Mỹ-Trung vẫn bất đồng về Biển Đông và tin tặc
Kết thúc 2 ngày Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung lần thứ 6, hai bên vẫn bất đồng về tranh chấp ở Biển Đông và tin tặc.
Kết thúc 2 ngày Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung lần thứ 6, hai bên vẫn bất đồng về tranh chấp ở Biển Đông và tin tặc.Trong phiên họp bế mạc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry – đồng chủ trì hội nghị – cảnh báo “gián điệp tin học đe dọa các hoạt động doanh nghiệp và làm tổn hại khả năng cạnh tranh” của nước Mỹ, “dội nước lạnh vào các cải cách kinh tế và đầu tư”. Về phần mình, Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì cho rằng an ninh mạng là “thách thức chung đối với tất cả các quốc gia”.
Đối thoại Mỹ-Trung vẫn bất đồng về tranh chấp Biển Đông, Biển Hoa Đông và tin tặc
TheoRFI,bất đồng giữa Trung-Mỹ trở nên trầm trọng hơn, sau vụ Tư pháp Mỹ truy tố 5 sĩ quan Trung Quốc, nghi phạm của các cuộc tấn công tin học. Trung Quốc trả đũa bằng cách đình chỉ nhóm làm việc song phương trong vấn đề này. Tờ New York Times số ra ngày 10/7 loan tin lần đầu tiên tin tặc Trung Quốc xâm nhập được vào máy tính của chính quyền liên bang, nơi có chứa các thông tin cá nhân của tất cả các viên chức Mỹ.Biển Đông và Biển Hoa Đông là một chủ đề khác mà hai bên thể hiện các quan điểm bất đồng. Phía Mỹ cảnh báo Trung Quốc có thể làm xung đột bùng nổ, nếu đẩy mạnh các đòi hỏi chủ quyền trên những vùng lãnh thổ tranh chấp. Ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh “các bên nên kiềm chế, sử dụng các biện pháp hòa bình và ngoại giao” và Washington “không thể chấp nhận” các mưu toan tạo ra một hiện trạng mới ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Về phần mình, Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ có “quan điểm công bằng, khách quan và tôn trọng cam kết không đứng về bên nào”.Bên cạnh các bất đồng nói trên, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng tìm được một số điểm chung. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định hai bên thống nhất “về tầm quan trọng và tính khẩn cấp của việc hoàn tất quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, vì một bán đảo Triều Tiên ổn định và thịnh vượng”. Theo ông, hai phái đoàn đã thảo luận về “các biện pháp đặc biệt” để buộc Bình Nhưỡng phải thực hiện các cam kết. Tuy nhiên, ông không cho biết thêm chi tiết.Mỹ và Trung Quốc cũng đồng ý về nguyên tắc cần phải có các nỗ lực để chống lại hiện tượng khí hậu Trái đất nóng lên.Về đối thoại kinh tế, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew ghi nhận hai bên đã có có một số tiến bộ theo hướng tạo thuận lợi cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Bắc Kinh cần giảm can thiệp vào thị trường, nhất là trong việc kìm giá đồng nhân dân tệ.Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ giảm “đáng kể” việc can thiệp vào đồng nhân dân tệ, khi điều kiện cho phép. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Trung Quốc không đi kèm các biện pháp cụ thể, và cho biết ông sẽ theo dõi tỷ giá hối đoái của đồng tiền Trung Quốc trong những tháng tới. VĂN LINH
Theo Việt Báo
Mưu đồ xé nát liên minh Mỹ-Nhật-Hàn của Trung Quốc
Chuyến thăm của ông Tập được coi là một nỗ lực khoét sâu mâu thuẫn Nhật-Hàn vì lợi ích của TQ.
Video đang HOT
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du tới Hàn Quốc, một đồng minh quan trọng của Mỹ, một động thái cho thấy dường như Trung Quốc đang muốn phá tan liên minh của Mỹ ở Đông Bắc Á để thiết lập một cấu trúc an ninh mới trong khu vực dưới "chiếc ô" của Trung Quốc.
Trước đây, các lãnh đạo Trung Quốc thường tới thăm Triều Tiên trước khi sang Hàn Quốc, song lần này ông Tập đã phá lệ khi tới Seoul trước. Ông Tập chưa hề có chuyến thăm nào tới Triều Tiên, và ông cũng không hề mời nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới Bắc Kinh.
