Mỹ tung 1,7 tỷ USD đối phó biến chủng nCoV
Chính quyền Tổng thống Biden tuyên bố sẽ chi 1,7 tỷ USD để cải thiện năng lực giải trình tự gen đối với biến thể nCoV.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng hôm nay, khoản tiền 1,7 tỷ USD được trích từ gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD, vừa được thông qua tháng trước, sẽ giúp Mỹ đẩy nhanh tiến độ giám sát bộ gen, lĩnh vực mà nước này còn kém so với các nước tiên tiến khác.
“Đầu tháng 2, các phòng thí nghiệm Mỹ chỉ giải mã khoảng 8.000 chủng Covid-19 mỗi tuần, song nhờ khoản đầu tư 200 triệu USD ban đầu, con số này đã nâng lên 29.000 mẫu mỗi tuần”, tuyên bố cho biết thêm.
Một người dân Mỹ tiêm vaccine Covid-19 tại trung tâm y tế ở Miami, Florida, hôm 15/4. Ảnh: AFP.
Khoản tiền 1,7 tỷ USD của chính phủ Mỹ gồm một tỷ USD để nâng cao năng lực giám sát bộ gen của các bang và liên bang, 400 triệu USD để thành lập 6 trung tâm nghiên cứu tiên tiến và 300 triệu USD để xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin quốc gia về chia sẻ, phân tích dữ liệu.
Washington Post hồi tháng 12/2020 công bố một phân tích cho thấy Mỹ chỉ đứng thứ 43 trên thế giới về khả năng giải trình tự gen nCoV. Trong khi đó, biến chủng nCoV lần đầu được phát hiện tại Anh, với khả năng lây lan nhanh hơn, đang gia tăng ở Mỹ.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ Rochelle Walensky tháng trước cảnh báo nước này có thể đánh mất tất cả thành tựu chống Covid-19 gần đây khi đối mặt biến chủng dễ lây lan.
Video đang HOT
Theo trang thống kê thời gian thực Worldometers, Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 32,2 triệu ca nhiễm và gần 580.000 ca tử vong do nCoV.
Ca Covid-19 toàn cầu tăng 7% tuần qua, Mỹ tiêm hơn 100 triệu liều vaccine
Thế giới ghi nhận gần 120 triệu ca Covid-19 toàn cầu, ca mới tuần qua tăng 7%, chủ yếu ở Mỹ Latinh và châu Âu, trong khi Mỹ đạt cột mốc tiêm chủng hơn 100 triệu liều.
Thế giới đã ghi nhận 119.572.265 ca nhiễm nCoV và 2.650.261 ca tử vong, trong khi 96.183.273 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Một người được tiêm vaccine ở Connecticut, Mỹ ngày 26/2. Ảnh: AFP .
Ca Covid-19 mới mỗi ngày tăng 7% tuần qua, lên khoảng 410.233, theo AFP. Bắc Mỹ là lụa địa duy nhất ghi nhận ca nhiễm mới giảm, giảm 4% xuống còn 59.134 ca mỗi ngày.
Trong khi đó, ca mới tăng 15% ở Mỹ Latinh và Caribe (104.686 ca một ngày), châu Á 13% (35.348 ca), châu Âu 6% (167.989 ca) và Trung Đông 5% (32.901 ca). Ở châu Đại Dương, ca mới tăng 29%, nhưng chỉ ở mức 64 ca mỗi ngày.
Ca tử vong vì Covid-19 giảm 3%, ghi nhận 60.252 trường hợp trong tuần qua, tức trung bình 8.607 người chết mỗi ngày.
Bắc Mỹ ghi nhận mức giảm 13%, xuống 10.743 ca tử vong trong tuần qua. Ở châu Á, ca tử vong giảm 17% xuống 3.059, châu Âu giảm 4% xuống 21.781 người.
Trong khi đó, số người chết tăng 5% ở Mỹ Latinh lên 20.459 ca trong một tuần, Trung Đông tăng 19%, (2.176 ca). Châu Đại Dương tăng 250% nhưng chỉ ở mức 7 người chết trong một tuần.
Pakistan là nước ghi nhận tốc độ gia tăng dịch bệnh nhanh nhất trong số các quốc gia báo cáo hơn 1.000 trường hợp hàng ngày trong tuần qua, với mức tăng ca mới 86%, lên trung bình 2.109 ca mỗi ngày. Theo sau Pakistan là Bulgaria (tăng 48%, 2.342 ca), Paraguay (tăng 42%, tăng 1.645 ca), Philippines (tăng 40%, 3.197 ca), Jordan (tăng 32%, 6.257 ca), Ba Lan (tăng 28%, 14.109 ca) và Thổ Nhĩ Kỳ (26%, 12.833 ca).
