Mỹ – Trung chạy đua lôi kéo đồng minh

Theo dõi VGT trên

Việc một loạt đồng minh thân cận của Mỹ quyết định gia nhập định chế tài chính mới do Trung Quốc chủ trì, cho thấy mức độ kịch liệt trong cuộc cạnh tranh sức ảnh hưởng giữa Washington và Bắc Kinh.

Mỹ - Trung chạy đua lôi kéo đồng minh - Hình 1

Việc Anh tuyên bố gia nhập AIIB làm phân rã thế trận của Mỹ, bất chấp mối quan hệ mật thiết giữa hai nước. Trong ảnh là Thủ tướng Anh David Cameron (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters

Năm 2013, khi Trung Quốc đưa ra đề nghị thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Mỹ nỗ lực thuyết phục các nước đồng minh không gia nhập, với lý do tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng này không thể đạt được mức của Ngân hàng Thế giới (WB).

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định rằng bản chất của hành động trên là bởi Mỹ không mong muốn AIIB trở thành đối thủ cạnh tranh của WB, từ đó thách thức địa vị chủ đạo của Washington trong trật tự kinh tế thế giới.

“Đây rõ ràng là một cuộc đấu tranh quyền lực, để xem ai là người có quyền viết lại quy tắc kinh tế thế giới”, bình luận viên Gideon Rachman thuộcFinancial Times nhận định.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia cũng như các nước lớn trong Liên minh châu Âu (EU) ban đầu đều tuyên bố sẽ không gia nhập AIIB. Nhưng, ngày 12/3, Anh quyết định tham gia ngân hàng trên với tư cách thành viên sáng lập, bất chấp sự phản đối kịch liệt của Mỹ.

Động thái trên được cho là đã làm phân rã thế trận chống AIIB của Mỹ. Ngày 16/3, các nước Pháp, Đức và Italy đồng loạt ngỏ ý muốn gia nhập ngân hàng trên. Cục diện này khiến chính phủ hai nước Hàn Quốc và Australia đang xem xét lại về quyết định không gia nhập trước đó.

Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times, ông Hahm Chaibong, viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách Asan, cho biết quyết định của các nước châu Âu khiến những cá nhân và tổ chức ủng hộ AIIB, đặc biệt là Bộ Thương mại và Tài chính, có thêm phần lợi thế.

Các quan chức và giới học giả đều nhận định rằng, quyết định gia nhập AIIB của Anh và các nước châu Âu khác chủ yếu xuất phát từ lợi ích kinh tế. “Có lúc vì tăng trưởng kinh tế mà chúng ta phải làm những việc cần làm”, chuyên gia Robin Niblett thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia London bình luận. “Quan hệ Anh – Mỹ rất quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng phải đi cùng nhau”.

Tuy nhiên, sự kiện lần này vẫn được nhận định là thất bại ngoại giao nghiêm trọng của Mỹ, phản ánh sự dịch chuyển quyền lực và sức ảnh hưởng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong phiên điều trần hôm 16/2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew lên tiếng cảnh báo, mức độ tín nhiệm quốc tế và sức ảnh hưởng của Washington đang bị sụt giảm, trong bối cảnh Trung Quốc thành lập các định chế nhằm cạnh tranh với WB và Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF).

Video đang HOT

Khác với tính chất đối kháng và phân chia chiến tuyến rõ ràng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thách thức hiện nay mà Trung Quốc đặt ra với Mỹ là nước này có khả năng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với những quốc gia thân cận với Washington.

“Đây là vấn đề mới với Mỹ, bởi ngay cả khi nước này không tham gia và phản đối những định chế mới này thì cũng không đủ, đặc biệt là khi các nước phương Tây khác tích cực tham gia”, chuyên gia Ely Ratner thuộc Trung tâm An ninh Mỹ nhận định.

Lợi thế của Mỹ

Mỹ - Trung chạy đua lôi kéo đồng minh - Hình 2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và người đồng cấp Mỹ Barack Obama trên cuộc họp báo chung tại Bắc Kinh hồi tháng 11/2014. Ảnh: US News

Trong cuộc cạnh tranh sức ảnh hưởng này, lợi thế của Mỹ là sức mạnh quân sự vượt trội và các hiệp ước an ninh với rất nhiều quốc gia, trong khi đó, ưu thế của Trung Quốc là thị trường rộng lớn và tiềm lực kinh tế không ngừng gia tăng.

Tuy nhiên, điều này lại đặt các nước châu Á và đồng minh của Mỹ vào thế lựa chọn khó khăn. Ví dụ như trường hợp Hàn Quốc, Seoul nay cần sự bảo vệ của Mỹ trước mối nguy cơ từ Triều Tiên, nhưng thị trường Trung Quốc lại chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu của nước này.

Giới phân tích nhận định rằng, sức mạnh quân sự của Mỹ hay thực lực kinh tế của Trung Quốc chiếm ưu thế hơn, còn tùy thuộc vào cảm giác an toàn của các quốc gia thứ ba. Nếu như các nước cảm nhận thấy sự uy h.iếp từ Bắc Kinh, đặc biệt trên vấn đề tranh chấp chủ quyền, thì sẽ nghiêng về phía Washington.

Trong hai năm 2013 và 2014, Trung Quốc với hàng loạt hành động khiêu khích trên Biển Đông và Hoa Đông, tạo điều kiện cho Mỹ tăng cường chính sách xoay trục về châu Á.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2014, Bắc Kinh chuyển hướng chính sách ngoại giao, giảm bớt thái độ cứng rắn trên vấn đề chủ quyền, đồng thời tăng cường liên hệ kinh tế với các nước trong khu vực.

“Trung Quốc muốn thuyết phục các nước châu Á tin rằng sẽ không phải đối diện với nguy hiểm trước sự trỗi dậy của nước này, mà ngược lại còn được lợi”, bình luận viên Rachman cho biết. “Đa số các nước láng giềng của Trung Quốc và Anh đều muốn thu hút đầu tư và không để lỡ cơ hội này”.

Mặc dù vậy, một số chuyên gia cho rằng việc đồng minh của Mỹ gia nhập AIIB không hoàn toàn bất lợi cho Washington, bởi các nước này sẽ góp phần cân bằng quyền lực khiến Bắc Kinh không thể dễ dàng lợi dụng định chế này như một công cụ ngoại giao kinh tế.

Hiện nay, tại Trung Quốc, một số nhóm lợi ích đang gây sức ép yêu cầu các khoản cho vay của AIIB dùng cho thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này. Còn giới chuyên gia chiến lược thì cho rằng AIIB nên góp phần tối đa hóa lợi ích của Trung Quốc, bằng cách trừng phạt những quốc gia không hữu hảo với Bắc Kinh.

Mặt khác, tầm quan trọng của AIIB được cho là khó có thể sánh ngang với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ đang chủ đạo đàm phán.

Chiến lược tổng thể của Mỹ là thông qua TPP và một hiệp định thương mại độc lập với EU, nhằm xây dựng lên hệ thống quy tắc thương mại toàn cầu tiêu chuẩn cao mới.

Hệ tiêu chuẩn này đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo vệ bản quyền trí tuệ, hỗ trợ nhà nước cho doanh nghiệp và bảo vệ môi trường. Đây đều là các vấn đề mà Mỹ và Trung Quốc tồn tại mâu thuẫn lợi ích và bất đồng trong cách giải quyết. Bắc kinh cũng không được mời tham gia hai hiệp định trên.

“Chính quyền Obama nên ngừng dạy bảo những đồng minh thân cận nhất, mà nên tranh thủ hoàn thành đàm phán TPP, bởi điều này mới thực sự là tương lai kinh tế của châu Á”, chuyên gia Daniel Blumenthal thuộc Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ bình luận. “AIIB chỉ là công cụ để Trung Quốc tuần hoàn vốn, trong khi phát triển đang chững lại mà thôi”.

Đức Dương

Theo VNE

Chạy đua lập khối quân sự khu vực

Những thách thức an ninh mà nhiều khu vực trên thế giới đang đối mặt làm sống lại ý tưởng thành lập các lực lượng quân sự đa quốc gia.

Chạy đua lập khối quân sự khu vực - Hình 1

Các binh sĩ Bahrain tham dự một cuộc tập trận của Lực lượng lá chắn bán đảo - Ảnh: Bahrain News

Đối với thế giới, năm 2014 vừa qua là một năm chứng kiến nhiều thách thức an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống. Những lo ngại an ninh truyền thống đến từ cuộc khủng hoảng Ukraine cũng như căng thẳng ở các vùng biển Đông Á trong khi nguy cơ an ninh phi truyền thống trải rộng từ sự xuất hiện hoặc trỗi dậy mạnh mẽ của các nhóm vũ trang, mà nổi bật nhất là nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), cho đến nạn cướp biển hay bệnh dịch Ebola. Những bối cảnh an ninh mới hiện là chất xúc tác cho nhiều ý tưởng thành lập các lực lượng quân sự đa quốc gia được ấp ủ lâu nay.

Quân đội chung châu Âu

Lời kêu gọi thành lập quân đội chung cho các nước EU vừa được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đưa ra vào đầu tháng 3. Trả lời phỏng vấn tờ Welt am Sonntag của Đức, ông Juncker nhận định: "Một lực lượng quân sự chung sẽ là lời khẳng định với thế giới rằng sẽ không bao giờ xảy ra chiến tranh giữa các nước EU nữa. Một lực lượng như thế cũng sẽ giúp EU thể hiện rõ chiến lược an ninh, đối ngoại và đảm bảo được trách nhiệm với thế giới". Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu, với quân đội chung, EU có thể phản ứng một cách thích đáng trước mọi đe dọa nhằm vào các nước thành viên hoặc một quốc gia láng giềng. Ông Juncker xem đây là thông điệp "rõ ràng" với Nga: "Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ giá trị chung của châu Âu".

Theo Đài phát thanh France Inter, tuy ý tưởng thành lập một liên minh quốc phòng từng được nhiều chính trị gia tại EU nhắc tới nhưng đây là lần đầu tiên được đề cập bởi người đứng đầu Ủy ban châu Âu - nơi chịu trách nhiệm đề xuất và thực hiện các chính sách chung của khu vực. Nguyên nhân là thời gian qua, tình hình nhiều khu vực ở "sát sườn" của EU không ngừng xảy ra biến động. Đáng kể nhất là khủng hoảng ở Ukraine dẫn tới căng thẳng ngoại giao với Nga và sự trỗi dậy của các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở Bắc Phi, Trung Đông. Trong khi đó, đồng minh thân cận của EU là Mỹ lại "chuyển trục" về khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, EU cần đảm bảo khả năng phòng vệ một cách độc lập trong trường hợp không được sự hỗ trợ từ Washington hay NATO. Yếu tố quan trọng để đảm bảo khả năng này là các quốc gia thành viên phải có sự phối hợp đồng bộ vì an ninh của các nước trong khu vực ngày càng liên quan chặt chẽ với nhau. Mặt khác, nhật báo Le Temps dẫn lời chuyên gia Steven Blockmans (Trung tâm nghiên cứu chính trị châu Âu) nhận định khi trọng tâm về kinh tế và quân sự đang dần dịch chuyển về phía châu Á, nếu không có hành động cụ thể, EU sẽ dần đ.ánh mất vị thế của mình.

Bên cạnh đó, ông Juncker còn nhấn mạnh khía cạnh kinh tế: "Lực lượng quân sự chung sẽ giúp EU hợp tác chặt chẽ hơn trong việc chế tạo và mua bán vũ khí, nhờ đó sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí". Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đức Norbert Rttgen cũng cho biết quân đội nhiều nước châu Âu thường xuyên mua sắm trùng lặp các loại vũ khí "thường thường bậc trung". Nếu có sự điều phối của liên minh quốc phòng, các nước EU sẽ tránh được tình trạng này để tập trung đầu tư cho những thiết bị quân sự hiện đại và uy lực hơn.

Đề xuất của ông Juncker hiện chỉ là nhận định cá nhân, nhưng mới đây Hãng tin Sputnik dẫn lời Phát ngôn viên Ủy ban châu Âu Margaritis Schinas cho biết kế hoạch thành lập quân đội chung sẽ chính thức được đưa vào chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh của EU vào tháng 6. Đây chắc chắn sẽ là một chủ đề gây nhiều tranh cãi vì quan điểm giữa các quốc gia thành viên về vấn đề này rất khác nhau. Cho đến nay, Đức là nước ủng hộ đề xuất của ông Juncker nhiệt tình nhất, trong khi Pháp vẫn tỏ ra thận trọng vì lo ngại việc EU lập quân đội chung có thể ảnh hưởng tiêu cực tới vai trò của NATO.

Sau khi bài phỏng vấn ông Juncker được đăng tải, ông Rttgen nhận định ý tưởng quân đội chung của EU "là tầm nhìn chiến lược của châu Âu" và đã đến thời điểm thực hiện. Trước đó, Hãng tin DPA dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen tuyên bố: "Đời cháu của tôi chắc chắn sẽ biết đến một Hiệp chủng quốc châu Âu, với quân đội riêng". Tuy nhiên, đây cũng chính là đ.iểm gây tranh cãi nhất: nhiều nước, đặc biệt là Anh, cho rằng việc thành lập lực lượng quân sự chung sẽ góp phần "liên bang hóa" EU, làm các nước thành viên bị mất đi sự độc lập. Trước nay, dù tham gia EU nhưng London luôn tỏ ra rất "cảnh giác" khi không dùng đồng euro và đứng ngoài một số hiệp ước khu vực. Do đó, nhiều khả năng Anh sẽ là nước phản đối mạnh mẽ nhất kế hoạch lập lực lượng quân sự EU.

Liên minh Ả Rập

Cuộc tranh luận về việc thành lập khối quân sự mới không chỉ xuất hiện ở châu Âu mà lan sang cả khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi mới đây đề xuất lập một liên minh quân sự thống nhất của thế giới Ả Rập để đối phó với mối đe dọa từ các nhóm vũ trang đang hoành hành tại khu vực.

Ý tưởng này nhận được sự tán đồng từ Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập (AL) Nabil al-Arabi, người khẳng định đó là một "nhu cầu cấp bách" tại hội nghị ngoại trưởng của AL ngày 9.3. Theo Phó tổng thư ký AL Ahmed Ben Helli, AL dự kiến sẽ bàn việc thành lập lực lượng chung tại hội nghị thượng đỉnh thường niên ở khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh của Ai Cập ngày 28 - 29.3.

Theo tờ al-Ahram, hội nghị do ông al-Sisi chủ trì sẽ tập trung thảo luận việc "phục hoạt" Hiệp ước Phòng thủ và kinh tế Ả Rập của AL.

Theo hiệp ước ký năm 1950, 22 nước thành viên AL sẽ xem "bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào một trong số họ là cuộc tấn công vào tất cả" và sẽ sử dụng "mọi biện pháp có thể, bao gồm sử dụng lực lượng vũ trang, để đẩy lùi cuộc xâm lược và tái lập an ninh và hòa bình". Tuy nhiên, lần duy nhất điều khoản này được viện đến là vào năm 1976, khi Lực lượng ngăn chặn Ả Rập được thành lập và triển khai đến Li Băng để gìn giữ hòa bình trong cuộc nội chiến tại đây. Do sự thiếu thống nhất về cấu trúc chỉ huy, thành phần đóng góp, lực lượng không thể đảm trách sứ mệnh và phải nhờ cậy đến cộng đồng quốc tế trong cuộc khủng hoảng này.

Tại khu vực cũng có một liên minh đa quốc gia khác là Lực lượng lá chắn bán đảo, thành lập năm 1982 trên cơ sở Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. Nhưng lực lượng này cũng không chứng tỏ được hiệu quả, điển hình là không thể bảo vệ được Kuwait trước cuộc xâm lăng của Iraq năm 1990.

Cũng như tâm lý của một số nước châu Âu, các nước Ả Rập ngày càng mất lòng tin vào sự bảo đảm an ninh của nước Mỹ xa xôi, đặc biệt trong bối cảnh Washington chủ trương thương thuyết để giải quyết vấn đề hạt nhân với Iran. Do vậy, nhu cầu thành lập liên minh quân sự khu vực là có thật. Tuy nhiên, bất đồng lớn nhất hiện nay là cơ cấu thành phần của khối. Truyền thông Ả Rập từng hé lộ các kế hoạch của giới lãnh đạo quân sự vùng Vịnh nhằm thành lập liên minh gồm Ai Cập, Ả Rập Xê Út, Kuwait và UAE. Các phiên bản khác còn bao gồm cả Morocco và Jordan. Khác với Ai Cập muốn lấy AL làm căn bản, Ả Rập Xê Út hiện chủ trương lập một liên minh quân sự phái Sunni và bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ để đối phó với IS, Iran và những phe phái Shiite do Tehran bảo trợ.

Lan Chi - Sơn Duân

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris
18:10:44 22/09/2024
Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng
20:53:55 22/09/2024
Loài chuột quý hiếm gần như tuyệt chủng, bất ngờ hồi sinh sau gần 1 thế kỷ
20:36:31 21/09/2024
ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban
06:16:28 21/09/2024
'Cuộc chiến' thêm ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
17:37:20 22/09/2024
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy
07:59:34 21/09/2024
Myanmar: Số người t.hiệt m.ạng do bão Yagi tăng lên 293 người
05:42:03 21/09/2024
Serbia sẽ khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc
10:01:45 22/09/2024

Tin đang nóng

Thót tim cảnh hai b.é g.ái bị nước cuốn trôi khi đạp xe qua ngầm tràn
17:54:55 22/09/2024
Phương Oanh - shark Bình lần đầu tiên làm điều này kể từ khi có cặp song sinh
19:30:24 22/09/2024
Mẹ Kasim Hoàng Vũ bật khóc, cúi lạy vợ cũ Bằng Kiều: "Chị biết ơn em nhiều lắm"
20:41:31 22/09/2024
Kim Woo Bin nói về những ảnh hưởng tích cực của bạn gái
19:27:53 22/09/2024
Drama căng ở Anh tài: Tăng Phúc bức xúc vì 1 hành động của Cường Seven, càng phân bua càng bị ném đá
19:34:31 22/09/2024
Tôn Bằng tố bị Hằng Du Mục "gài bẫy", làm rõ lý do xông vào nhà
18:58:41 22/09/2024
3 thứ trong nhà càng nhiều càng nghèo khổ: Đó là gì?
16:32:35 22/09/2024
Thu nhập 20 triệu vẫn không mua nổi 1 chỉ vàng mỗi tháng, biết lý do xong không một ai dám trách
17:59:04 22/09/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Tổng thống Sri Lanka: Phải tiến hành vòng kiểm phiếu thứ hai

20:52:17 22/09/2024
Theo ông Rathnayake, Ủy ban Bầu cử Sri Lanka sẽ công bố người giành chiến thắng sau khi kiểm xong phiếu bầu tích lũy và phiếu bầu ưu tiên.

