Mỹ triển khai hàng nghìn xe tăng đến châu Âu để răn đe Nga
Quân đội Mỹ bắt đầu triển khai khoảng 1.600 xe tăng, xe bọc thép đến các cơ sở quân sự tại Hà Lan trong một nỗ lực để răn đe Nga.
Xe tăng M1 Abrams của Mỹ trong một cuộc tập trận của NATO. Ảnh: Reuters
Tổng cộng khoảng 1.600 xe tăng Abrams, xe chiến đấu bọc thép Bradley và pháo Paladin sẽ được quân đội Mỹ triển khai đến 6 kho tàng quân sự ở làng Eygelshoven, nằm phía đông nam Hà Lan, gần biên giới Đức và Bỉ, RT hôm qua đưa tin.
Các cơ sở quân sự tại làng Eygelshoven được xây dựng từ năm 1985 trong thời Chiến tranh Lạnh để phục vụ quân đội Mỹ tiến hành các cuộc tập trận tấn công giả định vào Liên Xô.
Đây là một phần của chương trình có giá trị 3,4 tỷ USD nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại châu Âu vừa được quốc hội Mỹ thông qua vào ngày 8/12 như một nỗ lực để răn đe Nga.
Số vũ khí mới được Mỹ bố trí ở khu vực đông nam Hà Lan. Đồ họa: BBC
Video đang HOT
Bất chấp chiến thắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người từng tuyên bố ý định giữ mối quan hệ tốt đẹp với Nga và bày tỏ thái độ hoài nghi đối với NATO, khối quân sự này vẫn có những động thái tăng cường sức mạnh ở châu Âu.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz mới đây cho biết 4000 lính Mỹ sắp được triển khai đến thị trấn Zagan của nước này vào tháng 1/2017.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Những cỗ xe tăng trường tồn qua 6 thập kỷ của Liên Xô
Ra đời hơn 60 năm trước, những cỗ xe tăng T-54 và T55 đơn giản, dễ bảo dưỡng và nâng cấp vẫn hứa hẹn là những chiến xa lợi hại trong nhiều thập kỷ tới.
Gần đây, phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và quân nổi dậy tại Trung Đông thường sử dụng xe tăng T-55 thu được từ quân đội Iraq và Syria để thực hiện các cuộc tấn công. Đối với những tay súng này, cỗ xe tăng Liên Xô từ 60 năm trước tỏ ra hữu ích hơn nhiều so với các mẫu chiến xa hiện đại như tăng M1-Abrams của Mỹ.
Thực tế này cho thấy ở bất cứ thời kỳ nào, xe tăng không nhất thiết phải quá phức tạp. Một mẫu tăng giá rẻ, thiết kế đơn giản nhưng uy lực vẫn là thứ vũ khí hiệu quả trong thế kỷ 21, theo WarIsboring.
Xe tăng T-54 của Nga. Ảnh: Wikipedia
Cuối Thế chiến 2, kho tăng Liên Xô chủ yếu là các xe tăng hạng trung T-34/85 và hạng nặng như IS-2 và IS-3. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, hệ thống bánh xích treo và pháo 85 mm trên T-34 bị coi là lỗi thời, trong khi dòng tăng IS dùng pháo cỡ lớn 122 mm lại tiêu tốn rất nhiều thuốc phóng và đạn được.
Nhằm đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới, các nhà thiết kế Liên Xô đã cho ra đời mẫu xe tăng T-54 và phiên bản cải tiến T-55 trang bị pháo 100 mm, đến nay vẫn là dòng tăng phổ biến nhất trên thế giới.
T-54A là dòng xe tăng đầu tiên có bộ ổn định dọc theo tháp pháo chính. Biến thể T-54B được cải tiến sâu hơn khi có cả bộ ổn định dọc và ngang pháo chính.
Tháp pháo của T-54 chỉ cao 2,39 m, giúp nó nhỏ gọn và khó bị bắn trúng hơn so với tăng M-48 Patton Mỹ khi đó. Thiết kế kiểu vòm cong của tháp pháo này cũng giúp làm chệch hướng viên đạn đang bay tới.
Dù vậy, T-54 cũng bộc lộ điểm yếu là chỉ có thể khai hỏa được bốn phát mỗi phút, bằng tốc độ bắn của một kíp tăng phương Tây trong 15 giây. Lúc này, Liên Xô cũng bắt đầu phát triển mẫu tăng cải tiến T-55.
Nhìn bề ngoài, rất khó phân biệt T-55 so với các tăng T-54A và T-54B ngoại trừ việc quạt thông gió hình nấm trên nóc tháp pháo T-54 đã được chuyển lên phía trước ở T-55.
Phần lớn những cải tiến của xe tăng mới này được thực hiện ở bên trong. Hệ thống chống bức xạ PAZ của T-55 giúp bảo vệ kíp tăng khỏi bụi phóng xạ trong các vụ tấn công hạt nhân. Liên Xô còn bổ sung 9 cơ số đạn cho pháo chính của tăng.
Xe tăng T-55 của Nga. Ảnh: Wikipedia
Các kỹ sư đã thay thế súng máy SGM từ thời Thế chiến 2 cạnh pháo chính bằng súng PKT mới. Năm 1961, tăng nâng cấp T-55A có thêm hệ thống lọc không khí chống bức xạ giúp loại bỏ các chất độc hóa học và sinh học cũng như lắp thêm súng máy phân tán trên vỏ xe.
Các chuyên gia cho rằng doanh số bán xe tăng T-55 vẫn tăng liên tục và tồn tại đến ngày nay là nhờ thiết kế đơn giản và hiệu quả của nó. Ước tính, các nhà máy Liên Xô đã chế tạo 50.000 xe trong khi Ba Lan và Cộng hòa Séc cũng chế tạo hàng nghìn chiếc khác.
Các biến thể đặc biệt của tăng T-55 sau này được trang bị thêm con lăn dọn mìn, cầu, súng phun lửa và trục nâng cứu hộ. Liên Xô sử dụng bộ khung gầm tương tự để lắp pháo tự hành phòng không ZSU-57-2 và xe chở quân hạng nặng BTR-T mới.
Các phiên bản nâng cấp của tăng T-55 có thể khai hỏa các tên lửa 9M117 Bastion dẫn đường bằng laser tầm xa bên cạnh đạn pháo diệt tăng thông thường giúp chúng tăng tầm bắn và khả năng xuyên phá.
Dù còn những điểm hạn chế trong tác chiếc, những chiếc tăng T-54 và T-55 vẫn còn được sử dụng phổ biến trong nhiều thập kỷ nữa bởi mẫu thiết kế linh hoạt, dễ nâng cấp và nhu cầu trên thị trường vẫn rất lớn, các chuyên gia của WarIsBoring nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Sóng cấp 7, tàu chở xe tăng T-54 lật trên biển: May mà lính tăng biết bơi! 14h, tàu nghiêng dần về bên trái, ngày một tăng rõ rệt. Lái xe Lâm hỏi đồng chí lái tàu thì được biết nước đang rò rỉ vào khoang chở xe tăng còn máy bơm nước đã bị hỏng. Sóng cấp 7, tàu chở xe tăng T-54 lật trên biển: May mà lính tăng biết bơi! Cuối năm 1971, để chuẩn bị lực...