Mỹ tuyên bố sẵn sàng xả tiếp dầu từ kho dự trữ chiến lược
Mỹ sẵn sàng xuất thêm dầu từ kho dự trữ chiến lược sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden hồi tuần trước công bố xuất kho 50 triệu thùng dầu nhằm hạ nhiệt giá năng lượng tại Mỹ.
Hoạt động tại mỏ dầu Belridge gần McKittrick, California. Ảnh: Getty Images
Phát biểu trên kênh CNBC ngày 29/11, ông Amos Hochstein, Cố vấn cấp cao tại Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề an ninh năng lượng toàn cầu, nói rằng Mỹ có đủ lượng dự trữ để tiếp tục xuất thêm dầu từ kho. “Đây là công cụ có sẵn với chúng tôi và sẽ luôn như vậy”, ông Hochstein nói.
Bình luận trên được ông Amos Hochstein đưa ra trong bối cảnh nhiều giới chuyên gia trong ngành năng lượng cho rằng việc Mỹ cam kết xuất cấp hàng triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược sẽ không có hiệu quả nếu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (gọi chung là OPEC ) kiên quyết không chịu tăng sản lượng khai thác và cung ứng ra thị trường.
Video đang HOT
“Đây không phải là đợt giải phóng 50 triệu thùng dầu. Có 30 triệu thùng được đem ra giao dịch trước, các công ty và thương nhân có thể nhận dầu ngay và hoàn trả lại kho trong một khoảng thời gian xác định. Chúng tôi có thể linh hoạt hơn để có thể thực hiện lại việc mở kho dự trữ trong tương lai nếu cần thiết”, ông Hochstein nêu quan điểm.
Trước đó, Tổng thống Biden hôm 23/11 đã thông báo quyết định về xả kho dự trữ dầu mỏ. Bước đi này này được tiến hành có sự điều phối với Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh – những nước nhập khẩu dầu mỏ lớn, nhằm tăng lượng dầu bơm dầu ra thị trường để hạ nhiệt giá năng lượng.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ giải phóng 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược. Trong đó, 32 triệu thùng sẽ được giao dịch trên thị trường trong vài tháng tới và 18 triệu thùng còn lại sẽ được ủy quyền bán theo một đạo luật của Mỹ.
Những diễn biến mới xung quanh lời kêu gọi mở kho dự trữ dầu của Mỹ
Các nguồn thạo tin mới đây cho hay Trung Quốc chưa đưa ra cam kết về việc mở kho dự trữ dầu theo lời kêu gọi của Mỹ, trong khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không hề xem xét thay đổi chính sách sau động thái mới nhất của Chính phủ Mỹ.
Bể chứa dầu tại Cushing, Oklahoma, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 23/11 chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch xuất 50 triệu thùng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược cùng với sự phối hợp của các quốc gia tiêu thụ lớn khác, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, để cố gắng hạ nhiệt thị trường năng lượng.
Sang ngày 24/11, Trung Quốc cho biết họ đang xem xét để mở kho dự trữ của riêng mình và không đưa ra thêm thông tin cụ thể nào. Thông báo này xác nhận đồn đoán được báo giới đưa vào tuần trước rằng, quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới này sẽ đưa ra quyết định theo nhịp độ của riêng họ.
Các quan chức cho biết đây là lần đầu tiên Mỹ tham gia phối hợp với một số nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới ở châu Á trong một động thái như vậy. Ngoài 50 triệu thùng dầu của Mỹ, Ấn Độ có kế hoạch xuất 5 triệu thùng dầu và Nhật Bản "vài trăm nghìn kilô lít" dầu từ kho dự trữ quốc gia của mình. Hàn Quốc chưa cung cấp bất kỳ chi tiết nào về kế hoạch của mình.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng nếu thiếu Trung Quốc, hành động phối hợp do Mỹ khởi xướng sẽ có ít tác động tới thị trường hơn dự kiến.
Giá dầu thô đã giảm trong vài ngày hồi tuần trước do những đồn đoán về một hành động phối hợp giữa các quốc gia tiêu thụ dầu chủ chốt. Nhưng giá "vàng đen" đã tăng 3% vào ngày 23/11, khi Mỹ thông báo khai thác nguồn dự trữ chiến lược nhưng thị trường thiếu rõ ràng về ý định của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ba nguồn tin cho hay OPEC và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (được gọi chung là OPEC ) sẽ không cân nhắc việc mở rộng chương trình tăng sản lượng hiện thời, bất chấp sức ép từ phía Mỹ.
OPEC dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 2/12 để thảo luận về chính sách của nhóm. Song cho đến nay, các nguồn tin cho biết nhóm này nhiều khả năng sẽ không thay đổi chiến lược bơm thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 12 tới.
Nhóm này đã chật vật để đạt được các mục tiêu hiện có theo thỏa thuận nhằm tăng dần sản lượng. Cho tới nay OPEC vẫn lo ngại rằng sự bùng phát trở lại số ca nhiễm COVID-19 một lần nữa có thể làm giảm nhu cầu năng lượng. Khi đó, thị trường sẽ lại dư dôi nguồn cung thay vì thiếu hụt.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay tuy họ không can thiệp để tác động đến giá cả, nhưng một số nhà sản xuất đã hạn chế nguồn cung quá mức. Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho rằng các quốc gia thuộc OPEC cần có những động thái cụ thể để hạ nhiệt giá dầu.
Mỹ kêu gọi các nhà cung cấp năng lượng tăng nguồn cung Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 7/10 cho biết chính phủ nước này đang lo ngại nguy cơ nguồn cung năng lượng không đáp ứng đủ cầu, qua đó kêu gọi các nhà cung cấp năng lượng tăng nguồn cung. Kho dự trữ dầu thô tại Carson, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp...