Trong một động thái chắc chắn sẽ khiến cho Trung Quốc phật ý, Hoa Kỳ và Úc vào hôm qua 12/08/2014 đã chính thức ký Hiệp ước tăng cường hợp tác quân sự, đặc biệt là chính thức hóa việc triển khai 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ tại căn cứ Darwin, miền Bắc Úc, sát Biển Đông, tin từ RFI.
Ảnh minh họa nguồn DR/RFI
Bên cạnh đó, hai đồng minh thân thiết Mỹ – Úc còn đồng ý mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Á, và Ấn Độ ở vùng Nam Á.
Hiệp ước đã được hai bên ký kết vào hôm qua nhân Hội nghị Tham vấn thường niên Mỹ-Úc cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng – AUSMIN 2014 – với sự tham gia của các ông John Kerry và Chuck Hagel, phía Mỹ, và bà Julie Bishop cùng ông David Johnston, phía Úc.
Hiệp ước có hiệu lực trong vòng 25 năm này đã chính thức hóa yếu tố nổi nhất trong chính sách xoay trục của Mỹ qua Châu Á Thái Bình Dương : tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Theo hiệp ước Mỹ-Úc, Hoa Kỳ có quyền cho đồn trú thường xuyên 2.500 lính Thủy quân lục chiến tại căn cứ Darwin để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Không quân và Hải quân Mỹ cũng được quyền tiếp cận các căn cứ Úc một cách rộng rãi hơn
Bên cạnh đó, hai bên cũng quyết định hợp tác với nhau trong việc hình thành hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại khu vực Đông Bắc Á, cũng như tăng gia hợp tác và thao dượt hải quân.
Khía cạnh song phương Mỹ-Úc dĩ nhiên đã được hầu hết các nhà quan sát chú ý, nhưng kết quả các cuộc đàm phán Mỹ Úc vào hôm qua còn bao hàm một yếu tố khác quan trọng không kém: Đó là việc cả Canberra lẫn Washington đều nhất trí dùng hợp tác quân sự-quốc phòng của mình làm nòng cốt để mở rộng liên minh.
Trước hết là liên minh với Nhật, từng được dự báo sau chuyến thăm Úc lịch sử gần đây của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong lãnh vực này, bản Thông cáo chung của AUSMIN nói rõ: Úc và Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Nhật Bản nhằm đóng góp lớn hơn vào hòa bình và ổn định quốc tế, bao gồm cả quyết định của Nhật hành xử quyền tự vệ tập thể theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hai nước (Mỹ và Úc) cam kết duy trì các quan hệ an ninh song phương mạnh mẽ với Nhật Bản, phát huy hợp tác an ninh và quốc phòng ba bên, trong đó có cơ chế Đối thoại Chiến lược Ba bên, và phát triển hơn nữa các cuộc tập trận ba bên hiện hữu .
Đối với Ấn Độ cũng thế, Mỹ và Úc đều công nhận tư cách nền dân chủ lớn nhất thế giới và cường quốc kinh tế và chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương của New Delhi.
Trên cơ sở đó, Mỹ và Úc xác nhận ý định mở rộng hợp tác ba bên với Ấn Độ, trong những lãnh vực như an ninh hàng hải, an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế, cũng như thông qua hợp tác với Ấn Độ trong các tổ chức khu vực.
Theo NTD/Bizlive
Tin mới nhất
Các sân bay Hàn Quốc bị giám sát chặt chẽ và đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu
16:16:14 05/01/2025
Cuộc khủng hoảng an toàn này bắt nguồn từ sự gia tăng của các sân bay địa phương được thiết kế kém. Khi số lượng hành khách giảm dần, thâm hụt tài chính tăng lên, dẫn đến cơ sở hạ tầng an toàn xuống cấp.
Châu Phi bước vào kỷ nguyên xung đột mới
13:23:19 05/01/2025
Như phân tích của công ty tư vấn rủi ro chính trị Verisk Maplecroft, hành lang xung đột hiện nay trải dài khoảng 6200 km, chiếm 10% tổng diện tích của châu Phi cận Sahara.