Moldova là quốc gia ghi nhận ca mới giảm nhiều nhất, giảm 24% xuống 1.004 ca mỗi ngày. Theo sau là Malaysia (giảm 20%, 1.631 ca, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (giảm 13%, 2.541 ca), Israel (giảm 11%, 3.072 ca), Mexico (giảm 11%, 5.502 ca) và Anh (giảm 14%, 5.759 ca).
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 29.987.825 ca nhiễm và 545.319 ca tử vong do nCoV. Thống kê hôm 12/3 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho thấy Mỹ đã tiêm hơn 100 triệu liều vaccine , tương đương 30% số liều vaccine được tiêm trên khắp thế giới. Ban đầu, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đặt mục tiêu đạt được cột mốc quan trọng này vào ngày thứ 100 ông tại vị, tức ngày 30/4.
Mục tiêu đã nhanh chóng được sửa đổi thành 150 triệu mũi vaccine trong 100 ngày đầu tiên và vào tuần này, Biden cho biết Mỹ sẽ có đủ vaccine để tiêm cho toàn bộ dân số trưởng thành 258 triệu người vào cuối tháng 5.
Cụ thể, 65,9 triệu người Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều trong khi 35 triệu người đã tiêm chủng đầy đủ, chiếm 10,5% tổng dân số 331 triệu người. 61% những người trên 65 tuổi, nhóm chịu rủi ro cao nhất từ Covid-19, đã được tiêm ít nhất một liều.
Mỹ đã tiêm khoảng 50 triệu liều vaccine Pfizer, 49 triệu liều Moderna, 900.000 liều vaccine một mũi của Johnson & Johnson. Chính quyền thông báo rằng từ 12/3, nha sĩ, bác sĩ thú y và sinh viên y sẽ được huy động để tiêm vaccine cho công chúng. Mỹ hiện tiêm khoảng 2,2 triệu liều một ngày.
Alaska, một trong những bang tiêm chủng thành công nhất, trở thành nơi đầu tiên ở Mỹ tiêm vaccine cho bất kỳ ai từ 16 tuổi trở lên, trong khi nhiều bang khác mới tiêm vaccine cho người trên 65 tuổi và gặp rủi ro cao.
Trong cuộc họp báo ngày 12/3, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình Brazil , chỉ ra rằng "không chỉ số ca nhiễm, mà số người chết cũng đang tăng lên".
Brazil vào đầu tuần này ghi nhận mức tăng ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục là hơn 2.000 ca trong vòng 24 giờ. Nước này là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 11.363.380 ca nhiễm và 275.105 người chết.
Bệnh viện tại các thành phố lớn của Brazil đang gần chạm ngưỡng quá tải, trong đó những khu điều trị tích cực (ICU) dành để điều trị bệnh nhân Covid-19 tại 15 trên 27 bang đã vượt ngưỡng 90%. Bệnh viện tại Porte Alegre đã phải ngừng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 vì hết giường ICU.
Các chuyên gia y tế cho biết sự gia tăng là do các biến thể mới, dễ lây lan hơn, bao gồm loại được gọi là P1 xuất phát từ Brazil. Brazil đang chật vật đảm bảo đủ vaccine cho người dân. Tổng thống Jair Bolsonaro, người đã nhiều lần phớt lờ lời khuyên của chuyên gia, tuần trước kêu gọi người dân Brazil "ngừng than vãn" về Covid-19 và tiếp tục công kích các hạn chế chống dịch ở các địa phương.
Chiến dịch tiêm chủng bắt đầu muộn ở nước này và diễn ra khá chậm, khi chỉ 8,8 triệu người, tức 4,2% dân số, đã được tiêm liều đầu tiên. Hôm 10/3, Bolsonaro ký một dự luật để đẩy nhanh mua vaccine.
"Trừ khi các biện pháp nghiêm túc được thực hiện, xu hướng tăng sẽ dẫn đến nhiều ca tử vong hơn", Tedros cảnh báo. "Nếu tình hình ở Brazil tiếp tục nghiêm trọng như thế này, các nước láng giềng và cả xa hơn nữa sẽ bị ảnh hưởng".
Brazil nguy cơ thành 'lò ấp' biến chủng nCoV Giữa lúc nhiều người Brazil vẫn tiệc tùng, một quan chức cảnh báo "không có giường ICU cho bố mẹ, dì, con trai, hay bạn gái" của mọi người. Người đưa ra cảnh báo là Fernando Maximo, lãnh đạo cơ quan y tế bang Rondonia, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 tại Brazil. Cách đó hơn 1.600 km,...