Sập nhà nghi do nổ khí gas tại Italy, 2 t.rẻ e.m t.ử v.ong

20:49:24 22/09/2024
Hình ảnh do lực lượng cứu hỏa đăng tải cho thấy phần tường của tầng 2 bị thổi bay, tạo ra một lỗ hổng lớn trên trần tầng 1. Nguyên nhân của vụ sập nhà có thể là do nổ khí gas.

Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng về sự 'chuyển trục' trong quan hệ giữa phương Tây và phương Đông

20:35:25 22/09/2024
Trong bối cảnh hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách tham gia vào BRICS, nhóm được quảng bá là giải pháp thay thế cho các định chế tài chính phương Tây như Ngân hàng Thế giới và Quỹ T.iền tệ Quốc tế.

Quân đội Israel xác nhận 100 quả rocket được b.ắn từ Liban chỉ trong vài giờ

20:24:29 22/09/2024
Theo đó, IDF giới hạn các cuộc tụ tập ở mức 30 người tham gia trong không gian mở và 300 người tham gia với không gian kín. Các hoạt động giáo dục có thể tiếp tục và người dân có thể đi làm miễn nơi làm việc an toàn.

Nhóm Bộ tứ (Quad) kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ

20:23:12 22/09/2024
Bộ tứ cũng nhấn mạnh rằng việc mở rộng số ghế thường trực nên bao gồm đại diện của các quốc gia mới từ châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và Caribe trong Hội đồng Bảo an LHQ được cải tổ.

Lý do Nga tập trung tấn công đ.ánh chiếm thị trấn Pokrovsk ở Đông Ukraine

20:19:32 22/09/2024
Với vị trí địa lý thuận lợi, Pokrovsk nằm gần nhiều tuyến đường bộ và đường sắt giao nhau, cho phép dễ dàng di chuyển quân, lương thực và đạn dược đến các khu vực khác trên t.iền tuyến.

Mục đích của Trung Quốc và Nga khi tăng cường tập trận chung

20:17:47 22/09/2024
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố về cuộc tập trận lớn nhất trong 30 năm qua, Đại dương-2024 (Ocean-2024), với sự tham gia của khoảng 90.000 quân, hơn 500 tàu và máy bay.

Nổ mỏ than ở Iran, ít nhất 19 người t.ử v.ong

20:16:09 22/09/2024
Vào thời điểm xảy ra t.ai n.ạn, có khoảng 70 công nhân đang làm việc dưới hầm mỏ. Hiện còn khoảng 30 công nhân bị mắc kẹt.Mỏ than trên do công ty Madanjoo vận hành.

Cuba thúc đẩy đối thoại với kiều dân tại Mỹ

20:05:48 22/09/2024
Vụ trưởng Vụ Lãnh sự và Người Cuba ở nước ngoài, bà Ana Teresita González, nhấn mạnh rằng cuộc gặp khẳng định sức mạnh của mối quan hệ giữa Cuba với đồng bào ở nước ngoài.

Mực nước sông Danube của Hungary dâng cao kỷ lục sau bão Boris

20:00:43 22/09/2024
Mưa lớn và gió mạnh đã gây ra lũ lụt trên diện rộng ở khu vực Trung và Đông Âu kể từ tuần trước, khiến 24 người t.hiệt m.ạng và tàn phá nhiều thị trấn và làng mạc.

Mỹ sắp công bố đề xuất cấm sử dụng phần mềm của Trung Quốc trong xe kết nối

19:15:31 22/09/2024
Chính quyền Tổng thống Biden gần đây đã quyết định áp mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm mức thuế 100% đối với xe điện và các khoản tăng thuế mới đối với pin xe điện và các khoáng sản quan trọng.

Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác về an ninh hàng hải

18:58:36 22/09/2024
Các nhà lãnh đạo Bộ tứ cũng nhất trí cho phép chia sẻ không gian vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không và đường biển nhằm mục đích hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Có thể bạn quan tâm

Khán giả bình phim Việt: Tôi không thể cảm nổi nữ chính 'Đi giữa trời rực rỡ'

Hậu trường phim

22:29:25 22/09/2024
Theo diễn biến của phim Đi giữa trời rực rỡ, Pu dần thể hiện những mặt tính cách khiến nhân vật này thực sự gây tranh cãi.