Nhiều doanh nghiệp công nghệ mạnh tay chi cho lễ nhậm chức của ông Trump
13:20:03 05/01/2025
Thời điểm Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức đang cận kề. Danh sách các tập đoàn, doanh nhân hàng đầu thế giới chi hàng chục triệu USD cho quỹ nhậm chức của ông ngày càng nối dài và dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Cơ quan Liên hợp quốc khẳng định tiếp tục hoạt động tại Gaza sau lệnh cấm của Israel
13:14:47 05/01/2025
Trước đó vào ngày 28/10, Quốc hội Israel (Knesset) đã thông qua đạo luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ nước này vì cáo buộc liên quan đến hỗ trợ khủng bố và đạo luật sẽ có hiệu lực trong tháng 1 này.
Nóng trong tuần: Thế giới tưng bừng đón năm mới, kinh tế giữ nhịp tăng trưởng và khai phá hướng đi mới
13:12:14 05/01/2025
Người dân khắp thế giới đã cùng nhau chào đón năm mới 2025 với không khí tưng bừng, náo nhiệt và nhiều kỳ vọng về một năm mới tốt đẹp hơn.
Lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc qua chương trình 'Xuân Quê hương' tại Nhật Bản
13:09:12 05/01/2025
Tham dự lễ hội có ông Ngô Trịnh Hà, Tổng Lãnh sự Osaka tại Nhật Bản, đại diện chính quyền Osaka, đông đảo cộng đồng người Việt Nam và bạn bè Nhật Bản.
Năm 2025 khó khăn của Ukraine
13:05:22 05/01/2025
Theo Natia Seskuria, chuyên gia từ RUSI (Viện Nghiên cứu an ninh và quốc phòng có trụ sở tại Anh), Tổng thống Putin đang có cơ hội đàm phán ở thế mạnh và kỳ vọng sẽ nhận được sự nhượng bộ từ Ukraine với sự ủng hộ từ chính quyền Trump.
Thủ lĩnh HTS Syria đề nghị Mỹ ép Israel rút quân khỏi vùng đệm
12:22:20 05/01/2025
Tuy nhiên, giới chức Israel tuyên bố chưa nhận được yêu cầu chính thức nào và khẳng định sự hiện diện của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tại khu vực biên giới là cần thiết để đảm bảo an ninh.
Bộ Tư pháp Mỹ phản đối kế hoạch 'cứu' TikTok của ông Trump
07:02:11 05/01/2025
Tuần trước, ông Trump đã đệ trình một bản tóm tắt pháp lý, lập luận rằng ông cần có thời gian sau khi nhậm chức vào ngày 20/1 để tìm ra một giải pháp chính trị cho vấn đề này. Tòa án dự kiến sẽ nghe các lập luận trong vụ việc vào ngày 1...
Chiến lược dầu mỏ của Ấn Độ thời chính quyền Trump 2.0
06:58:20 05/01/2025
Theo dự báo của OPEC, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng từ 102 triệu thùng/ngày năm 2023 lên 120 triệu thùng/ngày vào năm 2050, trong đó riêng Ấn Độ sẽ chiếm tới 8 triệu thùng/ngày.
Giới chuyên gia dự đoán giá khí đốt toàn cầu trong năm 2025
06:53:26 05/01/2025
Ông Sergey Kaufman, nhà phân tích của Công ty Dịch vụ tài chính Finam, dự đoán giá khí đốt trung bình tại châu Âu sẽ tăng vừa phải, đạt mức 420 USD/1.000m3.
Những kịch bản tiếp theo khi Tổng thống bị luận tội Hàn Quốc chống lệnh bắt giữ
06:32:15 05/01/2025
Tuy nhiên, quyền tổng thống đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ đảng của mình vì đã bổ nhiệm hai thẩm phán mới để lấp đầy 2/3 vị trí còn khuyết trong Tòa án Hiến pháp.