Mỹ triển khai tên lửa mới, có thể thay đổi cân bằng sức mạnh Thái Bình Dương
Ở một nơi nào đó trên Thái Bình Dương, một tàu chiến tàng hình của Hải quân Mỹ đang mang theo loại vũ khí mà các nhà phân tích đánh giá là có thể thay đổi cân bằng lực lượng ở những khu vực tranh chấp như biển Đông.
Tàu chiến ven biển USS Gabrielle Giffords của Mỹ. (Ảnh: CNN)
Đầu tháng này, tàu chiến ven biển USS Gabrielle Giffords rời bến cảng ở San Diego và mang theo loại tên lửa tấn công trên biển mới cùng một trực thăng không người lái.
Đây là loại tên lửa hành trình vượt biển, khó bị radar phát hiện và có thể xoay sở để tránh hệ thống phòng thủ của kẻ thủ, theo thông tin từ Raytheon, nhà thầu quân sự Mỹ chế tạo vũ khí này. Trên Gabrielle Giffords, nó được ghép cặp với trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout, phương tiện đóng vai trò dò tìm mục tiêu.
Hệ thống vũ khí mới sẽ giúp tăng năng lực tiêu diệt của Hải quân Mỹ, Trung tá hải quân John Fage, phát ngôn viên Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ xác nhận thông tin hệ thống vũ khí mới được triển khai.
“Lầu Năm góc đang xây dựng lực lượng có thể hoạt động trên nền tảng bền vững hơn và có cơ hội tốt hơn trong chiến đấu và sống sót trước năng lực từ chối và chống tiếp cận của quân đội Trung Quốc”, nhà phân tích Timothy Heath, công tác tại hãng phân tích Rand Corp. nói về lực lượng tàu chiến, máy bay và tên lửa mà Trung Quốc triển khai trên nhiều khu vực của Thái Bình Dương.
Mỹ và Trung Quốc đổ lỗi cho nhau quân sự hóa biển Đông, một trong những khu vực tranh chấp nóng bỏng nhất thế giới. Nhiều quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này, nhưng yêu sách của Bắc Kinh rộng nhất, bao trùm gần hết biển Đông.
Kể từ năm 2015, chính phủ Trung Quốc nỗ lực củng cố đòi hỏi chủ quyền của mình bằng các hoạt động quân sự hóa trái phép các cấu trúc trên biển Đông, nói rằng các chiến dịch diễn tập lặp đi lặp lại của Hải quân Mỹ ở khu vực cho thấy Trung Quốc cần bảo vệ lợi ích của mình.
Gabrielle Giffords là con tàu đầu tiên được trang bị tên lửa tấn công trên biển mới, nhưng hầu hết tàu trong hạm đội tàu chiến ven biển của Mỹ, với khoảng 30 chiếc, dự kiến sẽ được trang bị vũ khí mới này, các quan chức của Hải quân Mỹ cho biết như vậy tại phiên điều trần trước Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ đầu năm nay.
Đội tàu chiến ven biển của Mỹ có 2 loại tàu: tàu lớp Independence 3 lớp vỏ mà Giffords là một thành viên, và tàu lớp Freedom 1 lớp vỏ. Cả hai loại đều được thiết kế để hoạt động ven biển hoặc vùng nước nông gần bờ hoặc đảo.
Tên lửa tấn công trên biển mới trải qua thời gian thử nghiệm tương đối ngắn trước khi được đưa vào biên chế. Được chế tạo bởi tập đoàn quốc phòng Kongsberg của Na Uy dành cho quân đội Na Uy, loại tên lửa này được trang bị thử nghiệm cho tàu chiến đấu ven biển USS Coronado của Mỹ từ năm 2014. Tập đoàn quốc phòng Raytheon trở thành nhà thầu chế tạo tên lửa này từ năm 2018.
Video đang HOT
Tầm xa của tên lửa này là hơn 100 dặm, hơn khoảng 30% so với loại tên lửa Harpoon mà Hải quân Mỹ đang sử dụng vào mục đích diệt hạm.
Khả năng tên lửa phối hợp với trực thăng không người lái giúp tàu tấn công mục tiêu ngoài phạm vi mà chính hệ thống radar bề mặt của nó có thể bao quát.
Trực thăng không người lái Fire Scout giúp con tàu “nhìn xa tận phía chân trời”, nhà phân tích Carl Schuster, một cựu đại úy Hải quân Mỹ, cho biết. “Năng lực xác định mục tiêu cũng quan trọng như hệ thống tên lửa. Bạn chỉ có thể bắn trúng thứ bạn có thể tìm thấy”, ông Schuster nói.
Việc trang bị phương tiện này cho tàu chiến ven biển cỡ nhỏ giúp giảm gánh nặng cho các tàu khu trục và hành trình, những loại được thiết kế để hoạt động trên các vùng biển mở và đang phải căng mình trước nhiều nhu cầu hiện nay, ông Heath đánh giá.
“Tôi cho rằng sẽ có thêm nhiều tàu chiến ven biển cỡ nhỏ nữa đến biển Đông, giải phóng cho các tàu chiến cỡ lớn đang thực hiện hoạt động tuần tra ở khu vực này”, ông Heath nói.
