Mỹ, Trung Quốc ’so kè’ trong cuộc đua 5G
Mỹ dẫn đầu trong mảng triển khai 5G thương mại trong năm 2019, trong khi Trung quốc lại có hàng trăm đợt thử nghiệm 5G quy mô lớn.
Ảnh: AFP
Theo báo cáo về mức độ cam kết cho 5G mới nhất của hãng nghiên cứu viễn thông Analysys Mason, Mỹ đi từ vị trí thứ ba hồi năm 2018 lên đứng hàng đầu với Trung Quốc trong năm nay. Hàn Quốc, quốc gia vừa tung mạng 5G di động giữa tuần này, cùng Nhật Bản và Anh là ba nước còn lại trong top 5 các nước chuẩn bị tốt nhất cho thế hệ mạng di động kế tiếp.
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành hiệp hội thương mại Mỹ CTIA Meredith Attwell Baker cho biết các đợt triển khai 5G quy mô lớn đầu tiên đã diễn ra tại nhiều cộng đồng trên cả nước Mỹ. Mỹ “có nhiều bước tiến ấn tượng trong cuộc đua 5G nhờ cam kết vào các chính sách thông minh của chính quyền, Quốc hội và Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ”, Attwell Baker cho hay.
Theo nghiên cứu của Analysis Group, việc cung cấp phổ di động cho ngành công nghiệp viễn thông Mỹ trong 5 năm tới dự kiến sẽ thêm 391 tỉ USD cho nền kinh tế và tạo 1,8 triệu việc làm mới. Kết luận của Analysys Mason và Analysys Group được nêu trong bài báo do CTIA đăng tải tuần này. Bài báo nói về lợi ích của các nhà khai thác mạng viễn thông, nhà sản xuất thiết bị, nhà phát triển ứng dụng di động và nhà sáng tạo nội dung trước thềm mạng di động mới.
Cuộc đua phát triển, triển khai 5G diễn ra trong bối cảnh quan hệ thương mại, công nghệ Mỹ – Trung có nhiều căng thẳng. Tình hình phức tạp hơn khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây áp lực để thiết bị 5G do Huawei sản xuất bị cấm trong nhiều mạng di động trên toàn cầu. Ngoài ra, phía Mỹ còn cáo buộc doanh nghiệp Trung Quốc gian lận tài chính, vi phạm lệnh trừng phạt thương mại áp đặt lên Iran và nhiều sai phạm khác.
Áp lực của Mỹ lên đồng minh chẳng may là không mấy thành công. Tháng trước, Ủy ban châu Âu (EC) từ chối cấm hoàn toàn Huawei. Thay vào đó, EC để các nước thành viên tự chịu trách nhiệm trong việc đánh giá rủi ro mạng viễn thông.
Video đang HOT
Ở Trung Quốc, Huawei và ZTE là hai trong số các “nhà vô địch” 5G. Công nghệ 5G hứa hẹn cung cấp tốc độ dữ liệu nhanh hơn, giảm độ trễ, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, đem lại dung lượng hệ thống cao hơn và số thiết bị được kết nối lớn hơn so với các thế hệ mạng di động trước đây. Tại Mỹ thì không có các hãng đứng đầu hệ thống 5G. Thay vào đó, nhà mạng Mỹ như AT&T, Verizon Communications và Sprint làm việc với Samsung Electronics của Hàn Quốc, Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển để có thiết bị 5G.
Analysys Mason cho rằng dù Mỹ cải thiện đáng kể vị trí trong cuộc đua 5G, nước này vẫn còn nhiều thách thức để vượt qua nỗ lực từ Trung Quốc trong dài hạn. Hãng nghiên cứu viễn thông đánh giá Đại lục vẫn giữ được lợi thế đáng kể về cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu gần đây cho thấy Trung Quốc có hơn 14 điểm di động không dây trên mỗi 10.000 người, trong khi Mỹ chỉ có 4,7 điểm trên mỗi 10.000 người.
