Mỹ – Trung “tính kế” phong tỏa Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân mới nhất
Mỹ và Trung Quốc đang thảo luận những biện pháp nhằm hạn chế việc giao thương với Triều Tiên đối với các mặt hàng than đá, sắt quặng và dầu thô trong bối cảnh Washington và các nước đồng minh đang nỗ lực ngăn chặn Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình hạt nhân của nước này.
Người dân Hàn Quốc xem tin tức về chương trình tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: Reuters)
Bloomberg ngày 5/10 dẫn nguồn tin từ 4 nhà ngoại giao của các quốc gia thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cho biết Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm tìm cách hạn chế các hoạt động thương mại trong lĩnh vực năng lượng với Triều Tiên để “dằn mặt” Bình Nhưỡng về vụ thử hạt nhân mới nhất của nước này hồi tháng trước.
Theo các nguồn tin trên, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ xem xét áp dụng các biện pháp cắt giảm giao thương với Triều Tiên về than đá, sắt quặng và dầu thô. Ngoài ra, các nước khác cũng đang xem xét các lệnh trừng phạt riêng rẽ nhằm vào Bình Nhưỡng ngay sau khi Hội đồng bảo an có thông tin chính thức về việc này.
Mỹ và các nước đồng minh đang nỗ lực tìm cách thắt chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt nhằm vào chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, từ đó ép Triều Tiên phải từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân vốn đang được nước này đẩy mạnh trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc áp đặt các lệnh trừng phạt này sẽ khó có thể thành công nếu không có sự ủng hộ từ phía Trung Quốc. “Mỹ muốn kiềm chế Triều Tiên, nhưng phải nhờ Trung Quốc giúp một tay”, Shi Yongming, chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc tế trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhận định.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4/10 xác nhận rằng cơ quan này đang “tiến hành đàm phán với các bên liên quan” về vấn đề Triều Tiên nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết. Bắc Kinh nói rằng Hội đồng bảo an nên có những biện pháp quyết liệt hơn để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời duy trì hòa bình và sự ổn định ở khu vực này.
Trung Quốc hiện chiếm hơn 70% kim ngạch thương mại của Triều Tiên. Dữ liệu từ Cục hải quan Trung Quốc cho thấy trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, lượng than đá và sắt quặng mà Trung Quốc nhập khẩu từ Triều Tiên tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng dầu thô vẫn chưa được công bố.
Trung Quốc hiện vẫn cho phép nhập khẩu than đá và sắt quặng từ Triều Tiên nếu những mặt hàng này không liên quan đến dự án hạt nhân của Bình Nhưỡng. Chuyên gia Shi nhận định nếu Trung Quốc áp đặt lệnh cấm giao dịch về năng lượng với Triều Tiên thì nền kinh tế của Bình Nhưỡng có thể sẽ sụp đổ. Bắc Kinh tất nhiên lo ngại kịch bản này xảy ra, do vậy nước này có thể sẽ đưa ra một biện pháp mang tính thỏa hiệp, cho phép giao thương với Triều Tiên ở một mức độ nhất định.
Thành Đạt
Theo Bloomberg
Trung Quốc "nặng lời" với Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên
Bắc Kinh cáo buộc Mỹ là nguyên nhân và mấu chốt của vấn đề hạt nhân Triều Tiên và Washington đang làm những căng thẳng vốn đã lâm vào thế bế tắc trong khu vực này trở nên ngày càng trầm trọng hơn.
Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đổ lỗi cho Bắc Kinh liên quan đến vụ thử hạt nhân lần thứ 5 của Triều Tiên thứ Sáu (9.9) tuần trước. Washington cho rằng, Bắc Kinh đã thiếu nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân của Triều Tiên.
Triều Tiên ngày 9.9 đã xác nhận thử hạt nhân thành công và đây là vụ thử lớn nhất của nước này. Vụ nổ mạnh tới 10 kiloton đã gây ra một trận động đất và dấy lên làn sóng lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter bình luận, tình hình hiện nay cho thấy Trung Quốc đã thất bại để kìm chế các mối đe dọa từ Triền Tiên.
"Tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của Trung Quốc. Đó là trách nhiệm của Trung Quốc. Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trước sự phát triển của tình hình hiện nay và phải đảo ngược nó", ông Carter nhấn mạnh.
Đáp lại, truyền thông nhà nước Trung Quốc gay gắt lên án, chỉ trích những lời đổ lỗi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
"Mỹ không bao giờ nghĩ đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên vì chuyện này quá phức tạp với họ", tờ Hoàn cầu Thời báo viết."
"Trung Quốc không có khả năng thuyết phục Triều Tiên từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhan vì những nỗ lực của Trung Quốc đã không được ghi nhận và được các bên khác ủng hộ", tờ báo nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua cũng lên tiếng đáp trả bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho rằng, những lời tuyên bố của ông Carter là không cần thiết đồng thời cáo buộc Mỹ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
"Nguyên nhân và mấu chốt của vấn đề hạt nhân Triều Tiên là Mỹ chứ không phải là Trung Quốc. Cốt lõi của vấn đề là sự xung đột giữa Triều Tiên và Mỹ ", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Đồng thời bà Hoa cũng hối thúc Washington phải nhanh chóng "tìm kiếm một giải pháp hiệu quả".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, nước này đã có những "nỗ lực không ngừng" hướng tới việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên nhưng "một vòng tròn luẩn quẩn các biện pháp trừng phạt đã dẫn đến việc Bình Nhưỡng rút khỏi các cuộc đàm phán 6 bên vào năm 2009. Họ nhắm đến một giải pháp hòa bình giải quyết các vấn đề an ninh. Trung Quốc đã kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán và đã hứa sẽ đưa các vấn đề có liên quan trở lại các cuộc đàm phán và tham vấn", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Theo Danviet
Sợ Trung Quốc bỏ rơi, Ngoại trưởng Triều Tiên tức tốc thăm Bắc Kinh Ngoại trưởng Triều Tiên sang thăm Bắc Kinh được cho là để xoa dịu và tìm kiếm sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Ngoại trưởng Triều Tiên đã tới thăm Bắc Kinh trong một nỗ lực nhằm xoa dịu và tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi phải đối đầu với lệnh trừng phạt từ quốc tế Kyodo ngày 12/9 đưa tin, Ngoại...