Ngô Kiến Huy kỷ niệm hành trình 15 năm làm nghệ thuật

Sao việt

22:26:25 22/09/2024
Ca sĩ Ngô Kiến Huy tổ chức một buổi fan meeting đặc biệt, đ.ánh dấu cột mốc 15 năm hoạt động nghệ thuật. Sự kiện có sự xuất hiện của bố mẹ nam ca sĩ, Jun Phạm và Song Luân cũng góp mặt chung vui.

Người đẹp n.óng b.ỏng trong phim 'Mai' hẹn hò DJ Singapore ở 'Đảo thiên đường'

Tv show

22:22:07 22/09/2024
Người đẹp n.óng b.ỏng trong phim Mai không giấu được sự vui mừng khi biết anh chàng DJ đến từ Singapore cũng muốn tìm hiểu mình

Angelina Jolie cuốn hút với tóc xoăn cá tính

Sao âu mỹ

22:19:32 22/09/2024
Thoát khỏi hình ảnh quen thuộc, minh tinh sinh năm 1975 làm mới bản thân với vẻ ngoài lấy cảm hứng từ thập niên 1980.

Bạn bè, đồng nghiệp tưởng niệm sao võ thuật Từ Thiếu Cường và vợ

Sao châu á

22:16:32 22/09/2024
Hôm 21.9, bạn bè, đồng nghiệp tổ chức lễ tưởng niệm Từ Thiếu Cường và vợ ông tại một ngôi chùa ở Chiết Giang (Trung Quốc).

Vườn chanh dây đang thu hoạch bị kẻ gian chặt phá

Pháp luật

21:15:37 22/09/2024
Ra vườn kiểm tra, một hộ nông dân ở Lâm Đồng tá hỏa khi phát hiện hàng trăm gốc chanh dây đang cho kinh doanh của gia đình bị kẻ gian chặt phá.

Choáng váng trước concert lịch sử của nữ ca sĩ số 1 Hàn Quốc, G-Dragon và bạn trai Lee Jong Suk cổ vũ hết mình!

Nhạc quốc tế

21:13:21 22/09/2024
Tối 21/9, IU chính thức tiến vào World Cup Stadium, với đêm encore HEREH WORLD TOUR CONCERT đ.ánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Giá vé từ 800 nghìn đến 8 triệu đồng, các quyền lợi có đủ làm thoả mãn fan?

Nhạc việt

21:09:22 22/09/2024
Khán giả đang rất chờ đón vào concert đặc biệt của show truyền hình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào ngày 19/10

Nhóm học sinh cấp 3 dũng cảm đội mưa cứu người trong lũ

Tin nổi bật

21:05:52 22/09/2024
Một nhóm học sinh Trường THPT Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) giúp đỡ nhiều người đi qua đoạn đường ngập nước và kịp thời ứng cứu 2 n.ạn n.hân bị lũ cuốn trôi.

Biệt thự gạch đỏ, đá ong bên đồi ở ngoại thành Hà Nội

Sáng tạo

20:40:01 22/09/2024
Ngôi biệt thự phong cách hiện đại được xây dựng trên đồi ở Thạch Thất, là nơi nghỉ dưỡng cuối tuần dành cho cả gia đình.

Mẹ bỉm ném mạnh bình sữa xuống sàn, ngồi khóc trong tủi thân, ấm ức, chỉ có những người mẹ từng trải qua mới thấu

Netizen

19:40:18 22/09/2024
Những chị em đã, đang và sắp làm mẹ hẳn đã quen với cụm từ trầm cảm sau sinh , nhưng nếu chưa gặp phải thì sẽ không biết nó thực sự đáng sợ tới mức nào.