Mỹ – Trung đồng loạt tập trận ‘dằn mặt’ nhau
Không trực tiếp nêu đối tượng mục tiêu, nhưng Mỹ và Trung Quốc đang triển khai các cuộc tập trận mà theo chuyên gia quốc tế là nhằm “dằn mặt” nhau.
Các chiến hạm Mỹ tại vùng biển Philippines trước khi đến Úc tham gia tập trận. Ảnh US NAVY
Ăn miếng trả miếng
Trang Taiwan News ngày 18.7 dẫn thông báo từ Cơ quan An toàn hàng hải Trung Quốc cho biết nước này tổ chức cuộc tập trận ở biển Hoa Đông kéo dài đến 21.7. Bên cạnh đó, nhà chức trách nước này cũng thông tin một cuộc tập trận khác diễn ra từ 18.7 – 3.8 ngoài khơi thành phố Thai Châu ( tỉnh Chiết Giang) – bên bờ biển Hoa Đông.
Taiwan News dẫn lời Giáo sư Trần Văn Giáp, thuộc Trường Nghiên cứu các vấn đề quốc tế – Đại học quốc lập Chính trị (Đài Loan), nhận định các cuộc tập trận của Trung Quốc nhằm phản ứng việc một máy bay quân sự Mỹ vừa đáp xuống Đài Loan, mang theo vắc xin Covid-19 để viện trợ cho đảo này. Máy bay quân sự đã có hành trình bay qua các đảo gần Nhật Bản nên còn được cho là mang thông điệp quân sự về khả năng hoạt động của không quân Mỹ trong khu vực.
Cùng ngày 18.7, Bloomberg đưa tin Bắc Kinh đã điều động chiến hạm thứ 2 tiến về vùng biển gần Úc để theo dõi cuộc tập trận Talisman Sabre ở ngoài khơi bang Queensland (Úc). Trước đó, phía Úc cho rằng Trung Quốc cũng đã điều một chiến hạm để theo dõi cuộc tập trận Talisman Sabre.
Diễn ra từ ngày 14 – 31.7, cuộc tập trận có sự tham gia trực tiếp của Mỹ, Úc, Nhật Bản, Anh, Canada, Hàn Quốc và New Zealand. Trong khi đó, Ấn Độ, Indonesia, Đức và Pháp tham gia với vai trò quan sát viên. Nội dung tập trận bao gồm phòng thủ và tái chiếm đảo.
Ngoài lực lượng lục quân tham gia và có bắn thử hệ thống tên lửa phòng thủ Patriot, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ cũng có mặt trong cuộc tập trận. Mỹ đã điều động lực lượng viễn chinh với nhóm tác chiến viễn chinh số 7 gồm tàu đổ bộ tấn công USS America (LHD-6) và một số tàu đổ bộ và tàu hỗ trợ. Thuộc nhóm này, USS America mang theo chiến đấu cơ F-35 có khả năng triển khai tác chiến như tàu sân bay. Phía Nhật thì cử 1 đơn vị thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất chuyên trách bảo vệ các đảo xa xôi và phụ trách phản ứng tiên phong khi có tình huống xảy ra ở chuỗi đảo Nansei, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Tokyo kiểm soát và Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.
Tờ Nikkei Asia dẫn lời ông Katsunobu Kato, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, khẳng định: “Cuộc tập trận sẽ tăng cường hơn nữa sự hợp tác của chúng ta hướng tới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) tự do và rộng mở”. Tương tự, chuẩn đô đốc Chris Engdahl, Chỉ huy Nhóm tác chiến viễn chinh số 7 của Mỹ, khẳng định cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng ứng phó các vấn đề ở Indo-Pacific để đảm bảo khu vực này tự do và rộng mở.
Mô hình hợp tác mới ?
Trả lời Thanh Niên ngày 18.7, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, Học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada) cho rằng cuộc tập trận lần này là một phần trong nỗ lực phát triển khả năng tương tác, chia sẻ các tiêu chuẩn và kinh nghiệm phối hợp.
“Mặc dù không công khai nhắm đến Trung Quốc, nhưng bản chất của các cuộc tập trận sẽ tập trung vào các kịch bản về khả năng Bắc Kinh tấn công quân sự ở eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và Biển Đông. Nội dung tập trận bao gồm phòng thủ và tái chiếm các đảo”, ông Nagy đánh giá và phân tích thêm: “Tham gia tập trận trực tiếp có 3 trong số 4 thành viên của “bộ tứ kim cương” (Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ). Ấn Độ tham gia với tư cách là quan sát viên. Điều này đâu đó chỉ ra một giới hạn của cuộc tập trận là Ấn Độ vẫn không tham gia trực tiếp cùng các thành viên khác của “bộ tứ”. Mặc dù vậy, tham gia tập trận có Anh, Canada và Hàn Quốc lại là dấu hiệu cho thấy hợp tác “bộ tứ kim cương” mở rộng sẽ là mô hình của hợp tác an ninh hàng hải trong tương lai”.
“Cuộc tập trận này thể hiện sự hội tụ ngày càng tăng giữa nhiều quốc gia trong mối quan tâm chung trước việc Trung Quốc có nhiều hành vi gây quan ngại ở Thái Bình Dương”, PGS Nagy đánh giá.
“Bộ tứ kim cương” sắp họp thượng đỉnh vào tháng 9 ?
