Mỹ triển khai thêm chiến đấu cơ đắt nhất thế giới
Lầu Năm Góc ký kết một thỏa thuận trị giá 1,3 tỷ USD để mua thêm 13 chiến đấu cơ F-35 của tập đoàn Lockheed Martin của nước này. Thông tin trên vừa được truyền thông Mỹ trích dẫn nguồn tin chính phủ đưa ra hôm nay (4/5).
Theo Defense News, hợp đồng trên sẽ bao gồm 3 chiếc F-35A cho Không lực, 6 chiếc F-35B cho Lực lượng Lính thủy đánh bộ, 4 chiếc F-35C cho Hải quân. Hợp đồng sẽ được hoàn tất vào tháng 12/2019.
Chiến đấu cơ F-35 được thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F35B là chiến đấu cơ được trang bị công nghệ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh theo chiều thẳng đứng (STOVL), công nghệ tàng hình cũng như do thám hiện đại nhất, cùng công nghệ phát hiện và theo dõi mục tiêu (ISTAR).
Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu, có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h. Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ từng tự tin tuyên bố loại máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới của họ có thể tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất trên thế giới. Vì thế, F-35 được rất nhiều nước thèm muốn. Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình siêu việt, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất.
Với những tính năng ưu việt và vượt trội của mình, F-35 trở thành thứ vũ khí được nhiều nước thèm muốn, đặc biệt là các quốc gia Châu Á. Một số đồng minh của Mỹ ở Châu Á muốn dùng F-35 làm vũ khí răn đe chiến lược đối với Trung Quốc.
Chiến đấu cơ “ngốn tiền” nhất thế giới
Video đang HOT
Tuy nhiên, dự án F-35 đã gặp phải nhiều sự chỉ trích khi tiêu tốn quá nhiều tiền mà không hoàn thành được các chức năng như tuyên bố của nó theo từng phiên bản.
Dự án phát triển chiến đấu cơ F-35 là dự án vũ khí có chi phí đắt đỏ nhất thế giới, khi tổng số tiền đầu tư phát triển và mua chiến đấu cơ này chỉ có 400 tỷ USD, trong khi việc vận hành và bảo dưỡng loại chiến đấu cơ này lại có chi phí “trên trời”, lên tới 1500 tỷ USD của nó mà chưa đạt được thành quả nào khả quan.
Mới đây, ngày 13/1/2016, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa thông báo dự án chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II vừa được cấp thêm 28,8 triệu USD để sửa lỗi bình nhiên liệu.
Số tiền này sẽ được Lockheed Martin dùng để thay đổi các thiết kế hệ thống liên kết của bình nhiên liệu F-35 với các phương tiện hàng không của Không quân Mỹ, Australia, Italia, Hà Lan và Na Uy.
Trước đó, ngày 21/12/2015, Lockheed Martin đã nhận thêm 1,17 tỷ USD để duy trì tiến độ sản xuất 80 chiếc F-35A.
Theo đó, Không lực Mỹ có thể sẽ cắt giảm số lượng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 so với dự kiến bởi nếu không họ sẽ không đủ tiền để mua các loại vũ khí và thiết bị quân sự khác.
Theo ngân sách dự kiến cho năm 2016, Không lực Mỹ sẽ mua 44 chiến đấu cơ F-35 cho năm tài khóa này, 48 chiếc cho năm 2017, và 60 chiếc mỗi năm kể từ năm 2018 đến 2020.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
"Chim ăn thịt" F-22 của Mỹ khiến Nga "nóng mắt"
Một trong những sự kiện gây chú ý nhất thế giới trong tuần trước chính là việc Mỹ tung "chim ăn thịt" nổi tiếng F-22 đến Đông Âu, trong một động thái được cho là nhằm phát đi thông điệp răn đe gửi đến Nga.
Ảnh minh hoạ
Hai chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Raptor của Mỹ đã lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời ở Biển Đen hôm 25/4. Chúng đã xuất phát từ Anh và hướng thẳng đến căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu của Rumani ở Biển Đen. Sau khi hạ cánh ở Rumani, hai chiếc F-22 tiếp tục thực hiện chuyến bay đến căn cứ không quân Siauliai của Lithuania hôm 27/4.
