Mỹ ủng hộ việc dành 2 ghế thường trực của HĐBA LHQ cho châu Phi
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 12/9, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Linda Thomas- Greenfield cho biết sẽ thông báo việc Washington ủng hộ thiết lập 2 ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ cho các quốc gia châu Phi và 1 ghế luân phiên cho các quốc đảo nhỏ đang phát triển.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Linda Thomas-Greenfield. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách hàn gắn mối quan hệ với châu Phi, nơi nhiều nước không hài lòng về sự ủng hộ của Washington đối với cuộc xung đột của Israel ở Gaza, đồng thời tăng cường mối quan hệ với các quốc gia ở Quần đảo Thái Bình Dương.
Theo bà Thomas-Greenfield, thông báo trên sẽ “thúc đẩy chương trình nghị sự để có thể cải cách HĐBA vào một thời điểm nào đó trong tương lai”, đồng thời mô tả đây là một phần di sản của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Video đang HOT
Nỗ lực dành 2 ghế thường trực cho châu Phi và 1 ghế luân phiên cho các quốc đảo nhỏ đang phát triển là động thái bổ sung cho sự ủng hộ lâu nay của Mỹ đối với Ấn Độ, Nhật Bản và Đức để những quốc gia này cũng có ghế thường trực trong HĐBA LHQ.
Các quốc gia đang phát triển từ lâu đã yêu cầu ghế thường trực tại HĐBA, cơ quan quyền lực nhất tại LHQ, tuy nhiên nhiều năm đàm phán về vấn đề này đã không mang lại kết quả và hiện vẫn chưa rõ liệu sự ủng hộ của Mỹ có thể giúp được những nước trên hay không.
Cũng theo bà Thomas-Greenfield, Mỹ không ủng hộ việc mở rộng quyền phủ quyết vượt quá 5 nước hiện đang nắm giữ quyền này trong HĐBA LHQ.
HĐBA LHQ chịu trách nhiệm giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế và có quyền áp đặt lệnh trừng phạt và cấm vận vũ khí cũng như quyền cho phép sử dụng vũ lực. Khi LHQ được thành lập hồi năm 1945, hội đồng này có 11 thành viên. Số thành viên này tăng lên 15 nước trong năm 1965 gồm 10 quốc gia được bầu chọn với nhiệm kỳ 2 năm và 5 nước có quyền phủ quyết là Nga, Trung Quốc, Pháp, Mỹ và Anh.
WHO và CDC châu Phi triển khai kế hoạch ứng phó với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 6/9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triển khai kế hoạch ứng phó trên toàn châu lục đối với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox).
Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại trung tâm y tế ở tỉnh Nam Kivu, CHDC Congo, ngày 31/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Sáng kiến chung này nhằm mục đích tăng cường và đẩy nhanh phản ứng của các quốc gia châu Phi đối với virus gây bệnh đậu mùa khỉ, hỗ trợ những nỗ lực của các nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus, cũng như cứu chữa và bảo vệ mạng sống người dân. Sáng kiến sẽ bắt đầu vào tháng này và kéo dài đến tháng 2 năm sau, với ngân sách ước tính gần 600 triệu USD.
Kế hoạch được công bố ba tuần sau khi WHO tuyên bố sự lây lan của chủng đậu mùa khỉ mới là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Tổng giám đốc của CDC châu Phi, Tiến sĩ Jean Kaseya, cho biết 55% số tiền nói trên sẽ được chuyển đến 14 quốc gia có các trường hợp đã đăng ký và tăng cường khả năng sẵn sàng ở 15 quốc gia khác. 45% còn lại sẽ được chuyển hướng cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và hoạt động thông qua các đối tác. Tổ chức này không cho biết ai sẽ tài trợ cho sáng kiến này.
Giám đốc khu vực châu Phi của WHO Matshidiso Moeti cho biết: "Chúng tôi đã phân loại các quốc gia dựa trên mức độ rủi ro của họ, nơi có sự lây lan mạnh mẽ như đang xảy ra ở miền Đông CHDC Congo và những nơi khác đang có sự lây truyền". Bà Moeti cũng cho biết: "Và sau đó là các quốc gia mà chúng tôi đang nỗ lực hết sức để xây dựng sự chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó trong trường hợp các ca bệnh xuất hiện, như đã xảy ra ở Guinea".
Tiến sĩ Kaseya cho biết kế hoạch tập trung vào giám sát, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và sự tham gia của cộng đồng, đồng thời nhấn mạnh thực tế rằng vaccine không đủ để chống lại tình trạng bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang lan rộng.
CDC châu Phi cho biết, kể từ đầu năm 2024, đã có 5.549 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận trên khắp lục địa, với 643 trường hợp tử vong. Con số này cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về cả số ca nhiễm và số ca tử vong so với những năm trước. Các ca bệnh ở Cộng hòa Dân chủ Congo chiếm 91% tổng số ca bệnh. Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở Congo và Burundi, quốc gia bị ảnh hưởng nhiều thứ hai, là ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Giới khoa học đánh giá nguyên nhân bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi Bệnh đậu mùa khỉ (mpox) bùng phát mạnh ở châu Phi phần lớn là do sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế trong nhiều thập niên và việc không thể ngăn chặn các đợt bùng phát lẻ tẻ trong một nhóm dân cư ít có khả năng miễn dịch với căn bệnh liên quan đến bệnh đậu mùa. Tuyên bố trên được...