Kyodo News ngày 18.7 dẫn nguồn ngoại giao tiết lộ Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề xuất cuộc họp thượng đỉnh trực tiếp với lãnh đạo các nước còn lại trong nhóm “bộ tứ kim cương” gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Úc vào tháng 9 tại Washington D.C. Nếu được thực hiện, đó sẽ là cuộc gặp mặt lần đầu tiên của lãnh đạo nhóm này sau cuộc họp trực tuyến hồi tháng 3. Cuộc gặp sẽ diễn ra nhân lúc các lãnh đạo còn lại đến New York để dự kỳ họp Đại hội đồng LHQ thường niên vào tháng 9.
Tập trận lớn sát biên giới, Trung Quốc lộ chiến thuật đối phó Ấn Độ
Theo kịch bản tập trận, pháo binh Trung Quốc được lệnh tiêu diệt lực lượng thiết giáp và pháo binh kẻ thù ở vùng xung đột.
Theo Gobal Times, lục quân và không quân Trung Quốc đang tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở vùng cao nguyên, Tây Bắc Trung Quốc với sự tham gia của nhiều loại trang thiết bị quân sự tiên tiến vừa được quân đội Trung Quốc (PLA) đưa vào trang bị. Đây cũng là cơ hội để PLA thử nghiệm các kiểu chiến thuật mới.
Dựa trên các đánh giá ban đầu, các đơn vị lẫn các loại vũ khí tham gia tập trận đều đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu ở mức độ cao nhất, có thể di chuyển nhanh đến khu vực chiến sự hoặc tham gia các nhiệm vụ phản ứng nhanh.
Được biết, khu vực diễn ra các cuộc tập trận nằm sâu trong dãy núi Karakorum ở độ cao hơn 4.500 mét, sát biên giới Ấn Độ.
Dãy núi Karakorum chạy cắt ngang biên giới ba nước Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan. (Ảnh: Britannica)
Tham gia cuộc tập trận trên có các đơn vị pháo binh trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự Tân Cương với các hệ thống pháo phản lực phóng loạt PHL-11 (122mm), pháo tự hành PCL-161 (122mm) và pháo phản lực phóng loạt tầm xa PHL-03 (300mm).
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng đưa tin về cuộc tập trận, các hoạt động diễn tập bắn đạn thật được diễn ngay trên dãy núi Karakorum (phía Trung Quốc) ở độ cao hơn 5.000m. Theo kịch bản tập trận, các đơn vị pháo binh kể trên được lệnh tiêu diệt các nhóm thiết giáp và pháo binh kẻ thù ở vùng xung đột.
Cũng theo CCTV, một số vũ khí được sử dụng trong cuộc tập trận đều mới được đưa vào sử dụng trong tháng 5 vừa qua.
Một số chuyên gia quân sự nhận định, cuộc tập trận ở Karakorum cho thấy khả năng làm chủ vũ khí trang bị của quân đội Trung Quốc chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào biên chế.
Ngoài lực lượng có sẵn ở Tân Cương, PLA cũng điều động một số đơn vị thuộc Tập đoàn quân 81, Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung tâm và Tập đoàn quân số 72 thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông tham gia cuộc tập trận. Lực lượng này còn mang theo các hệ thống pháo, tên lửa phòng không, máy bay không người lái và các phương tiện trinh sát khác cho diễn tập.
Video: Pháo binh Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật gần biên giới Ấn Độ (Nguồn CCTV)
Về phía không quân Trung Quốc, họ điều động một lữ đoàn dù tiến hành đổ bộ đường không xuống vùng cao nguyên nằm không xa dãy Karakorum với máy bay vận tải chiến thuật Y-8, các binh sĩ đều được trang bị các phương tiện chuyên dụng khi phải nhảy dù ở độ cao lớn.
Phối hợp với các lực lượng trên là đơn vị không quân thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Tây, các phi đội tiêm kích J-16 được lệnh triển khai đến sân bay dã chiến trong khu vực. Lực lượng bộ binh, hậu cần đi kèm sẽ di chuyển đến vị trí đóng quân mới bằng đường bộ, đường sắt hoặc bằng máy bay vận tải chiến lược Y-20.
Chuyên gia Trung Quốc nhận định quân đội Trung Quốc muốn đảm bảo khả năng sẵn sàng triển khai binh sĩ và tiêm kích từ các địa điểm khác nhau tới tiền tuyến nhanh nhất có thể trong các nhiệm vụ ứng phó khẩn cấp khi có tình huống xung đột nổ ra.
'Xích mích' Nga-NATO: Lời muốn nói từ Gió Biển 2021 Cuộc tập trận Gió Biển 2021 do Mỹ và Ukraine tổ chức, đang diễn ra tại Biển Đen (28/6-10/7) mang thông điệp rõ ràng NATO muốn gửi đến Nga, một lần nữa cho thấy những quan điểm đối lập của Moscow và phương Tây. Máy bay chiến đấu của NATO tập trận trên Biển Đen ngày 2/7. (Nguồn: Theaviationist) Cuộc tập trận Gió...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khắc phục hậu quả động đất Myanmar chưa hết khó khăn

