Mỹ ‘trùm mền’ không thời hạn 55 máy bay F-35
Không quân Mỹ ngày 12.6 thông báo khoảng tổng số chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới F-35 phải dừng bay cho đến khi khắc phục được điểm bất thường trong hệ thống cung cấp ôxy cho phi công.
Chiến đấu cơ F-35A trong một lần hạ cánh sau khi bay huấn luyện ở Mỹ. REUTERS
Số chiến đấu cơ F-35 nói trên đóng tại Căn cứ không quân Luke thuộc bang Arizona của Mỹ bị tạm dừng bay huấn luyện từ hôm 9.6 và dự kiến sẽ bay lại vào ngày 12.6, nhưng sẽ bị ngừng bay vô thời hạn sau quyết định mới, theo Reuters.
Căn cứ Luke hủy hoạt động bay của 55 F-35A sau khi xảy ra 5 sự cố mà trong đó phi công rơi vào tình trạng thiếu ôxy, theo phát ngôn viên không quân Mỹ Mark Graff. Những sự cố này xảy từ ngày 2.5 đến ngày 8.6. Trong tất cả các trường hợp này, hệ thống cung cấp ôxy dự phòng đã được sử dụng và phi công đã hạ cánh an toàn.
Việc kéo dài thời gian tạm ngưng bay tại căn cứ Luke được đưa ra để Không quân Mỹ có thể nghiên cứu vấn đề nói trên với phi công, nhân viên bảo trì và giới y khoa, theo phát ngôn viên căn cứ Rebecca Heyse.
Video đang HOT
Những chiếc F-35A ở căn cứ Luke thường thực hiện 25 chuyến bay huấn luyện mỗi ngày thường trong tuần.
Hiện có tổng cộng hơn 220 chiếc F-35, do tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin sản xuất, đã được đưa vào bay huấn luyện trên toàn thế giới, với tổng số giờ bay là 95.000, nhưng chưa có chiếc nào được nhìn thấy tác chiến, theo Reuters.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Mỹ thông báo có phi đội F-35 sẵn sàng chiến đấu đầu tiên
Mỹ thông báo phi đội chiến đấu cơ tàng hình F-35A đầu tiên đã sẵn sàng cho chiến đấu, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chương trình phát triển loại máy bay này.
Chiến đấu cơ F-35A trong đợt thử nghiệm xuất kích năm 2012 tại căn cứ không quân Eglin, bang Florida. Ảnh: Reuters.
Phi đội gồm khoảng 12 phi cơ và đóng quân tại căn cứ không quân Hill, bang Utah. Kết quả đánh giá khả năng chiến đấu có được sau hàng loạt thử nghiệm và bài tập huấn luyện.
"F-35A sẽ là phi cơ chính trong quân đội Mỹ bởi nó có thể đến những nơi mà máy bay hiện tại không thể đến, có các năng lực cần thiết trong chiến trường hiện đại", AFP dẫn lời Tướng Herbert "Hawk" Carlisle, đứng đầu Bộ Tư lệnh tác chiến trên không, nói.
Giới chức không quân Mỹ không tiết lộ thời điểm phi đội F-35 tham gia tác chiến nhưng cho biết việc triển khai ra nước ngoài có thể bắt đầu từ đầu năm 2017.
Lính thủy đánh bộ Mỹ năm ngoái thông báo họ có nhóm F-35B đầu tiên đủ khả năng tác chiến nhưng chưa sử dụng chúng trong chiến đấu.
Với tổng chi phí 400 tỷ USD cho 2.443 phi cơ F-35, chủ yếu để phục vụ không quân, loại chiến đấu cơ do Lockheed Martin sản xuất này được coi là đắt nhất lịch sử.
Chương trình phát triển F-35 gặp nhiều "bước lùi", trong đó có sự cố động cơ năm 2014 khiến Mỹ phải cấm F-35 bay cho đến khi vấn đề được giải quyết. Các yếu tố khác dẫn đến sự chậm trễ và chi phí tăng vọt, trong đó có lỗi phần mềm, lỗ hổng kỹ thuật và lỗi hệ thống thoát hiểm có thể khiến phi công nhẹ hơn 62 kg thiệt mạng.
Thượng nghị sĩ John McCain, đảng Cộng hòa, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, hoan nghênh thông báo từ không quân nhưng nói chương trình F-35 cho thấy sự lãng phí tài chính quân đội.
F-35A, dành cho không quân, là một trong ba phiên bản của F-35 được thiết kế để cất cánh và hạ cánh bình thường. F-35B, dành cho lính thủy đánh bộ, có thể cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Phiên bản F-35C của hải quân có thiết kế phù hợp để sử dụng trên tàu sân bay.
Hiện đã có 10 quốc gia đồng minh Mỹ đặt hàng F-35 cho không quân của họ.
Như Tâm
Theo VNE
Căn cứ Mỹ ngừng bay tiêm kích F-35 vì nhiều phi công ngạt thở Không lực Mỹ quyết định dừng các chuyến bay của F-35 ở căn cứ thuộc bang California sau hàng loạt sự cố thiếu oxy của phi công. Các phi công trên F-35 gặp hiện tượng bị thiếu oxy. Ảnh minh họa: Azcentral Đại uý Mark Graff, phát ngôn viên Không lực Mỹ, hôm 10/6 cho biết các tiêm kích F-35 tại Căn cứ...