Mỹ – Trung nối lại đàm phán, thị trường chứng khoán xanh trở lại
Trong phiên giao dịch 5/9, giá cổ phiếu toàn cầu tăng mạnh sau khi Trung Quốc xác nhận sẽ nối lại đàm phán thương mại với Mỹ vào tháng 10 tới.
Theo CNBC, tại thị trường Mỹ, chỉ số chứng khoán Dow vọt lên hơn 250 điểm, S&P và Nasdaq cũng tăng đáng kể. Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 (Nhật) tăng 2,4%, Kospi (Hàn Quốc) 1,2%.
Ở Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite cùng tăng 1,6%. Chỉ số Hang Seng (Hong Kong) nhích nhẹ 0,4%. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương (không tính Nhật Bản) tăng hơn 1%.
Trước đó, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo các quan chức thương mại Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại đàm phán vào đầu tháng 10 tại Washington DC. “Hai bên đồng ý hợp tác và có những hành động cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán”, Bắc Kinh khẳng định.
Tổng thống Donald Trump thừa nhận chiến tranh thương mại ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán. Ảnh: Getty.
“Bất cứ tia hi vọng nào lóe lên từ chiến tranh thương mại cũng sẽ nhận phản ứng tích cực của thị trường. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không thể thoải mái tiếp tục thực hiện các chính sách cực đoan”, CNN dẫn lời nhà phân tích Stephen Innes của AxiTrader.
Video đang HOT
Mới đây Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng thừa nhận chiến tranh thương mại ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán. “Nếu tôi không làm gì với Trung Quốc, thị trường chứng khoán Mỹ có thể cao hơn bây giờ 10.000 điểm”, ông Trump nhấn mạnh.
Hương Giang
Theo news.zing.vn
Giới đầu tư nín thở chờ tin quan trọng
Thận trọng chờ cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung, cùng thỏa thuận về chi phí bức tường biên giới giữa lãnh đạo quốc hội của 2 đảng khiến phố Wall tiếp tục lình xình trong phiên đầu tuần mới.
Ảnh AFP
Diễn biến của phố Wall khá trong phiên đầu tuần mới khá giống với phiên cuối tuần trước khi nhà đầu tư thận trọng về vòng đàm phán thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như khả năng chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa lần nữa và triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp.
Cả Bắc Kinh và Washington đều bày tỏ sự lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, ngay cả khi một tàu hải quân của Mỹ áp sát quần đảo Trường Sa của Việt Nam khiến Trung Quốc nổi giận.
Trong khi đó, tại Washington, các nhà lãnh đạo Quốc hội của 2 đảng đã cố gắng đạt được một thỏa thuận về tài trợ an ninh biên giới trong nỗ lực ngăn chặn lần đóng cửa nữa của chính phủ.
Về triển vọng kinh doanh, dù tăng trưởng lợi nhuận quý IV/2018 ước tính đạt 16,5%, tăng từ 15,8% vào đầu năm, nhưng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận quý I/2019 đã giảm. Các nhà phân tích nhận thấy, lợi nhuận trong quý đầu năm 2018 sẽ giảm 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu quý giảm đầu tiên kể từ quý II/2016.
Kết thúc phiên 11/2, chỉ số Dow Jones giảm 53,22 điểm (-0,21%), xuống 25.053,11 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,92 điểm ( 0,07%), lên 2.709,80 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 9,71 điểm ( 0,13%), lên 7.307,90 điểm.
Trong khi đó, giới đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Âu lại khá lạc quan khi Bắc Kinh và Washington nối lại cuộc đàm phán thương mại. Điều này giúp các thị trường chính trong khu vực bật tăng tốt trong phiên đầu tuần mới sau khi giảm về mức thấp nhất 1 tuần trong phiên cuối tuần trước.
Kết thúc phiên 11/2, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 57,93 điểm ( 0,82%), lên 7.129,11 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 107,81 điểm ( 0,99%), lên 11.014,59 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 52,84 điểm ( 1,06%), lên 5.014,47 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản nghỉ lễ Quốc khánh, thì chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh ngay trong phiên mở đầu năm mới Kỷ Hợi 2019 sau kỳ nghỉ Tết kéo dài nhờ nhóm cổ phiếu tiêu dùng với báo cáo doanh số tăng vọt trong mùa Tết. Chứng khoán Hồng Kông cũng tăng theo chứng khoán Trung Quốc đại lục, nhưng mức tăng khiêm tốn hơn khi nhà đầu tư chờ đợi cuộc đàm phán thương mại tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc.
Kết thúc phiên 11/2, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 35,66 điểm ( 1,46%), lên 2.653,90 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 197,52 điểm ( 0,71%), lên 28.143,84 điểm.
Trên thị trường kim loại quý, việc đồng USD tăng mạnh lên mức cao nhất 7 tuần, cùng với việc không có thông tin nào lớn tác động khiến giá vàng quay đầu giảm giá trong phiên đầu tuần mới. Cũng như các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, giới đầu tư trên thị trường cũng đang chờ đợi cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như thỏa thuận về ngân sách cho bức tường biên giới giữa 2 đảng Dân chủ - Cộng hòa để tránh Chính phủ Mỹ đóng cửa lần nữa.
Kết thúc phiên 11/2, giá vàng giao ngay giảm 6,2 USD (-0,47%), xuống 1.307,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 giảm 6,3 USD (-0,48%), xuống 1.311,9 USD/ounce.
Giá dầu thô cũng quay đầu giảm sau khi dữ liệu công bố cho thấy, kho dự trữ tại Cushing, Oklahoma tăng lên 42,6 triệu thùng trong tuần trước. Các nhà đầu tư dự kiến, nguồn cung dầu sẽ tăng mạnh hơn trong thời gian tới khi vấn đề tại một nhà máy lọc dầu quan trọng Midwest, cùng với việc bảo trì theo định kỳ sắp tới.
Kết thúc phiên 11/2, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 0,26 USD (-0,49%), xuống 52,46 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,52 USD (-0,84%), xuống 61,58 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán thế giới đi xuống trong phiên 3/9 Các thị trường chứng khoán trên toàn cầu đã khép lại phiên ngày 3/9 trong sắc đỏ giữa bối cảnh có những quan ngại về tình hình Brexit không thỏa thuận và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trong ảnh: Các giao dịch viên tại sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN Tại Anh, đồng bảng Anh đã chạm mức...