Mỹ tung chiêu gì để làm suy yếu nguồn lực quân sự của Nga?
Mỹ đang gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga để làm suy yếu nguồn tiền mà Moskva cần để duy trì chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Theo giới chức Mỹ, trước sức ép của các biện pháp cấm vận chưa từng có tiền lệ, Nga đang phải lựa chọn giữa cứu nền kinh tế và đầu tư cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ảnh: Ukraine
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo, việc kiềm chế “xương sống” của nền kinh tế Nga là lĩnh vực xuất khẩu năng lượng sẽ mất nhiều thời gian.
Ông Adeyemo nói với Reuters trong cuộc phỏng vấn ngày 7/4 rằng Mỹ và các đồng minh còn rất nhiều điều có thể làm và sẽ làm để trừng phạt Moskva nếu Nga không dừng hoạt động tại Ukraine.
Nhà lãnh đạo Ukraine Volodymir Zelensky hôm 7/4 đã kêu gọi các quốc gia ngừng mua dầu mỏ và khí đốt của Nga, đồng thời tách biệt hoàn toàn các ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế.
Sau nỗ lực ban đầu nhằm đóng băng tài sản của Nga, Washington và các đồng minh đã công bố những bước gia tăng vào tuần này khi họ tiến gần đến giới hạn của các biện pháp để cấm vận Nga mà không gây tổn thất kinh tế tại nước nhà.
Thứ trưởng Adeyemo cho biết Chính phủ Mỹ đã công bố lệnh cấm công dân Mỹ đầu tư vào vốn cổ phần, nợ và quỹ đầu tư của các công ty Nga nhằm cắt đứt ngành công nghiệp quốc phòng cùng các lĩnh vực khác của Nga khỏi nguồn vốn đầu tư lớn nhất thế giới.
Video đang HOT
Theo ông, điều này sẽ khiến Nga bị tước đi nguồn vốn cần thiết để xây dựng nền kinh tế cũng như đầu tư vào cỗ máy chiến tranh của mình. Tuy nhiên, giới chức Điện Kremlin khẳng định loạt trừng phạt của Mỹ phương Tây sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến các mục tiêu của Moskva.
Về phần mình, ông Wally Adeyemo cho biết thêm Washington và các đồng minh châu Âu sẽ nhắm mục tiêu vào chuỗi cung ứng quân sự của Nga khi từ chối bán các linh kiện quan trọng được sử dụng trong chế tạo xe tăng, tên lửa, cũng như vắt cạn các nguồn lực của Moskva để duy trì chiến dịch tại Ukraine.
Ông cho rằng tác động của vòng trừng phạt mới nhất sẽ xảy ra ngay lập tức giống như cách họ từng tác động lên nền kinh tế Nga trước đó.
Các quan chức Mỹ ước tính nền kinh tế Nga sẽ giảm 10% trong năm nay và lạm phát đang tiếp cận ngưỡng 20%.
Bộ Tài chính Mỹ sau đó đã đưa công ty khai thác kim cương Nga Alrosa vào danh sách đen, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ cũng trừng phạt công ty đóng tàu hải quân và tàu ngầm United Shipbuilding thuộc sở hữu nhà nước, cùng các công ty con và thành viên hội đồng quản trị liên quan.
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Nhà Trắng Brian Deese cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng sẽ cấm các giao dịch với tập đoàn United Aircraft Corp – nhà sản xuất máy bay chiến đấu Sukhoi và MiG.
Ông Adeyemo cáo buộc ngành quốc phòng của Nga từ năm 2014 đã thành lập các công ty bình phong để thu mua nguồn cung cấp và vật liệu quan trọng phục vụ mục đích xây dựng quân đội của Moskva. Một số công ty trong số này đã bị trừng phạt vào tháng trước.
Theo quan chức Mỹ, các biện pháp trừng phạt tài chính đã buộc Nga phải chi nhiều hơn từ nguồn doanh thu năng lượng để bảo vệ nội tệ rúp, ảnh hưởng đến nguồn quỹ dành cho chiến tranh.
Sau khi mất 45% giá trị so với đồng USD trong hai tuần đầu tiên phát động chiến dịch tại Ukraine, đồng rúp của Nga đã tăng nhanh về mức trước khủng hoảng nhờ sự kiểm soát vốn hiệu quả của Moskva.
