Mỹ, Úc nghe lén Việt Nam và nhiều nước châu Á?
Tài liệu do một tờ báo Úc công bố cho thấy đại sứ quán Úc đã tham gia vào hoạt động nghe lén tại Việt Nam và nhiều nước châu Á.
Ngày 31/10, chính phủ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã yêu cầu Mỹ và các đồng minh giải thích sau khi có thông tin cho thấy đại sứ quán Mỹ và Úc trong khu vực này được sử dụng như các trung tâm thu thập dữ liệu điện tử bí mật của Washington.
Thông tin này được công bố trong bối cảnh dư luận quốc tế đang bày tỏ sự giận dữ với cáo buộc Mỹ đã nghe lén liên lạc điện thoại của 35 lãnh đạo nước ngoài.
Cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden
Một tài liệu do cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden được tạp chí Der Spiegel của Đức đăng tải đã tiết lộ về một chương trình tình báo có tên gọi là “Stateroom” cho thấy các đại sứ quán Mỹ, Anh, Úc và Canada đã được cài đặt các thiết bị do thám bí mật để thu thập thông tin tình báo. 4 quốc gia này cùng với New Zealand đã cùng ký vào một thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo có tên gọi là “Five Eyes” (Năm Mắt).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng: “Trung Quốc đặc biệt lo ngại về thông tin này và yêu cầu Mỹ giải thích và làm rõ.”
Video đang HOT
Hôm thứ Năm, tờ Fairfax của Úc đăng tải thông tin cho biết đại sứ quán Úc ở Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan), Hà Nội (Việt Nam), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Đông Timo cùng các Cao ủy ở Kuala Lumpur và Port Moresby đã tham gia vào hoạt động nghe lén này.
Dựa trên các tài liệu do tạp chí Der Spiegel cung cấp và các thông tin của một cựu sĩ quan tình báo giấu tên, Fairfax cho hay đại sứ quán Úc ở các quốc gia này đã được sử dụng làm nơi bố trí các thiết bị để nghe lén các cuộc điện thoại và chặn dữ liệu internet khắp châu Á.
Đại sứ quán Úc tại Hà Nội bị tố tham gia vào hoạt động nghe lén
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố chính phủ Indonesia “không thể chấp nhận và cực lực phản đối khi có thông tin về sự tồn tại của các cơ sở nghe lén bên trong đại sứ quán Mỹ ở Jakarta. Chúng tôi nhấn mạnh rằng nếu thông tin này được xác nhận, hành động nghe lén này không chỉ là sự xâm phạm an ninh quốc gia mà còn là sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc và đạo đức ngoại giao, không phù hợp với tinh thần quan hệ hữu nghị giữa các nước.”
Tài liệu mật do Snowden công bố cho thấy các thiết bị do thám này đều được ngụy trang dưới dạng những chiếc ăng-ten và “có khi được giấu trong những công trình giả hoặc phòng bảo trì mái nhà.
Một chuyên gia tình báo cấp cao của Úc tên là Des Ball cũng nói rằng ông đã nhìn thấy những chiếc ăng-ten ngầm này trong 5 đại sứ quán Úc ở các nước được Fairfax nêu tên. Mặc dù ông này không nêu rõ đó là đại sứ quán Úc ở những nước nào, tuy nhiên ông Ball nói rằng những gì mà tờ Der Spiegel tiết lộ không có gì là đáng ngạc nhiên hay bất thường cả.
Theo Times of India
Mỹ nghe lén điện thoại 35 nguyên thủ thế giới
Tài liệu mật của Snowden cho thấy Mỹ đã nghe lén điện thoại của 35 nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Ngày 24/10, tờ Guardian của Anh tiết lộ các tài liệu mật do cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) thu thập được cho thấy Mỹ đã giám sát các cuộc điện thoại của 35 nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Theo đó, số điện thoại của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới được một nhân viên chính phủ trao lại cho NSA. Ngoài ra tờ báo này còn cho biết các nhân viên của Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc cũng đang bị hối thúc phải chia sẻ các thông tin liên hệ của các chính trị gia nước ngoài.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tố Mỹ nghe lén điện thoại của mình
Phản ứng trước thông tin này, một phát ngôn viên của Nhà Trắng cho hay: "Chúng tôi không bình luận công khai về các hoạt động tình báo cụ thể trên, và về mặt chính sách, chúng tôi đã nói rõ rằng các quốc gia trên thế giới đều thu thập những thông tin tình báo nước ngoài kiểu này."
Một tài liệu mật vào tháng 10/2006 của Snowden cho thấy "trong một vụ gần đây, một quan chức Mỹ đã trao cho NSA 200 số điện thoại của 35 nguyên thủ trên thế giới", tuy nhiên danh tính của các nguyên thủ này không được tiết lộ.
Thông tin này được tờ Guardian đưa ra sau khi Đức yêu cầu Washington trả lời về những cáo buộc cho rằng Mỹ đã nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel khiến Đức vô cùng giận dữ. Nhà Trắng đã không phủ nhận việc nghe lén này và hứa rằng sẽ không "tái phạm" trong tương lai.
Tuy nhiên, bà Merkel đã không hài lòng với lời hứa này và nhấn mạnh: "Các nước đồng minh chúng ta cần phải tin tưởng lẫn nhau. Mỹ và châu Âu đều phải đối mặt với những thách thức chung vì chúng ta là đồng minh. Nhưng sự liên minh đó chỉ có thể xây dựng dựa trên lòng tin. Đó là lý do tôi nói rằng việc do thám bạn bè là không thể chấp nhận được."
Lãnh đạo các quốc gia của Liên minh châu Âu cũng đồng tình với quan điểm này của bà Merkel. Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt cho rằng hành động này là "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho rằng nếu việc điện thoại của bà Merkel bị nghe lén là đúng thì đây là vụ việc "cực kỳ nghiêm trọng".
Ngoại trưởng Áo Micheal Spindelegger cũng bày tỏ sự đồng tình với bà Merkel: "Chúng ta cần phải thiết lập lại quan hệ tin tưởng với Mỹ vốn bị tổn thất sau vụ việc này."
Theo Guardian
"Kẻ phản bội nước Mỹ" tìm được việc mới ở Nga Cựu nhân viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden đã tìm được một công việc bảo trì trang web tại Nga. Luật sư riêng Anatoly Kucherena ngày hôm qua (31/10) tiết lộ: "Kẻ phản bội nước Mỹ" Edward Snowden đã tìm được công việc bảo trì cho một trong những những trang web lớn nhất của Nga. Cựu nhân...