Mỹ – Trung nối lại đàm phán, giới đầu tư hồ hởi xuống tiền
Thông tin Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại cuộc đàm phán thương mại vào đầu tháng 10 đã giúp giới đầu tư hứng khởi trong phiên giao dịch thứ Năm (5/9).
Ảnh AFP
Hôm thứ Năm, trong một tuyên bố, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã có cuộc điện đàm với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Trong cuộc điện đàm này, 2 bên đã nhất trí nối lại cuộc đàm phán thương mại vào đầu tháng 10 tới tại Washington.
Trong khi đó, báo cáo việc làm lĩnh vực tư nhân (ADP) cho thấy, số lao động tạo thêm trong khu vực này trong tháng 8 tăng nhanh nhất trong 4 tháng, dẫn đầu bởi những công việc trong lĩnh vực dịch vụ.
Một cuộc khảo sát khác cho thấy, lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đã tăng tốc trở lại trong tháng 8, từ mức yếu nhất trong gần 3 năm trong tháng 7, khi các đơn đặt hàng mới tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2 trong bối cảnh lo ngại thương mại. Dữ liệu mới công bố giúp giới đầu tư giảm bớt lo lắng về suy thoái kinh tế.
Những thông tin trên giúp giới đầu tư hồ hởi xuống tiền, kéo phố Wall có phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp trong phiên thứ Năm.
Kết thúc phiên 5/9, chỉ số Dow Jones tăng 372,68 điểm ( 1,41%), lên 26.728,15 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 38,22 điểm ( 1,30%), lên 2.976,00 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 139,95 điểm ( 1,75%), lên 8.116,83 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, ngoại trừ chứng khoán Anh đảo chiều giảm điểm do ảnh hưởng từ việc một số công ty chia cổ tức, còn lại chứng khoán chung của khu vực và của Đức, Pháp đều tiếp tục tăng mạnh khi nhà đầu tư phản ứng tích cực với thông tin Mỹ – Trung sẽ nối lại đàm phán vào đầu tháng 10.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng kỳ vọng vào việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ giảm lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào tuần tới để đối phó với cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Video đang HOT
Những thông tin trên đã lấn át dữ liệu kinh tế yếu kém của Đức vừa được công bố.
Cụ thể, dữ liệu vừa công bố cho thấy, các đơn đặt hàng công nghiệp của Đức đã giảm nhiều hơn dự kiến vào tháng 7 do nhu cầu yếu từ nước ngoài. Điều này cho thấy các nhà sản xuất đang gặp khó khăn và báo hiệu nền kinh tế lớn nhất châu Âu đứng trước quý suy thoái trong quý III.
Kết thúc phiên 5/9 , chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 40,09 điểm (-0,55%), xuống 7.271,17 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 101,74 điểm ( 0,85%), lên 12.126,78 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 61,30 điểm ( 1,11%), lên 5.593,37 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, ngoại trừ chứng khoán Hồng Kông điều chỉnh nhẹ sau phiên tăng vọt trước đó, chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc tăng mạnh trong phiên thứ Năm, đặc biệt là chứng khoán Nhật Bản sau thông tin Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại đàm phán thương mại trong tháng 8. Cùng với đó là các thông tin tích cực từ Hồng Kông khi lãnh đạo thành phố tuyên bố rút dự luật dẫn độ và diễn biến mới của Brexit tại Anh.
Kết thúc phiên 5/9 , chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 436,8 điểm ( 2,12%), lên 21.085,94 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 28,45 điểm ( 0,96%), lên 2.985,86 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 7,7 điểm (-0,03%), xuống 26.515,53 điểm.
Trong khi đó, trên thị trường vàng, thông tin Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại trong tháng 10 đã khiến vai trò trú ẩn của vàng bị phai nhạt, cùng áp lực chốt lời sau phiên tăng mạnh hôm thứ Tư lên mức cao nhất 6,5 năm đã đẩy giá kim loại quý này lao dốc trong phiên thứ Năm.
Kết thúc phiên 5/9 , giá vàng giao ngay giảm 33,3 USD (-2,15%), xuống 1.518,7 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 34,9 USD (-2,24%), xuống 1.525,5 USD/ounce.
Thông tin kinh tế và cuộc chiến thương mại tích cực, cùng với việc hàng tồn kho của Mỹ giảm đã giúp giá dầu thô tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên thứ Năm, nhưng mức tăng khiêm tốn hơn nhiều so với 2 phiên trước đó.