Điều đó cho thấy khả năng Tổng thống Nga đã buộc phải đưa ra lựa chọn giữa hỗ trợ nền kinh tế và đầu tư vào cuộc chiến ở Ukraine.
Lãnh đạo quốc gia EU đầu tiên thăm Nga giữa xung đột Ukraine
Thủ tướng Áo Karl Nehammer dự kiến thăm Moskva trong ngày hôm nay, 11/4, trở thành lãnh đạo quốc gia thành viên EU đầu tiên tới Nga giữa khủng hoảng Ukraine.
Đài RT dẫn nguồn các quan chức Nga và Áo ngày 10/4 cho biết, Thủ tướng Áo Karl Nehammer dự kiến sẽ thăm thủ đô Moskva trong ngày 11/4.
Tờ Kronen Zeitung của Áo là tờ báo đầu tiên đưa tin về chuyến thăm sắp tới của ông Nehammer. Zeitung dẫn nguồn tin thân cận cho biết Thủ tướng Áo tìm cách trở thành "người bắc cầu" và trung gian cho hoà bình giữa Moskva và Kiev.
Văn phòng của Thủ tướng Nehammer cũng đã xác nhận chuyến thăm sắp tới với hãng tin TASS, trong khi người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết nhà lãnh đạo Áo sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. "Đúng. Chúng tôi xác nhận [các cuộc đàm phán]", ông Peskov nói với RIA Novosti.
Trước đó, ngày 10/4, ông Nehammer đã đến thăm Kiev, gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng như các quan chức hàng đầu khác. Trong chuyến thăm, Thủ tướng Áo bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Kiev, tuyên bố rằng EU sẽ tiếp tục gia tăng các biện pháp trừng phạt chống Nga "cho đến khi chiến tranh chấm dứt".
Cùng ngày, ông Nehammer đã đến thăm thị trấn Bucha, ngoại ô Kiev, nơi Ukraine và các nước phương Tây cáo buộc có hàng trăm thường dân được tìm thấy đã thiệt mạng sau khi lực lượng Nga rút lui. Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/4 đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine rằng quân đội Nga sát hại dân thường ở Bucha. Bộ này cho biết quân đội Nga đã rời Bucha ngày 30/3 trong khi những bằng chứng giả về vụ việc được đưa ra 4 ngày sau đó, khi lực lượng an ninh Ukraine đã đến địa phương này.
Áo là thành viên của Liên minh châu Âu và đã ủng hộ các lệnh trừng phạt của khối 27 quốc gia chống lại Nga, mặc dù cho đến nay nước này vẫn phản đối việc cấm nhập khẩu khí đốt của Nga.
Áo trung lập về quân sự và không phải là thành viên của NATO. Thủ tướng Nehammer cho biết ông tự thực hiện chuyến đi và đã tham khảo ý kiến của các quan chức hàng đầu Liên minh châu Âu, cũng như đã thông báo cho cả Tổng thống Ukraine Zelenskyy và Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Nga đã đưa quân vào Ukraine vào cuối tháng 2, sau khi cáo buộc Kiev không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk ký năm 2014. Moskva tuyên bố mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt này là nhằm "phi quân sự hoá" và "phi phát xít hoá" Ukraine. Nga đưa ra một trong những yêu cầu quan trọng để ngừng chiến dịch là Ukraine phải cam kết theo đuổi quy chế trung lập, vĩnh viễn không gia nhập NATO.
Ngày 8/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ Moskva hy vọng chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine có thể hoàn tất trong "những ngày tới". Ông Peskov lưu ý chiến dịch vẫn tiếp diễn và đang đạt được các mục tiêu, song song với thúc đẩy tiến trình đàm phán với Ukraine.
Những quốc gia châu Á thiệt hại nhiều nhất, ít nhất từ cuộc chiến ở Ukraine Từ giá lương thực đến du lịch và nguồn cung vũ khí, các nước châu Á-Thái Bình Dương có thể chịu ảnh hưởng nặng nề vì cuộc chiến Nga-Ukraine, ngay cả khi không bị cuộc chiến tác động trực tiếp. Theo kênh CNBC, nhận định trên được đưa ra trong một báo cáo mới của Economic Intelligence Unit (EIU). Theo đó, giá lương...