Chủ tịch Tập Cận Bình đang có chuyến công du tới Hàn Quốc
Chuyến thăm Hàn Quốc của ông Tập diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc và Nhật Bản (hai đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á) đang có những bất đồng liên quan đến tranh chấp quần đảo Dokdo và động thái giải thích lại hiến pháp mới đây của Nhật. Thực tế này khiến cho toan tính kéo Hàn Quốc ra khỏi quỹ đạo Mỹ của Trung Quốc càng có cơ hội thành công hơn.
Ông Chun Yungwoo, cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak nhận định: "Ông Tập không thể bỏ lỡ thời cơ để khoét sâu vào sự lạnh nhạt trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Thời điểm diễn ra chuyến thăm này chứng tỏ Trung Quốc đang cố kéo Hàn Quốc ra khỏi Mỹ và Nhật Bản càng xa càng tốt."
Tuy nhiên ông Chun cũng cho rằng mặc dù có những bất đồng về mặt lịch sử với Nhật Bản liên quan đến thời kỳ xâm lược và nô lệ tình dục trong Thế Chiến II, song Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng sẽ không sa vào "toan tính thâm sâu" của Trung Quốc một cách dễ dàng.
Theo chuyên gia này, bà Park biết rõ rằng mục tiêu của ông Tập trong chuyến thăm lần này nhằm chia rẽ Mỹ với Hàn Quốc, đất nước nơi gần 30.000 lính Mỹ đang đồn trú, và bà sẽ không chấp nhận điều đó.
Lính Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc
Ngoài ra, một chuyên gia ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đã thừa nhận rằng Bắc Kinh và Seoul vẫn còn những bất đồng sâu sắc liên quan đến vấn đề Triều Tiên. Hàn Quốc muốn ông Tập sử dụng đòn bẩy kinh tế của mình để buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân. Trong khi đó, lo sợ xảy ra bất ổn ở Triều Tiên, Trung Quốc sẽ rất khó có thể chấp nhận yêu cầu này.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ ở Washington cũng dõi theo chuyến thăm của ông Tập tới Hàn Quốc với một tâm trạng bất an. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Daniel Russel hồi tháng trước đã tuyên bố trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện rằng chuyến thăm này của ông Tập là "một dấu mốc lớn".
Tuy nhiên Mỹ vẫn tin rằng dù còn tồn tại một số vấn đề, quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ vẫn gìn giữ được nền tảng vững chắc và không dễ gì phá bỏ được.
Mỹ cũng tin rằng đây là một nỗ lực nữa của Trung Quốc nhằm phát một thông điệp tới Mỹ rằng Trung Quốc đang muốn định hình lại cấu trúc an ninh trong khu vực, trong đó Trung Quốc đóng vai trò cầm trịch. Muốn làm được điều đó, Trung Quốc phải tìm mọi cách phá vỡ liên minh Mỹ-Nhật-Hàn ở Đông Á, và họ đang nhắm đến mắt xích quan trọng là Hàn Quốc.
Trung Quốc đang muốn lập một cấu trúc an ninh mới mà không có Mỹ ở Đông Á
Ở Trung Quốc, chuyến công du của ông Tập được quảng bá như là một bước đột phá để tăng cường mối quan hệ "nồng ấm" giữa Bắc Kinh và Seoul, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Trong khi kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Hàn Quốc ngày càng tăng nhanh, giá trị giao dịch thương mại giữa Mỹ với Hàn Quốc vẫn chỉ giẫm chân tại chỗ ở mức 125 tỉ USD.
Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát mới được thực hiện gần đây, Trung Quốc còn phải làm rất nhiều điều mới có thể chiếm được tình cảm của người dân Hàn Quốc. Khảo sát này cho thấy đa phần người dân Hàn Quốc coi Trung Quốc là một "mối đe dọa" trong khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Đa số người dân Hàn Quốc được hỏi trả lời rằng Mỹ vẫn là quốc gia nổi tiếng nhất đối với họ và là đồng minh quan trọng nhất với Hàn Quốc trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Theo Khampha
Nga - Trung tiếp tục bất đồng về giá khí đốt Sự có mặt của ông Putin không giúp Nga-Trung giải quyết được các bất đồng về giá khí đốt khiến hai nước chưa thể đi đến thống nhất về thỏa thuận khí đốt. Ngày 20/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không thể đưa ra bản thỏa thuận về mua bán khí đốt giữa hai...