Mỹ-Trung khẩu chiến vì khu nhận diện phòng không Hoa Đông
Mỹ bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” trước việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không biển Hoa Đông bao trùm lên không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó Trung Quốc khuyên Mỹ đừng đưa ra thêm các tuyên bố không phù hợp.
Mỹ cực kỳ quan ngại
Mỹ và đồng minh Nhật Bản coi việc Trung Quốc thiết lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông ngày 23/11 là động thái “cực kỳ nguy hiểm”. Sau khi thiết lập khu này, Trung Quốc tuyên bố cho máy bay phản lực ra tuần tra.
Các tàu hải giám Trung Quốc và tàu tuần duyên Nhật Bản xuất hiện tại khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Phát biểu từ Geneva, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel hôm 24/11 nói rằng, Mỹ “cực kỳ quan ngại” trước hành động của Trung Quốc.
“Hành động đơn phương này cấu thành nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông”, ông Kerry nói. “Hành động leo thang sẽ chỉ làm tăng căng thẳng trong khu vực và gây nguy cơ xung đột”, ông Kerry phát biểu.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ thúc giục Trung Quốc “thận trọng và kiềm chế”, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh “không có hành động đe dọa những máy bay không tự nhận dạng hoặc tuân lệnh của Bắc Kinh”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel nhắc lại rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật Bản, nghĩa là Washington sẽ bảo vệ đồng minh Tokyo nếu khu vực này bị tấn công.
Ông Hagel tuyên bố, với hơn 70.000 quân đang đồn trú ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ không thừa nhận tuyên bố kiểm soát khu vực này của Trung Quốc.
“Thông báo này của Trung Quốc sẽ không thay đổi được cách thức Mỹ thực hiện các hoạt động quân sự trong khu vực”, ông Hagel nói.
Video đang HOT
Một quan chức giấu tên của Mỹ nói rằng, hành động của Bắc Kinh đang được hiểu là “sự thách thức trực tiếp” đối với hoạt động của Nhật Bản trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sẽ tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc đang mạnh lên. Ông tuyên bố sẽ đưa phần lớn tàu chiến của Mỹ vào khu vực này vào năm 2020. Tổng thống Obama có kế hoạch sẽ thăm một số nước châu Á, trong đó có Nhật Bản, vào tháng 4 năm sau. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến châu Á trong vài tuần tới.
Trung Quốc: Mỹ đừng đưa ra thêm các tuyên bố không phù hợp
Ngày 24/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương trao công hàm phản đối chính thức tới Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc liên quan tới phản ứng của Washington về việc Bắc Kinh thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông.
Ông Tần Cương phát biểu, Trung Quốc thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. Bắc Kinh cũng hối thúc Mỹ “không đứng về phía nào” trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông và không đưa ra thêm các tuyên bố không phù hợp.
Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Trịnh Trạch Quang yêu cầu Washington “sửa ngay lập tức sai lầm của mình và ngừng đưa ra các tuyên bố thiếu trách nhiệm”. Không chỉ vậy, Trung Quốc khẳng định những phản ứng của Nhật Bản là “vô căn cứ và hoàn toàn sai”.
Theo Đât Viêt
Mỹ đang chơi con bài 2 mặt với... Hàn Quốc
Đó là nhận định không chỉ được truyền thông quốc tế đưa ra, mà bản thân báo chí Hàn Quốc cũng thừa nhận điều này...
Hỗ trợ tích cực cho đồng minh "ruột"
Mới đây, do dự án mua máy bay thế hệ mới của Hàn Quốc phải khởi động lại từ đầu, nên các hãng sản xuất máy bay của Mỹ đã bắt đầu cuộc tranh đua giành thầu dự án quan trọng này.
Hãng Boeing, ứng cử viên duy nhất cho dự án trước đó với sản phẩm là F-15E đề xuất Hàn Quốc mua hai loại máy bay F-15SE của Boeing và F-35 của Lockeeed Martin.
Cụ thể là, phát biểu với báo chí hôm 5/11 tại Washington (Mỹ), Boeing cho biết để khắc phục điểm yếu về chức năng tàng hình kém hơn máy bay F-35 của Lockheed Martin, hãng này đề xuất Hàn Quốc mua 40 chiếc F-15SE của mình và 20 chiếc máy bay F-35 của hãng Lockheed Martin.
Trước đó, máy bay F-15SE là ứng cử viên duy nhất đảm bảo được điều kiện về mức giá là 8.300 tỷ won (tương đương 7,34 tỷ USD) để Hàn Quốc có thể mua được 60 chiếc cho dự án.
Hiện Mỹ vẫn là quốc gia có sự hợp tác quân sự sâu rộng nhất với Hàn Quốc.