Mỹ dẫn đầu khi nhắc đến việc triển khai mạng 5G thương mại trong năm 2019. Tuy nhiên, các nhà khai thác mạng Trung Quốc lại là những bên tiến hành hàng trăm thử nghiệm 5G ở quy mô lớn trên cả nước. Các nhà mạng nước này cũng công bố kế hoạch triển khai sản phẩm 5G “tiền thương mại” trong năm nay.
Theo thanh niên
Mỹ hụt hơi trong cuộc đua 5G với Trung Quốc
Dẫn đầu trong hầu hết những công nghệ viễn thông gần một trăm năm qua, nhưng 'đế quốc công nghệ' Mỹ đang có dấu hiệu hụt hơi trong cuộc đua công nghệ 5G với đối thủ mới là Trung Quốc.
Trong hơn một thế kỉ, Mỹ luôn được đánh giá là vị vua trong ngành công nghệ viễn thông với hàng loạt các phát kiến mang tính thời đại như máy truyền tin điện tín hay sau đó là phát minh điện thoại của nhà kĩ sư đại tài Alexander Graham Bell vào những năm 1800 của thế kỉ trước.
Những năm đầu thế kỉ 21, nhờ các phát minh có một không hai như điện thoại cảm ứng của Apple và sự ra đời của phát minh mạng internet, Mỹ vẫn tiếp tục thống trị ngành viễn thông.
Tuy nhiên, theo tờ South China Morning Post, đến năm 2019, trong bối cảnh thế giới đang sôi sục cạnh tranh công nghệ mạng 5G, Mỹ, quốc gia hàng đầu về công nghệ viễn thông, lại bất ngờ trở nên yếu thế trong cuộc đua này và dần tụt hậu so với phần còn lại thế giới.
Lần đầu tiên, những công ty viễn thông số một Hoa Kì như AT&T hay Comcast Corporation đã hoàn toàn nằm ở cửa dưới so với các ông lớn 5G như tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc, hãng Nokia của Phần Lan và thậm chí là thua cả Ericsson của Thụy Điển.
Các tập đoàn viễn thông hàng đầu Hoa Kì như AT&T hiện đang yếu thế hơn so với tập đoàn Huawei của Trung Quốc.
Trong mắt giới công nghệ, mạng 5G có thể được xem là khởi đầu cho một cuộc cách mạng làm thay đổi toàn bộ ngành viễn thông. Với công nghệ này, các nhà nghiên cứu có thể cải tiến mạng internet và khám phá vào những lĩnh vực chưa được khai phá rõ ràng như thực tế ảo hay chế tạo xe tự động. Bất cứ quốc gia nào làm chủ được công nghệ này sẽ có thể thu về hàng tỉ đô la lợi nhuận.
Trong những năm gần đây, thay vì tập trung đầu tư nghiên cứu công nghệ 5G, chính phủ Mỹ lại đâm đầu vào các vụ tranh chấp thương mại, kiện tụng với Trung Quốc và thậm chí là khuyến cáo các nước trên thế giới tránh xa các thiết bị 5G của hãng Huawei, buộc tội tập đoàn này lén sử dụng phần mềm gián điệp.
Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực mà Mỹ thực hiện để ngăn chặn tiến độ phát triển của công nghệ 5G của Trung Quốc đều không hiệu quả. Mới đây, mặc cho áp lực từ chính phủ Mỹ, Ủy ban châu Âu vẫn quyết không cấm sử dụng công nghệ của Huawei.
Trong khi cuộc chiến giữa Mỹ và hãng Huawei của Trung Quốc vẫn còn chưa ngã ngũ, rất nhiều chuyên gia công nghệ đã cảm thấy rất âu lo về tương lai của ngành viễn thông Hoa Kì. Thay vì tự phát triển dịch vụ 5G, mới đây, các tập đoàn viễn thông hàng đầu Hoa Kì như AT&T, Verizon và Sprint đã tuyên bố chọn Nokia và Ericsson làm nhà cung cấp dịch vụ này cho thiết bị của họ.