Hải quân Mỹ chưa nói con tàu Gabrielle Giffords đang tiến về đâu, nhưng nhiều chuyên gia dự đoán đích đến sẽ là Singapore, nơi chiếc tàu chị em của nó là USS Montgomery đang ở đó từ mùa hè này nhưng chưa được trang bị tên lửa tấn công biển mới.
“Sứ mệnh của tàu Gabrielle Giffords sẽ là tiến hành các hoạt động an ninh biển, hợp tác an ninh phối hợp, cung cấp năng lực ứng phó khủng hoảng và duy trì hiện diện lực lượng hải quân tiền phương ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ khi nào cần thiết. Nhưng chúng tôi không nói cụ thể vì đó là vấn đề an ninh hoạt động”, ông Fage nói.
Các lãnh đạo Hải quân Mỹ đã nói nhiều lần rằng họ có kế hoạch đưa 2 tàu chiến ven biển cỡ nhỏ đến Singapore trong năm nay.
Gửi đi nhiều thông điệp
Thông tin về việc Mỹ triển khai vũ khí mới gửi đi một thông điệp quan trọng và cuối cùng có thể “thay đổi cuộc chơi” ở Tây Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang có lợi thế gấp ba lần về năng lực tên lửa hành trình so với Mỹ, ông Schuster nhận định.
“Đây là bước đầu tiên tiến tới việc khắc phục tình trạng mất cân bằng và sẽ có thêm những bước đi khác nữa trong thời gian tới”, ông nói.
Các vũ khí mới sẽ không chỉ gửi tín hiệu đến Trung Quốc mà cả những đối tác của Mỹ ở khu vực về năng lực răn đe cũng như sự cam kết của Washington đối với khu vực, nhiều chuyên gia nhận định.
Mỹ luôn khẳng định họ là một đối tác đáng tin cậy hơn Trung Quốc, đặc biệt trên biển Đông, nơi Washington đang duy trì hoạt động tự do hàng hải như một phần của nỗ lực mà họ gọi là cam kết cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do.
BÌNH GIANG
Theo tienphong/CNN
Cực sốc: Bằng chứng khó cãi máy bay Mỹ rượt đuổi UFO
Theo một video được Lầu Năm Góc công bố, phi công lái máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ rượt đuổi một vật thể bay không xác định (UFO) gần bờ biển San Diego ở Thái Bình Dương tháng 11/2004.
Trong những thập kỷ qua, Mỹ được cho là đã triển khai một số dự án bí mật nghiên cứu vật thể bay không xác định ( UFO). Một số tài liệu về những vụ "chạm trán" UFO đã được giới chức Mỹ tiết lộ gây xôn xao dư luận.
Đáng chú ý là việc Lầu Năm Góc từng công bố một video được cho là khoảnh khắc phi công máy bay chiến đấu F-18 Super Hornets của quân đội Mỹ đuổi theo một vật thể bay không xác định.
Sự việc xảy ra tại khu vực gần bờ biển San Diego ở Thái Bình Dương vào một buổi chiều hồi tháng 11/2004. Vào thời điểm ấy, David Fravor và Jim Slaight là hai phi công điều khiển 2 máy bay F-18 khi tham gia một sứ mệnh huấn luyện.
Hai phi công này bất ngờ nhận được một cú điện đàm qua radio từ một sĩ quan chỉ huy trên tàu tuần dương USS Princeton.
Chỉ huy tàu tuần dương USS Princeton hỏi liệu máy bay của David Fravor và Jim Slaight có mang theo vũ khí hay không.
Đáp lại, hai phi công lái máy bay F-18 Super Hornets trả lời rằng có chở theo 2 tên lửa CATM-9s. Tuy nhiên, đây chỉ là tên lửa diễn tập nên không thể khai hỏa tấn công mục tiêu. Sở dĩ chỉ huy tàu tuần dương USS Princeton hỏi như vậy là vì con tàu này phát hiện một vật thể bay bí ẩn.
Vật thể lạ này đột ngột xuất hiện với tốc độ di chuyển nhanh. Nó bất ngờ hạ độ cao từ 24.000m xuống 6.000m, hướng về phía biển và bay lòng vòng trước khi biến mất khỏi radar.
Sau khi nhận được chỉ thị từ cấp trên trên, 2 máy bay của David Fravor và Jim Slaight đã rượt đuổi vật thể lạ có hình bầu dục, dài khoảng 12m.
Tuy nhiên, khi máy bay của quân đội Mỹ tiến lại gần thì vật thể lạ trên tăng tốc rồi biến mất bí ẩn vào không trung.
Cho đến nay, sự việc này vẫn là một bí ẩn lớn. Không ai có thể giải thích vật thể lạ trên đến từ đâu hay có phải là của người ngoài hành tinh hay không.
Theo Tâm Anh/kienthuc.net.vn
Tin tức thế giới 10/9: Bộ trưởng Môi trường Nhật đề xuất xả nước nhiễm xạ ra Thái Bình Dương Bộ trưởng Môi trường Nhật đề xuất xả nước nhiễm xạ ra Thái Bình Dương; Trung Quốc cảnh báo Anh đưa tàu sân bay tới Biển Đông là "hành động thù địch"; Đa số người Nhật Bản ủng hộ chính phủ loại Hàn Quốc khỏi "Danh sách Trắng"... là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 10/9. Các bể chứa nước...