Mỹ trừng phạt Iran vì bắn tên lửa vào Israel
Mỹ trừng phạt các lĩnh vực dầu mỏ và hóa dầu của Iran bằng biện pháp cấm vận mới để trả đũa cuộc tấn công tối 1.10 của Tehran vào Israel, theo AFP.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 11.10 thông báo bộ này đang điều tra cái gọi là “hạm đội bóng tối” của Iran liên quan việc giúp Tehran lách các lệnh trừng phạt hiện có để xuất khẩu dầu. Theo đó, bộ chỉ định 10 công ty và 17 tàu là “tài sản bị phong tỏa” vì liên quan đến vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm hóa dầu của Iran.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông báo bộ này đang áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với 6 công ty và 6 tàu khác vì “cố tình tham gia vào một giao dịch quan trọng để mua, mua lại, bán, vận chuyển hoặc tiếp thị dầu mỏ hay các sản phẩm dầu mỏ từ Iran”.
Iran nói sẵn sàng ‘ăn miếng trả miếng’ tương xứng với Israel
Những biện pháp trừng phạt trên là một phần trong phản ứng của Mỹ đối với vụ Iran phóng khoảng 200 tên lửa đạn đạo chống lại Israel vào tối 1.10 để trả đũa vụ ám sát những thủ lĩnh Hamas và Hezbollah được Tehran hậu thuẫn và một tướng thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Israel cho hay phản ứng của nước này đối với cuộc tấn công tối 1.10 của Iran sẽ là “đầy chết chóc, chính xác và bất ngờ”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tuần trước nói với các phóng viên rằng Israel nên xem xét “các lựa chọn thay thế khác ngoài việc tấn công các mỏ dầu”, trong bối cảnh có thông tin cho rằng Israel đang có kế hoạch thực hiện cuộc tấn công như thế.
Tên lửa Bavar được trưng bày trong cuộc duyệt binh tại Tehran (Iran) ngày 21.9. ẢNH: AFP
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm 11.10 cho hay các biện pháp trừng phạt mới được công bố sau khi ông Biden tham khảo ý kiến từ các đồng minh và đối tác của Mỹ.
“Những biện pháp này sẽ giúp ngăn chặn hơn nữa các nguồn tài chính của Iran được sử dụng để hỗ trợ các chương trình tên lửa của nước này và hỗ trợ cho các nhóm khủng bố đe dọa Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ”, ông Sullivan nói.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh Washington đã nói rõ sau vụ tấn công ngày 1.10 rằng Tehran sẽ phải đối mặt hậu quả.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng từ Iran đối với động thái mới của Mỹ.
Cộng đồng quốc tế kêu gọi ngăn chặn xung đột toàn diện ở Trung Đông
Ngày 1/10, nhiều lãnh đạo trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi Iran và Israel kiềm chế nhằm hạ nhiệt căng thẳng và tránh đẩy toàn bộ khu vực Trung Đông vào cuộc xung đột toàn diện.
Tên lửa phóng từ Iran bị hệ thống phòng không của Israel đánh chặn trên bầu trời thành phố Nablus, Bờ Tây ngày 1/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" sau khi Iran phóng hàng loạt tên lửa hướng về phía lãnh thổ Israel. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết đã sử dụng tên lửa được sản xuất trong nước trong loạt phóng tên lửa tối 1/10 nhằm vào các địa điểm chiến lược ở Israel, đồng thời khẳng định điều này được thực hiện trong khuôn khổ quyền tự vệ hợp pháp của Iran và dựa trên luật pháp quốc tế. Trong khi đó, Israel thông báo hơn 180 tên lửa được phóng về lãnh thổ nước này, vụ việc mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đánh giá là là hành động "sai lầm" đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ quan ngại sâu sắc khi "leo thang nối tiếp leo thang", có nguy cơ đẩy Trung Đông vào vòng xoáy xung đột, trong bối cảnh giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban vẫn lan rộng, trong khi xung đột giữa Israel với phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza vẫn chưa có hồi kết. Ông Guterres kêu gọi các bên cần kiềm chế và chấm dứt những hành động quân sự như vậy, nhấn mạnh điều cần thiết lúc này là một lệnh ngừng bắn.
Trong khi đó, tại Mỹ, thông báo của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã chỉ thị quân đội nước này cần hỗ trợ ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào Israel - đồng minh chủ chốt của Mỹ.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết EU rất lo ngại về vòng xoáy bạo lực có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, đồng thời kêu gọi các bên cần đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức. Theo ông Borrell, EU vẫn tiếp tục mọi nỗ lực để tránh căng thẳng lan rộng thành xung đột toàn diện ở Trung Đông.
Từ Paris, Thủ tướng Pháp Michel Barnier bày tỏ quan ngại trước bước leo thang căng thẳng giữa Iran và Israel, miêu tả tình hình ở Trung Đông đang trở nên "rất nghiêm trọng". Thủ tướng Anh Keir Starmer đã điện đàm với người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu, trong đó khẳng định nỗ lực bảo đảm an ninh và bảo vệ dân thường ở Israel. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez kêu gọi chấm dứt vòng xoáy bạo lực ở Trung Đông, trong khi Ngoại trưởng nước này Jose Manuel Albares kêu gọi các bên kiềm chế tránh leo thang căng thẳng.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock kêu gọi cần chấm dứt ngay lập tức những hành động quân sự có nguy cơ đẩy khu vực Trung Đông vào tình cảnh tồi tệ hơn nữa. Người đứng đầu ngành ngoại giao Canada, bà Melanie Joly cũng kêu gọi các bên chấm dứt hành động quân sự.
Liên quan đến tình hình Trung Đông, từ châu Á, tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 2/10 cảnh báo căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel có nguy cơ trở thành cuộc xung đột toàn diện trong khu vực, đồng thời khẳng định sẽ phối hợp với Mỹ để tháo ngòi nổ căng thẳng hiện nay.
Dự kiến, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn để thảo luận về tình hình leo thang xung đột ở khu vực Trung Đông vào khoảng 14h giờ GMT ngày 2/10, tức khoảng 21h cùng ngày giờ Việt Nam.
Iran tuyên bố tấn công mục tiêu quân sự Israel, IDF tiết lộ số tên lửa Tehran đã phóng Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tuyên bố đã tấn công và tiêu diệt một số mục tiêu quân sự quan trọng của Israel. Ảnh chụp trong quá trình Iran phóng tên lửa và máy bay không người lái hướng đến Israel. Ảnh Press TV Hãng thông tấn chính thức của Iran (IRNA) đã đăng tải thông báo của...