Mỹ ủng hộ quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Sáng 3.6, tại Trụ sở Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp đoàn Hạ nghị sỹ Mỹ do ngài John Kline, thành viên Đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục và Lao động, thành viên Ủy ban Quân vụ, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Đoàn Hạ nghị sỹ Mỹ do ngài John Kline, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục và Lao động làm trưởng đoàn. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Hoan nghênh đoàn hạ nghị sỹ Mỹ đến thăm Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, nhất là quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Mỹ và quyết tâm thực hiện các thỏa thuận phù hợp với tinh thần quan hệ đối tác toàn diện, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
Đề cập đến tình hình ở Biển Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) của Trung Quốc trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Hành động này đang gây mất ổn định ở Biển Đông, đe dọa thông thương hàng hải, hàng không tại các vùng biển quốc tế, gây lo ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực, đe dọa hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước nhất quán quan điểm kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế, đồng thời cũng kiên trì đấu tranh, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trân trọng gửi lời cảm ơn các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế, quốc hội các nước, Quốc hội và nhiều nghị sỹ Mỹ đã đồng tình, ủng hộ lập trường của Việt Nam, góp phần thúc đẩy hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng.
Bày tỏ vui mừng đến thăm Việt Nam, Hạ nghị sỹ John Kline và các thành viên trong đoàn khẳng định mục đích chuyến thăm là tìm kiếm, mở rộng các cơ hội hợp tác giữa Quốc hội và nhân dân hai nước.
Ngài John Kline cũng cho biết Quốc hội, Chính phủ Mỹ mong muốn và tích tực thúc đẩy quá trình đàm phán ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam, cũng như tăng cường quan hệ hợp tác thương mại song phương giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.
Đề cập tới vấn đề Biển Đông, Hạ nghị sỹ John Kline và các thành viên trong đoàn khẳng định nghị viện Mỹ quan tâm sát sao, chia sẻ với Việt Nam và bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông và cả những hành động của Trung Quốc đối với Nhật Bản – quốc gia đồng minh của Mỹ trên biển Hoa Đông.
Mỹ ủng hộ quan điểm và lập trường của Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và mong muốn các bên sớm có giải pháp giải quyết tình hình hiện nay bằng con đường ngoại giao, hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Theo TNO
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngư dân đang bị đe dọa
Ngày 3.6, tại TP.Hội An (Quảng Nam), Bộ KH-ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững khu vực duyên hải miền Trung với sự tham gia của lãnh đạo 9 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự diễn đàn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ 2 từ trái sang) tại diễn đàn
Phát biểu mở đầu diễn đàn, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh việc 9 tỉnh duyên hải miền Trung cần chú trọng phát triển kinh tế biển dựa trên nhưng thế mạnh sẵn có.
Theo Phó thủ tướng, việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan trái phép Hải Dương-981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định trên biển Đông.
"Những ngày qua, chúng ta chứng kiến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Tàu cá của ngư dân đánh bắt ở ngư trường đã bị xua đuổi tại khu vực...", Phó thủ tướng nói.
Cũng theo Phó thủ tướng, từ bao đời nay, ngư dân các tỉnh miền Trung như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi... đã bám biển, bám ngư trường truyền thống. "Ngư dân miền Trung đang bị đe dọa do Trung Quốc kéo giàn khoan trái phép cùng đường lưỡi bò phi lý trên vùng biển Việt Nam", Phó thủ tướng nói thêm.
Người ngư dân miền Trung đang cần nhận được sự quan tâm để tiếp tục bám biển, bảo vệ chủ quyền
Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, việc phát triển ngư trường hiện nay tại miền Trung vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đã quan tâm đã thành lập các lực lượng như kiểm ngư, cảnh sát biển nhưng việc hỗ trợ cho ngư dân còn hạn chế.
"Tàu thuyền ngư dân nhiều nhưng tải trọng thấp. Đà Nẵng có đóng tàu lớn nhưng vẫn là tàu gỗ cho nên cần quan tâm đóng tàu sắt để vươn khơi ra khoảng trên 200 hải lý. Qua đó, ngư dân vừa tham gia đánh bắt, bảo vệ ngư trường truyền thống vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo", ông Tuấn nói.
Theo TNO
Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra nào cho Việt Nam? Khả năng cao là Nhật Bản sẽ chỉ có thể cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra bờ biển cỡ 1.000 tấn trở xuống. Phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-la 13 tại Singapore hôm 1/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: "Việt Nam sẽ nhận tàu tuần tra bờ biển từ Nhật Bản vào đầu năm...