Mỹ: Tướng quân đội nhận nhiệm vụ giám sát an ninh tại Đồi Capitol
Bà Pelosi mô tả ông Honore là “một chỉ huy có kinh nghiệm xử lý các cuộc khủng hoảng,” với đóng góp nổi bật nhất là trong trận siêu bão Katrina tàn phá New Orleans năm 2005.
Tướng Russel Honore. (Ảnh: CNN)
Ngày 15/1, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thông báo Tướng về hưu Russel Honore , người từng điều phối công tác ứng phó với siêu bão Katrina hồi năm 2005, sẽ giám sát việc đánh giá an ninh tại khu vực Đồi Capitol ở thủ đô Washington, trong lúc Tổng thống đắc cử Joe Biden đang chuẩn bị cho lễ nhậm chức.
Đồi Capitol là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan chính phủ Mỹ, trong đó có trụ sở Quốc hội, nơi vừa xảy ra vụ bạo loạn làm 5 người thiệt mạng cách đây vài tuần.
Theo Chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi, một cuộc điều tra tương tự như những gì được thực hiện sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 sẽ “rất hữu ích” đối với vụ bạo loạn chưa từng có tại trụ sở Quốc hội. Bà Pelosi khẳng định rằng “công lý cần phải được thực thi.”
Chính vì vậy, bà đã chỉ định Tướng về hưu Russel Honore đứng đầu nhóm đánh giá hạ tầng an ninh, phối hợp giữa các cơ quan chức năng, điều hành và kiểm sát an ninh tại Quốc hội.
Video đang HOT
Bà Pelosi mô tả ông Honore là “một chỉ huy có kinh nghiệm xử lý các cuộc khủng hoảng,” với đóng góp nổi bật nhất là trong trận siêu bão Katrina tàn phá New Orleans năm 2005.
Liên quan tới vấn đề luận tội Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump, Chủ tịch Hạ viện từ chối tiết lộ thời điểm sẽ gửi văn bản luận tội lên Thượng viện, tiến trình sẽ dẫn tới việc xét xử ông Trump. Ngoài ra, một số nghị sỹ đảng Cộng hòa ủng hộ Tổng thống Trump đang bị điều tra với cáo buộc dính líu đến vụ tấn công tại Điện Capitol.
Bà Pelosi khẳng định, nếu phát hiện các thành viên quốc hội đồng lõa trong cuộc nổi dậy này, nếu có bằng chứng cho thấy họ giúp đỡ hoặc xúi giục tội phạm, những người này có thể bị truy tố ngoài khuôn khổ quốc hội.
Nhiều cơ quan bộ ngành khác nhau của Mỹ, trong đó có Bộ An ninh Nội địa, Bộ Tư Pháp và Bộ Quốc phòng cũng đã tiến hành điều tra nội bộ nhằm đánh giá công tác chuẩn bị và ứng phó trước vụ bạo loạn hôm 6/1.
Cơ quan điều tra sẽ xác định thông tin nào đã được thông báo trước vụ bạo động, nó đã được truyền đi như thế nào giữa các cơ quan thực thi pháp luật liên bang cũng như phản ứng của các cơ quan này.
Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ đang đối mặt với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ sau vụ tấn công ở Đồi Capitol, khi họ đã “bất lực” nhìn những người ủng hộ Tổng thống Trump dễ dàng xâm nhập tòa nhà quốc hội và gây bạo loạn trong nhiều giờ.
Cùng ngày, mạng xã hội Facebook thông báo sẽ cấm người dùng tạo ra các sự kiện tụ tập ở gần Nhà Trắng, trụ sở Quốc hội cũng như các tòa nhà khác của chính quyền do những quan ngại về an ninh. Lệnh cấm này sẽ diễn ra từ nay cho đến khi kết thúc lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden./.
Binh sỹ Mỹ bảo vệ an ninh tại Điện Capitol. (Ảnh: THX/TTXVN)
Bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ tái xuất
Bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ quay lại vị trí tại tòa nhà quốc hội, một tuần sau cuộc bạo loạn của người ủng hộ Trump.
Chiếc bục bị Adam Johnson, người Florida, bê đi trong cuộc bạo loạn tại Đồi Capitol ngày 6/1. Bức ảnh Johnson mỉm cười, vẫy tay, đội mũ có chữ Trump và ôm chiếc bục trong lúc lang thang qua nhiều căn phòng trong tòa quốc hội, đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu nhất trong ngày.
Bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi được chuyển tới phòng họp báo hôm 13/1. Ảnh: AP
Johnson bị buộc tội xâm nhập trái phép, hành động bạo lực và trộm cắp, dù sau đó người ta phát hiện chiếc bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi bị bỏ lại tại hành lang tại tòa quốc hội.
Johnson được tại ngoại hôm 11/1 sau khi nộp 25.000 USD tiền bảo lãnh và phải giao lại hộ chiếu, đeo thiết bị giám sát điện tử. Phiên điều trần tiếp theo sẽ diễn ra ngày 19/1 tại thủ đô Washington, một ngày trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ nhậm chức.
Chiếc bục gỗ trị giá 1.000 USD, đã được chuyển tới phòng Rayburn để sử dụng trong buổi họp báo về vấn đề xem xét bãi nhiệm Trump chiều 13/1.
Người đàn ông ôm bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện rời tòa nhà quốc hội Mỹ ở Washington hôm 6/1. Ảnh: Win McNamee.
Người đột nhập văn phòng chủ tịch hạ viện Mỹ bị bắt Richard Barnett, ở bang Arkansas, bị bắt và cáo buộc 3 tội danh, sau khi đột nhập văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Giới chức liên bang cho hay Barnett bị bắt vào sáng 8/1 tại thành phố Little Rock, bang Arkansas, với các cáo buộc cố tình xâm nhập và ở lại trong khu vực cấm trái phép,...