Kết thúc phiên 5/9, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,04 USD ( 0,07%), lên 56,30 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,25 USD ( 0,41%), lên 60,95 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan
Trung Quốc mang lại niềm hy vọng cho giới đầu tư
Chứng khoán Âu, Mỹ tăng mạnh trong phiên thứ Năm (29/8) sau bình luận của Trung Quốc về đàm phán thương mại với Mỹ.
Ảnh AFP
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm thứ Năm, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẵn sàng bình tĩnh giải quyết tranh chấp thương mại với Mỹ và chống lại sự leo thang căng thẳng trong cuộc chiến thương mại. Cả hai bên đang thảo luận về vòng đàm phán tiếp theo dự kiến vào tháng 9, nhưng tiến trình sẽ được xác định bởi liệu Washington có thể tạo điều kiện thuận lợi hay không.
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Fox News, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, các cuộc đàm phán thương mại đã được lên kế hoạch vào thứ Năm, ở một cấp độ khác, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Các thông tin này đã đem lại kỳ vọng cho nhà đầu tư về việc Mỹ - Trung sẽ tìm cách để ngăn chặn sự leo thang của chiến tranh thương mại, nên tự tin xuống tiền, giúp phố Wall tiếp tục tăng điểm, với mức tăng mạnh hơn nhiều phiên trước đó.
Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất trong phiên là nhóm cổ phiếu chip vốn rất nhạy cảm với cuộc chiến thương mại.
Kết thúc phiên 29/8, chỉ số Dow Jones tăng 326,15 điểm ( 1,25%), lên 26.362,25 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 36,64 điểm ( 1,27%), lên 2.924,58 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 116,51 điểm ( 1,48%), lên 7.973,39 điểm.
Tương tự, kỳ vọng về việc Mỹ - Trung sẽ tìm cách ngăn chặn đà leo thang của chiến tranh thương mại cũng hồ trợ tích cực cho chứng khoán châu Âu, giúp chỉ số chung của khu vực lên mức cao nhất 4 tuần, các các thị trường chính cũng có phiên tăng mạnh trong phiên thứ Năm.
Kết thúc phiên 29/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 69,61 điểm ( 0,98%), lên 7.184,32 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 137,68 điểm ( 1,18%), lên 11.838,88 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 81,17 điểm ( 1,51%), lên 5.449,97 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc giảm nhẹ, thì chứng khoán Hồng Kông lại đảo chiều tăng điểm, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp khi nhà đầu tư kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ nỗ lực để giải quyết leo thang canh thẳng thương mại.
Kết thúc phiên 29/8, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 18,49 điểm (-0,09%), xuống 20.460,94 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 2,84 điểm (-0,1%), xuống 2.890,92 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 88,02 điểm ( 0,34%), lên 25.703,50 điểm.
Trong khi kỳ vọng về cuộc chiến thương mại được giải quyết giúp chứng khoán tăng mạnh, thì lại lấy đi sự hấp dẫn của giá vàng, đẩy giá kim loại quý này tiếp tục giảm trong phiên thứ Năm, phiên giảm thứ 2 liên tiếp với mức giảm mạnh hơn nhiều phiên thứ Tư.
Kết thúc phiên 29/8, giá vàng giao ngay giảm 11,6 USD (-0,75%), xuống 1.527,1 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 12,2 USD (-0,79%), xuống 1.536,9 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô tiếp tục duy trì đà tăng phiên thứ 3 liên tiếp trong ngày thứ Năm nhờ dữ liệu hàng tồn kho Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến được công bố trước đó, cùng cơn bão Dorian đổ sắp đổ bộ vào Floria, tăng mối lo ảnh hưởng đến việc khai thác dầu tại vịnh Mexico.
Kết thúc phiên 29/8, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,93 USD ( 1,67%), lên 56,71 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,59 USD ( 0,98%), lên 61,08 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư hoảng loạn, ồ ạt bán tháo Việc Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất 10 năm, đẩy cuộc chiến thương mại với Mỹ bước vào giai đoạn nguy hiểm đã khiến giới đầu tư hoảng loạn, ồ ạt bán tháo trong phiên giao dịch đầu tuần mới (5/8). Ảnh AFP Trong ngày đầu tuần, thị trường tài chính thế giới chao đảo khi đồng...