Sự xuất hiện của hai chiếc F-22 của Mỹ ở Rumani và Lithuania hai nước láng giềng của Nga, diễn ra trong bối cảnh các nước thành viên Đông Âu của NATO đang ra sức kêu gọi liên minh này tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực nhằm đối phó với cái gọi là mối đe doạ từ Nga. Rumani và Lithuania đều là thành viên của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Các nước như Rumani và Lithuania hay các nước Baltic gần đây đang liên tục nói về mối đe doạ mang tên Nga. Diễn biến này xuất phát một phần từ nguyên nhân cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Sau khi cuộc nội chiến ở đây bùng lên và sau đó là vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, một số nước láng giềng Đông Âu của Nga tỏ ra hoài nghi và lo ngại về nước láng giềng Nga. Sự lo ngại này ngày càng tăng cao khi Mỹ và NATO bị cáo buộc là đang tìm cách thổi phồng về mối đe doạ mang tên Nga. Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Ba Lan thậm chí còn miêu tả Nga là "mối đe doạ hiện hữu nguy hiểm hơn cả tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)".
Trong bối cảnh như vậy, một số nước Đông Âu không chỉ tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự cho chính mình mà còn khẩn thiết kêu gọi Mỹ và NATO đưa lực lượng binh lính, vũ khí vào lãnh thổ của họ nhằm đối phó với Nga.
Việc Mỹ tung "chim ăn thịt" F-22 đến Rumani và Lithuania được cho là câu trả lời của Mỹ đối với những đòi hỏi, kêu gọi khẩn thiết từ các nước đồng minh. Washington muốn thông qua câu trả lời này để thể hiện cam kết của họ trong việc bảo vệ các đồng minh ở Đông Âu - điều mà họ liên tiếp khẳng định trong thời gian qua. Bên cạnh mục tiêu trấn an, làm hài lòng các đồng minh, Mỹ còn muốn thông qua sự xuất hiện của F-22 trên bầu trời Biển Đen - khu vực vốn được xem là sân sau của Nga, để phát đi thông điệp mang đầy tính cảnh báo, răn đe đối với Moscow.
Mỹ và NATO được tin là đang dựa vào cái cớ là mối đe doạ mang tên Nga để tìm cách thiết lập một sự hiện diện quân sự ngày một lớn hơn ở Đông Âu nhằm tạo thế kiềm chế, bao vây Nga. Không khó để nhận ra rằng, kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, các hoạt động quân sự của Mỹ và NATO ở khu vực xung quanh Nga đang trở nên "nhộn nhịp, cấp tập" hơn bao giờ hết.
Những động thái quân sự của Mỹ và NATO ở Đông Âu đã làm gia tăng nguy cơ gây ra xung đột với Nga. Trong vòng chưa đầy 2 tuần trở lại đây, chiến đấu cơ của Nga đã hai lần chạm trán nóng bỏng với tàu chiến và máy bay quân sự của Mỹ.
F-22 vốn là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới được đưa vào hoạt động cho đến thời điểm này và nó cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ. F-22 luôn đứng đầu trong danh sách những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.
F-22 được xem là loại máy bay chiến đấu tinh vi nhất thế giới với khả năng có một không hai là thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không bị hề hấn gì.
Công nghệ tàng hình là một trong những tính năng vượt trội của F-22 so với bất kỳ loại chiến đấu cơ tối tân nào khác trên thế giới. Tiết diện radar của F-22 chỉ bằng kích thước một viên bi nên nó gần như không thể bị phát hiện bởi các hệ thống radar. Do sở hữu công nghệ tàng hình vượt trội như vậy nên F-22 có thể phát hiện và khóa mục tiêu bằng radar rồi khai hỏa nhanh chóng, khiến kẻ thù không kịp biết mình đang đối mặt với cái gì. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong.
F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về khả năng sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, F-22 còn có khả năng thực hiện xuất sắc một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử.
Dù được đánh giá là chiến đấu cơ thiện chiến hàng đầu thế giới nhưng F-22 cũng có một vài yếu điểm so với đối thủ ngang tầm của nó là Su-35S của Nga. F-22 được cho là không có khả năng cơ động và linh hoạt như Su-35S. Khả năng phát hiện các mục tiêu trên không của F-22 thấp hơn so với Su-35S. Nếu như Su-35S có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 402km thì khả năng này ở F-22 là 297,7km.
Chiến đấu cơ F-22 chính thức gia nhập vào Lực lượng Không quân Mỹ từ tháng 12/2005.
Vì sức mạnh hàng đầu của F-22, chiến đấu cơ này được coi là "báu vật" trong kho vũ khí của Mỹ và nước Mỹ cấm xuất khẩu loại máy bay này.
Vân Linh
Theo_VnMedia
Siêu vũ khí chỉ là "hổ giấy", Mỹ không dám ngẩng mặt Mỹ có lẽ sẽ tiếp tục phải muối mặt khi danh sách những trục trặc xảy ra với dự án vũ khí siêu đắt đỏ F-35 của họ vẫn chưa chịu dừng lại. Giới chức Lầu Năm Góc hiện tại đang lo ngại rằng, do lỗi phần mềm kết nối nên những vấn đề xảy ra với một chiếc máy bay có thể...