Rơi trực thăng chữa cháy rừng ở Hàn Quốc, phi công thiệt mạng

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đe dọa ngành sản xuất vũ khí Hoa Kỳ

Chung tay chăm lo sức khoẻ, đời sống cho người lao động ở Đông Bắc Campuchia

Hàn Quốc có thể sửa đổi Hiến pháp

Không phát hiện thêm dấu hiệu của sự sống tại tòa nhà bị sập do động đất ở Bangkok

Bí quyết trở thành 'thiên đường' sạch đẹp của một thành phố Ấn Độ

Quê nhà ông Zelensky bị không kích, ít nhất 19 người chết

Trung Quốc phóng thử nghiệm 16 tên lửa đạn đạo

Tiền rial của Iran mất giá kỷ lục so với USD giữa căng thẳng Tehran-Washington

Manila phản ứng vụ Trung Quốc bắt 3 công dân Philippines bị nghi làm gián điệp

Tổng thống Ai Cập, Pháp kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza
Có thể bạn quan tâm

Những bộ phim kinh điển về Giải phóng miền Nam đáng xem dịp này
Phim việt
07:11:40 07/04/2025
Cuộc sống của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi vướng ồn ào lớn nhất sự nghiệp
Sao việt
07:07:53 07/04/2025
Cách lựa chọn sản phẩm và tẩy da chết cho da dầu
Làm đẹp
07:06:10 07/04/2025
Thẩm phán đã nói gì trong phiên điều trần đầu tiên về vụ Ador kiện NewJeans?
Sao châu á
07:03:23 07/04/2025
Cha mẹ làm gì để con an toàn khi đi lễ hội?
Sức khỏe
07:02:46 07/04/2025
Quang Tuấn: Tập luyện biểu cảm ánh mắt khi đóng 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'
Hậu trường phim
07:00:54 07/04/2025
Cân nhắc việc bỏ án tử hình với tội tham ô và nhận hối lộ
Tin nổi bật
06:58:49 07/04/2025
Anh trai vượt ngàn chông gai tiếp tục tổ chức 2 đêm concert
Nhạc việt
06:58:14 07/04/2025
5 kiểu chân váy tối giản ai cũng có thể mặc đẹp
Thời trang
06:46:57 07/04/2025
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến xác định đơn vị tư vấn khi chưa tổ chức chọn nhà thầu
Pháp luật
06:39:22 07/04/2025