Mỹ truy tố kỹ sư TQ ăn cắp bí mật chiến đấu cơ F-35
Những tài liệu mà Yu đánh cắp được cho là nhằm giúp Trung Quốc phát triển chiến đấu cơ J-31 cạnh tranh với “Tia chớp” F-35 của Mỹ.
Mới đây, trang quốc phòng Defence News của Mỹ cho hay nhà chức trách nước này đã quyết định truy tố Yu Long, một kỹ sư Trung Quốc 36 tuổi với tội danh ăn cắp các thông tin nhạy cảm liên quan đén chương trình sản xuất chiến đấu cơ hiện đại F-35 của Không quân Mỹ.
Theo đó, Yu Long bị bắt giữ và truy tố vì đã có hành vi “vận chuyển, chuyển giao hàng hóa thương mại do trộm cắp, gian lận mà có”, và nếu bị kết luận là có tội, Yu có thể phải ngồi tù tới 10 năm và nộp phạt 250.000 USD. Thông tin chính thức về việc bắt giữ Yu mới chỉ được công bố hôm 9/12.
Chiến đấu cơ F-35 “Tia chớp” của Mỹ
Theo Defence News, trên đường từ Trung Quốc trở về Mỹ, Yu đã bị các nhân viên hải quan Mỹ chặn lại, và họ phát hiện món tiền 10.000 USD không khai báo cùng các giấy tờ đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp vừa thành lập ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Hải quan Mỹ còn phát hiện trong người Yu có một mẫu đơn đã hoàn thnafh về việc hợp tác với một trung tâm nghiên cứu hàng không và vũ trụ của nhà nước Trung Quốc, tuy nhiên hải quan vẫn cho phép Yu nhập cảnh vào Mỹ.
Vài ngày sau, Yu tiếp tục quay trở về Trung Quốc, và lần này anh ta tiếp tục bị hải quan Mỹ chặn lại khám xét. Lần này, họ phát hiện nhiều tài liệu nhạy cảm liên quan đến một nhà thầu quốc phòng của Mỹ trong hành lý của Yu.
Theo kết quả điều tra, Yu đã từng làm các công việc liên quan tới động cơ F119 và F135 hiện đang được sử dụng cho hai loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ là F-22 và F-35 tại tập đoàn Lockheed Martin.
Trung Quốc vừa trình làng chiến đấu cơ J-31 được cho là cạnh tranh ngang ngửa với F-35 của Mỹ
Các tài liệu nhạy cảm mà Yu định mang ra khỏi lãnh thổ Mỹ có liên quan đến loại vật liệu titanium được sử dụng trong công nghệ sản xuất chiến đấu cơ F-35. Một số nguồn tin cho hay những dữ liệu mà Yu đánh cắp sẽ được sử dụng để phát triển chiến đấu có J-31 của Trung Quốc.
J-31 là mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm vừa được Trung Quốc trình làng và được quảng cáo là có tính năng không thua kém gì F-35 của Mỹ. Tuy nhiên ngay khi vừa ra mắt, J-31 đã bị giới chuyên gia hàng không chê “tơi tả” vì xả khói mù mịt, chứng tỏ hiệu suất động cơ quá kém, thua xa đối thủ F-35 “Tia chớp”.
Theo Khampha
Hai tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển Senkaku
Trong mấy ngày qua, các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã liên tiếp xâm nhập hải phận khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do phía Nhật Bản kiểm soát.
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản cho biết, hai tàu hải cảnh của Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đã lần lượt xâm nhập trái phép vào vùng biển thuộc khu vực quần đảo Senkaku do nước này kiểm soát (Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là đảo Điếu Ngư) vào sáng hôm 3-11.
Thông tin này được giới truyền thông Tokyo đặc biệt chú ý, đồng loạt đưa tin rằng đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Nhật Bản. Cục Hải dương Trung Quốc cũng đã xác nhận, 2 tàu cảnh sát biển nước này đã tiến vào hoạt động trong khu vực biển đang có tranh chấp với Nhật Bản từ sáng hôm 3-11.
Theo tin cùng ngày của Kyodo News, lực lượng bảo vệ bờ biển nước này đã phát hiện hai tàu hải cảnh Trung Quốc tiến vào khu vực biển phụ cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Nguồn tin cho biết, đây là lần thứ 27 "tàu công vụ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên biển của Nhật Bản, ở khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư", chỉ cách lần xâm nhập trước vẻn vẹn 3 ngày.
Tàu chấp pháp biển của Nhật Bản và Trung Quốc thường xuyên đụng độ ở Senkaku/Điếu Ngư
Kênh truyền hình NHK nêu chi tiết là vào khoảng 6h sáng hôm 3-11, hai tàu cảnh sát biển nói trên tiến vào hải phận tiếp giáp với quần đảo Senkaku, thuộc tỉnh Okinawa. Đến 9h sáng, hai tàu này vẫn lảng vảng cách quần đảo tranh chấp khoảng 12 hải lý.
Tàu tuần tra của lực lượng tuần duyên Nhật Bản liên tục phát đi tín hiệu cảnh cáo, yêu cầu phía Trung Quốc nhanh chóng rời khỏi khu vực được Tokyo tuyên bố thuộc "chủ quyền không thể tranh cãi của họ".
Một trong hai tàu hải cảnh Trung Quốc đã đáp lại bằng hai thứ tiếng Trung và Nhật rằng: "Đảo Điếu Ngư và các nhánh đảo của nó từ trước đến nay đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Đề nghị phía Nhật Bản nhanh chóng rời khỏi khu vực này". Mãi đến 11h trưa hôm đó, 2 tàu hải cảnh Trung Quốc mới rời đi.
Trong khi đó, Cục Hải dương Trung Quốc cũng xác nhận thông tin, biên đội chấp pháp biển bao gồm hai tàu hải cảnh 2401 và hải cảnh 2305 đã triển khai hoạt động tuần tra ở khu vực biển Điếu Ngư/Senkaku hôm mùng 3-11.
Theo ANTD
Mỹ "đốt" 8,3 triệu USD mỗi ngày để không kích ISIS Lầu Năm Góc vừa đưa ra báo cáo về chi phí cuộc chiến chống ISIS tại Iraq và Syria. Theo đó, chi phí của chiến dịch không kích lên tới 8,3 triệu USD/ngày, cao hơn nhiều so với mức dự toán trước đó là 7 triệu USD/ngày. F-22 Raptor, máy xay tiền trên không của quân đội Mỹ Chiến dịch không kích bắt...