tuần trở lại đây. Tuy nhiên, số lượng...