Roger Wicker, chủ tịch ủy ban thương mại, khoa học và giao thông vận tải Hoa Kì, đã nhận định rằng tuyên bố này có thể coi như dấu hiệu đầu hàng trong cuộc đua 5G với Trung Quốc. Theo ông, Mỹ đã ngủ quên trong chiến thắng quá lâu để rồi không thể nào vực dậy nổi.
Ông Roger đã lên tiếng cảnh báo: "Mỹ cần phải thắng trong cuộc đua 5G. Nếu như chúng ta không thắng được cuộc chiến này, lợi ích kinh tế và xã hội của quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng".
Một số nhân viên ngành viễn thông Hoa Kì cho biết một trong những nguyên nhân chính yếu khiến Mỹ đuối thế trong cuộc đua 5G nằm ở sự không đồng nhất về tiêu chuẩn mạng di động. Trong khi các nước thuộc liên minh châu Âu từ lâu đã thống nhất sử dụng mạng GSM, tại Mỹ, các tập đoàn công nghệ viễn thông vẫn loay hoay chưa thể thống nhất một hệ thống mạng di động cố định.
Ví dụ như tập đoàn Hoa Kì như Verizon và Sprint, chuyên sử dụng mạng CDMA. Trong khi đó, hai tập đoàn AT&T và T-Mobile lại sử dụng nền tảng GSM, vốn hoạt động trên tần số khác so với CDMA.
Thomas J.Lauria, cựu nhân viên của AT&T, cho biết: "Ở Mỹ, người tiêu dùng có thể chọn hàng loạt các loại mạng không dây như TDMA, CDMA và GSM. Những công ty viễn thông ở Mỹ có quyền chọn bất cứ loại mạng di động nào họ muốn miễn là nó mang lại hiệu quả kinh tế. Thú thật, ngành viễn thông ở Mỹ nhiều khi hoạt động giống phong cách cao bồi miền viễn Tây vậy, vô tổ chức đến tội nghiệp".
Thay vì thống nhất sử dụng một nền tảng mạng và phát triển nó, chính phủ Mỹ lại quyết định để các công ty viễn thông tự chọn và phát triển tự do nền tảng mạng di động mà họ muốn. Chính điều này đã khiến cho việc phát triển công nghệ 5G ở Mỹ gặp rất nhiều khó khăn và đánh dấu cho sự tuột dốc của nền công nghiệp viễn thông của quốc gia này.
Hiện nay, tập đoàn Huawei là một trong những nhà cung cấp thiết bị 5G hàng đầu thế giới.
Ngược lại, ở Trung Quốc, tập đoàn Huawei, từ vị thế kẻ dưới trướng, lại phát triển mạnh mẽ nhờ vào lợi thế cung cấp các thiết bị giá rẻ cho những công ty viễn thông thuộc các nước đang phát triển như Việt Nam. Bằng cách tập trung vào khâu cải thiện dịch vụ khách hàng và đầu tư mạnh vào bộ phận nghiên cứu, phát triển, Huawei chính thức sánh vái với những gã khổng lồ công nghệ viễn thông hàng đầu thế giới và nằm trong số những tập đoàn chính yếu chuyên cung cấp thiết bị 5G trên quy mô toàn cầu.
Maria Langsley, chuyên gia tư vấn của tập đoàn AT&T, cho biết: "Tôi cảm thấy rất buồn về tương lai ảm đạm của nền công nghiệp viễn thông Hoa Kì. Chính chúng tôi là những người đã sáng tạo và xây dựng nên nền công nghiệp viễn thông toàn cầu và giờ đây, chính chúng tôi lại trở thành kẻ thua cuộc".
Theo TGTT
Ngấm đòn trừng phạt từ Mỹ, Huawei mất ngôi đầu trên thị trường thiết bị viễn thông Theo báo cáo của IHS Markit, Ericsson đã vượt mặt Huawei để giành lại ngôi đầu trên thị trường này sau hai năm đứng dưới. Các báo cáo mới đây cho thấy, hãng Huawei Technologies đã bị hạ bệ khỏi ngôi đầu trong số các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông trong năm 2018, khi lời kêu gọi của chính...