Mỹ: Trung Quốc vi phạm Công ước về Luật Biển
Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton hôm qua (23/5) tuyên bố, Mỹ ủng hộ các nước “đang bị Trung Quốc đe dọa” ở Biển Đông. Tuy nhiên, bà Hillary thừa nhận, việc Mỹ đến giờ chưa thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã làm ảnh hưởng đến sự ủng hộ của nước này cho các đồng minh có tranh chấp trong khu vực.
Ngoại trưởng Hillary
Tại một cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện ngày hôm qua, nữ Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang đòi chủ quyền ở những vùng lãnh hải vượt quá quy định được đưa ra trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Tuy nhiên, vì Mỹ chưa thông qua công ước này nên Mỹ khó có thể can thiệp vào việc Trung Quốc không tuân theo quy định của công ước.
Giới lãnh đạo quân sự và ngoại giao hàng đầu Mỹ hôm qua đã khẩn thiết yêu cầu Quốc hội thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Công ước trên được ký kết năm 1982 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1994. Phe Cộng hòa đối lập đã ngăn cản không cho Mỹ thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển nhưng quân đội Mỹ tuyên bố vẫn hành động theo những quy định và điều luật được đưa ra trong bản công ước này.
Video đang HOT
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama từ năm 2010 đã luôn nhấn mạnh, dù Mỹ không phải là một bên trong các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông nhưng nước này có lợi ích trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho những cuộc tranh chấp đó. Washington cũng có lợi ích trong việc duy trì sự tự do hàng hải ở Biển Đông – nơi chứa nhiều tuyến đường biển chiến lược.
Trung Quốc là một trong hơn 160 nước tham gia vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Nước này đang có tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), khu vực biển nằm cách bờ biển của một nước trong vòng 200 hải lý (370km) là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước đó. Các nước có quyền khai thác và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, các nước cũng phải bảo đảm sự tự do hàng hải ở những khu vực đó.
Trung Quốc và Philippine đang tranh chấp bãi cạn Scarborough. Philippine tuyên bố, bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km (tức là trong phạm vi 200 hải lý được quy định trong UNCLOS). Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.
Theo VNMedia
Trung Quốc đưa 5 tàu chiến đến gần biển Philippines
Năm tàu chiến Trung Quốc đã được triển khai gần vùng biển Philippines sau chuyến thăm của một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ tới nước này.
Một tàu khu trục mang tên lửa đối hạm của Trung Quốc ở căn cứ hải quân tại Hong Kong - Ảnh: AP
Báo Philippine Star cho biết năm tàu đó là hai chiếc khu trục hạm 052B, hai tàu khu trục nhỏ 054A và một tàu vận tải đổ bộ 071.
Philippine Star dẫn lại truyền thông Đài Loan nói các tàu này đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và sẽ tới một địa điểm không xác định ở gần Philippines. Các tàu còn được cử đi để hỗ trợ các tàu ngư chính của Trung Quốc ở đảo đá ngầm Scarborough đang diễn ra tranh chấp và đối đầu bế tắc giữa Trung Quốc và Philippines.
"Với trọng tải chỉ 3.200 tấn, tàu tuần tra lớp Hamilton của hải quân Philippines không thể sánh được với bốn tàu khu trục hạm lớn nhỏ của Trung Quốc tổng cộng mang 48 tên lửa chống hạm C-802/803. Philippines thì không có tên lửa nào".
Tin tức trên loan đi sau khi tàu ngầm hạt nhân Mỹ USS North Carolina bất ngờ xuất hiện tại căn cứ hải quân Mỹ ở Subic, Philippines. Đây được coi là tàu ngầm hiện đại nhất của hải quân Mỹ. Chuyến thăm không được báo trước và diễn ra trong một thời điểm nhạy cảm.
"Có vẻ như căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Subic đang trên đường trở lại vị trí cũ, căn cứ hải quân lớn nhất của Washington bên ngoài nước Mỹ. Và vấn đề lớn là Tổng thống Benigno Simeon Aquino III đang giấu giếm điều này với 100 triệu người Philippines", một nhóm hoạt động đối lập, Pamalakaya, nêu quan điểm của họ trong một tuyên bố.
Trong ngày 20-5, Bộ Quốc phòng Philippines nói tin tức về sự có mặt của năm tàu chiến ở gần vùng biển Philippines không phải là điều đáng quan ngại chừng nào các tàu này còn ở ngoài vùng biển quốc tế. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Peter Galvez nói các tàu chiến của những nước khác cũng thường đi lại ngoài biển Đông và họ có quyền tự do hàng hải.
"Chừng nào họ còn ở trong vùng biển quốc tế thì các tin tức này không gây ra quan ngại nghiêm trọng - Galvez nói với Đài truyền hình CBS-ABN trong một cuộc phỏng vấn - Xin đừng tô màu cho cuộc khủng hoảng. Các tàu chiến của những nước khác cũng đi lại trong vùng".
Galvez cũng nói biển Đông là "khu vực hàng hải mật độ cao" và từ chối bình luận về khả năng năm tàu chiến Trung Quốc là đáp lại sự có mặt của tàu ngầm Mỹ. "Chúng tôi không đàm tiếu về hành động của các nước khác", ông nói.
Theo Tuổi trẻ
Trung Quốc đặt báo động cao ở Biển Đông Một phát nguôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua (18/5) tuyên bố, nước này đang được đặt trong tình trạng báo động cao ở bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông. Tuyên bố này được đưa ra sau khi có tin một nhóm người dân Philippine có kế hoạch đến khu vực tranh chấp để cắm cờ khẳng định chủ quyền....