Mỹ trừng phạt nhà máy làm hỏng 15 triệu liều vaccine Covid-19
Chính quyền Biden cấm nhà máy Emergent tiếp tục sản xuất vaccine AstraZeneca sau sự cố làm hỏng 15 triệu liều, giao quyền phụ trách cơ sở cho Johnson&Johnson.
Sau quyết định của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, nhà máy Emergent BioSolutions ở Baltimore, bang Maryland sẽ chỉ còn sản xuất vaccine Covid-19 của Johnson&Johnson, nhằm tránh sự cố trộn nhầm vaccine trong tương lai, hai quan chức y tế cao cấp của Mỹ cho biết ngày 3/4.
Hãng dược phẩm Johnson&Johnson xác nhận quyết định và cho biết họ “chịu hoàn toàn trách nhiệm” với vaccine được sản xuất bởi Emergent.
Quyết định này được đưa ra sau sự cố Emergent, đối tác sản xuất vaccine Covid-19 của AstraZeneca và Johnson&Johnson, trộn lẫn hai thành phần vaccine khiến 15 triệu liều bị hỏng, buộc các cơ quan quản lý hoãn cấp phép cho dây chuyền sản xuất của nhà máy.
Các quan chức chính phủ Mỹ lo ngại sự cố tại Emergent sẽ làm xói mòn niềm tin của công chúng vào vaccine, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden thúc đẩy sản xuất để mọi người Mỹ trưởng thành được tiêm vào cuối tháng 5.
Quyến định ngăn Emergent sản xuất vaccine Covid-19 AstraZeneca được đưa ra trong lúc sản phẩm này bị nghi gây ra biến chứng đông máu và khiến một số quốc gia châu Âu hạn chế sử dụng. AstraZeneca trong thông cáo cho biết sẽ làm việc với chính quyền Biden để tìm cơ sở sản xuất thay thế.
Video đang HOT
Cơ sở sản xuất của Emergent tại thành phố Baltimore thuộc bang Maryland, Mỹ. Ảnh: EPA .
Sự cố trộn nhầm thành phần vaccine và quyết định của chính quyền Mỹ hôm 3/4 được đánh giá là “bước thụt lùi đáng kể” và gây ra khủng hoảng quan hệ công chúng cho Emergent. Công ty công nghệ sinh học tại bang Maryland này từng sản xuất vaccine bệnh than và bán cho Kho dự trữ Chiến lược Quốc gia Mỹ.
Phát ngôn viên của Emergent cho biết họ sẽ tiếp tục sản xuất vaccine Covid-19 AstraZeneca tới khi nhận được hợp đồng điều chỉnh từ chính phủ Mỹ và từ chối bình luận thêm về thông tin.
Giới chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất vaccine cho biết Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra quy định không cho một cơ sở sản xuất hai loại vaccine sử dụng công nghệ vector virus vì nguy cơ trộn nhầm và nhiễm tạp chất, nhằm ngăn các sự cố tương tự tại Emergent.
Việc tái cơ cấu nhà máy ở Baltimore là trở ngại khác đối với vaccine Covid-19 của AstraZeneca, khi sản phẩm này chưa được Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp như vaccine của Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson&Johnson.
Một quan chức Mỹ cho biết Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh đang thảo luận với AstraZeneca về điều chỉnh vaccine để đối phó với các biến chủng nCoV mới.
Giới chức Mỹ hồi tháng 6/2020 chuyển cho Emergent 628 triệu USD đặt cọc trong lúc triển khai Chiến dịch Thần tốc, sáng kiến của chính quyền cựu tổng thống Donald Trump nhằm gấp rút phát triển vaccine Covid-19.
Johnson&Johnson và AstraZeneca đều ký hợp đồng với Emergent để sử dụng nhà máy ở Baltimore. Vaccine Covid-19 AstraZeneca gồm hai mũi tiêm, còn Johnson&Johnson là một mũi.
Vaccine của hai hãng dược phẩm này đều sử dụng công nghệ vector virus, nghĩa là chứa biến thể được sửa đổi và vô hại của virus khác để kích thích hệ miễn dịch cơ thể đối phó với nCoV.
15 triệu liều vaccine Johnson & Johnson bị hỏng Hà Lan dừng tiêm vaccine vaccine AstraZeneca người dưới 60 tuổi Berlin dừng tiêm vaccine AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi Canada dừng tiêm vaccine AstraZeneca người dưới 55 tuổi Sự mù mờ khiến Mỹ mất niềm tin vào vaccine AstraZeneca
Brazil cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Johnson & Johnson
Ngày 31/3, Brazil thông báo đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine phòng COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (Mỹ). Đây là loại vaccine phòng COVID-19 thứ 4 được cấp phép tại quốc gia Nam Mỹ này.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan Quản lý y tế liên bang Brazil (Anvisa) thông báo vaccine của Johnson & Johnson được cấp phép sử dụng cho các nhóm ưu tiên như nhân viên y tế và người cao tuổi. Brazil đã ký thỏa thuận với hãng dược phẩm Mỹ từ hai tuần trước để đặt mua 38 triệu liều vaccine phòng COVID-19 và dự kiến nhận bàn giao từ tháng 8 tới.
Giới chức quốc gia 212 triệu dân đang nỗ lực đảm bảo đủ vaccine để tiêm cho người dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đe dọa hệ thống y tế quốc gia. Brazil cũng đã đạt thỏa thuận mua 100 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech, dự kiến bàn giao trong khoảng tháng 4 và tháng 5 tới.
Nước này đang sử dụng vaccine của AstraZeneca và vaccine của Sinovac trong tiêm chủng. Trong khi vaccine của Johnson & Johnson chỉ cần 1 liều duy nhất thì vaccine của Pfizer/BioNTech, AstraZeneca và Sinovac đều cần 2 mũi cho một chu trình đầy đủ.
Với khoảng 8% dân số Brazil đã được tiêm mũi đầu và khoảng 2,3% được tiêm đủ 2 mũi, Brazil vẫn đang cách xa mục tiêu tiêm cho tất cả người trưởng thành trước cuối năm 2021.
Với trên 321.000 ca tử vong vì COVID-19, hiện Brazil là quốc gia có số ca tử vong cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Tháng 3 vừa qua là tháng dịch bệnh diễn biến tồi tệ nhất tại Brazil với 66.573 người tử vong vì COVID-19 chỉ riêng trong tháng này. Số ca tử vong mỗi ngày vì COVID-19 tại Brazil tăng gấp hơn 4 lần kể từ đầu năm 2021.
15 triệu liều vaccine COVID-19 bị vứt bỏ do nhầm lẫn khi pha thành phần Mỹ sẽ tạm ngưng tiếp nhận vaccine ngừa COVID-19 tiêm một mũi của hãng Johnson & Johnson sau khi phát hiện một nhà máy sản xuất ở Baltimore gặp sự cố trong khâu trộn nguyên liệu, khiến 15 liều vaccine buộc phải vứt bỏ. Vaccine ngừa COVID-19 với chỉ một mũi tiêm của hãng Johnson & Johnson. Ảnh: Reuters Theo kênh truyền hình...