Cùng tham gia buổi họp báo trên, cựu Tham mưu trưởng không quân Mỹ Ronald Fogleman cũng cho rằng, Washington sẽ nỗ lực đến cùng với đề án hiện đại hóa lực lượng không quân của Hàn Quốc. Đồng thời khẳng định Seoul cần mua cả hai loại máy bay để tạo được sự cạnh tranh cần thiết với Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong khi đó, hãng Lockheed Martin cũng bày tỏ kỳ vọng nếu Hàn Quốc đưa vào sử dụng máy bay F-35 thì điều này sẽ giúp gia tăng khả năng vận hành chung giữa ba nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
Trước việc Mỹ đang đóng vai trò rất tích cực trong việc hỗ trợ quân đội Hàn Quốc từng bước cải tiến sức mạnh quân sự của nước này, nhiều quốc gia đồng minh khác của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản đã tỏ rõ sự ghen tị của mình.
Tờ Japanmil của Nhật cho rằng, Washington đang có những sự ưu ái nhất định giành cho Seoul mà bỏ qua mối quan tâm tới những quốc gia đồng minh thân cận khác. Điều này là hoàn toàn trái với quan điểm "ngoại giao-quân sự" của Mỹ.
Mỹ ngấm ngầm theo dõi Hàn Quốc nhiều nhất
Đó không chỉ là những nghi vấn được giới truyền thông quốc tế đưa ra mà ngay cả báo chí Hàn Quốc cũng như báo chí Mỹ có cơ sở cho vấn đề này. Mới đây nhất tờ Thời báo New York đưa tin, Hàn Quốc thuộc diện các quốc gia chủ yếu cần theo dõi của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA), nơi bị cáo buộc đã nghe trộm lãnh đạo 35 quốc gia trên thế giới.
Tin này được công bố dựa trên phân tích các tài liệu mật mà Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan tình báo quốc gia (CIA) của Mỹ, tiết lộ. Việc thông tin gây sốc này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ có những ưu ái nhất định cho Seoul khiến nhiều người liên tưởng đến con bài 2 mặt mà Mỹ đang sử dụng đối với đồng minh thân cận này.
Theo tài liệu mật được soạn vào tháng 1/2007, đại sứ quán và các căn cứ Mỹ đóng tại Hàn Quốc và Nhật Bản có nhiệm vụ theo dõi các cuộc điện thoại và thu thập dữ liệu, đóng góp cho chương trình theo dõi của Mỹ.
Đặc biệt, tài liệu mật này ghi rõ Washington đã đưa ra kịch bản với tên gọi Kế hoạch tác chiến 5027 giả định toàn bộ bán đảo chìm trong chiến tranh toàn diện để phân tích ban lãnh đạo Hàn Quốc sẽ đưa ra quyết định như thế nào về vấn đề trên.
Theo Thời báo New York, Hàn Quốc cùng Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng bị liệt vào danh sách các tiêu điểm cần phải chú ý trong phần chiến lược mới nổi.
Thậm chí NSA đã theo dõi Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cùng những người thân cận của ông, khi người đứng đầu tổ chức quốc tế này, dự định gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 4 vừa qua.
Trước những mối quan ngại của mình, không loại trừ khả năng Hàn Quốc sẽ "quan hệ" có giới hạn đối với Mỹ, đồng minh được cho là thân cận nhất của nước này.
Việc Mỹ có những sự theo dõi bí mật đối với Seoul là điều đáng lên án, việc làm như vậy chỉ khiến mối quan hệ giữa 2 nước có dấu hiệu bị tổn hại, tờ KBS của Hàn Quốc cho biết.
Dù Hàn Quốc khẳng định sẽ tiếp tục cải thiện sức mạnh quân sự với sự trợ giúp của người Mỹ, nhưng cũng không loại trừ khả năng Seoul sẽ xóa bỏ thỏa thuận này và thay vào đó là việc nước này tự sản xuất vũ khí cho quân đội, đối với những loại vũ khí hiện đại sẽ chủ trương nhập khẩu từ nhiều nguồn hàng trên thế giới chứ không nhất thiết phải là hàng Mỹ.
Động thái này của Seoul càng khiến nhiều người liên tưởng tới việc Mỹ đang "lừa" cả đồng mình thân tín nhất của mình, điều này càng khiến cho những quốc gia có mối quan hệ mật thiết với Mỹ có cơ sở để lo ngại, bởi biết đâu đó bài học của Hàn Quốc sẽ được lặp lại.
Theo Báo Đất Việt
Giải mã chiến lược "Hợp tung liên hoành" thời Chiến Quốc Thời Chiến Quốc, các chiến lược gia đưa ra chiến lược liên minh, hợp sức tài tình, điển hình nhất là chiến lược "Hợp tung liên hoành". Thời Chiến Quốc (năm 475 - 221 trước công nguyên) cách đây hơn 2400 năm, các chiến lược gia đã đưa ra chiến lược liên minh hợp thành sức mạnh chống lại những nước hùng mạnh...