MỸ: Tranh nhau mua máu cố Tổng thống Reagan
Nhiều người đang tranh nhau tham gia cuộc bán đấu giá phần máu của cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, thu được từ vụ ám sát hụt năm 1981.
Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan
Tuần trước, công ty PFC Auctions có trụ sở tại đảo Guernsey (Anh) đã đăng thông báo bán một ống nghiệm chứa máu của cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trong cuộc đấu giá trực tuyến sẽ kết thúc vào ngày 24-5.
Ống nghiệm này dài khoảng 13 cm, chứa “máu đã khô” của cố Tổng thống Reagan, lấy từ Bệnh viện Đại học George Washington ngày 30-3-1981, sau khi ông Reagan bị bắn trong một âm mưu ám sát tại Washington.
Mẫu máu do một người có mẹ từng làm việc tại phòng thí nghiệm y khoa liên kết với Bệnh viện Đại học George Washington cung cấp. Người này giấu tên và cho biết ý định bán mẫu máu nảy sinh khi tình cờ biết được gia đình cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan muốn mua lại nó.
Quỹ Tổng thống Ronald Reagan đã lên tiếng phản đối kịch liệt vụ đấu giá trên.
Video đang HOT
Ông John Heubusch, Giám đốc điều hành Quỹ Tổng thống Ronald Reagan, tuyên bố: “Nếu việc này là sự thực thì đó là một hành động hèn nhát và chúng tôi sẽ dùng mọi biện pháp để ngăn chặn vụ mua bán này”.
Để chứng minh tính xác thực của lọ máu, trang web của công ty PFC Auctions đã đăng ảnh một ống nghiệm chứa máu với một mẩu giấy dán bên ngoài ghi tên Tổng thống Reagan.
Mẫu máu đang được bán đấu giá
Tại thời điểm này, đã có người trả giá 6.270 bảng Anh (tương đương 9.910 USD ) để mua ống máu. Theo ban tổ chức, người chiến thắng trong cuộc đấu giá gây nhiều tranh cãi này sẽ được “khuyến mãi” một nhãn dán có in mã số bệnh nhân của ông Reagan và tên bác sĩ phẫu thuật của ông khi đó.
Ông Reagan đã bị thủng phổi và chảy máu khi tay súng John Hinckley ám sát bên ngoài khách sạn Washington Hilton tại thủ đô Washington năm 1981. Ông may mắn đã sống sót sau vụ mưu sát, còn tay súng Hinckley không bị buộc tội vì lý do mắc bệnh tâm thần. Ông qua đời năm 2004 ở tuổi 93.
Theo NLD
"Gia đình Luyện chịu liên đới trong việc bồi thường cho cháu Bích"
"Do Luyện chưa đủ tuổi vị thành niên nên gia đình liên đới trách nhiệm trong việc bồi thường những tổn thất cho cháu Bích đến đủ 18 tuổi".
Đó là khẳng định của Luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc công ty Luật Fanci (Bắc Giang) xung quanh trách nhiệm bồi thường của sát thủ Lê Văn Luyện đối với cháu Bích, nạn nhân duy nhất còn sống sót sau vụ giết người, cướp tiệm vàng ở phố Sàn (Lục Ngạn, Bắc Giang).
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Tú khẳng định, ngoài chịu trách nhiệm hình sự đã được tòa án tuyên, Lê Văn Luyện sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự trong việc bồi thường mọi tổn thất liên quan đến các vết thương về thể xác và tinh thần cho cháu Bích.
Do Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi nên gia đình chịu trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường
cho cháu Bích.
"Thứ nhất, Luyện sẽ phải bồi thường toàn bộ phần chi phí cho đám tang của bố mẹ và em gái cháu Bích. Thứ hai là toàn bộ phần chi phí chạy chữa cho cháu Bích bao gồm viện phí, thuốc thang, chi phí phục hồi sức khỏe, thẩm mĩ, ăn uống, chi phí thăm nuôi... Thứ ba, cháu Bích mới là một đứa trẻ, giờ lại không còn ai nuôi dưỡng, nên Luyện sẽ phải chịu toàn bộ chi phí đảm bảo nuôi dưỡng cho cháu Bích đến khi trưởng thành đủ 18 tuổi. Thứ tư là tổn thất về tinh thần của cháu Bích đối với cái chết của cha mẹ cháu, mỗi người không quá 60 tháng lương cơ bản".
Thêm vào đó, Luật sư Tú cũng nhấn mạnh: "Ngoài việc phải bồi thường các tổn thất trên, nếu số vàng bị cướp đi chưa được hoàn trả đủ thì Luyện cũng phải chịu trách nhiệm bồi hoàn lại đầy đủ. Cùng với đó Luyện cũng phải bồi thường những thiệt hại với những thiết bị, đồ đạc làm hỏng của gia đình bị hại trong quá trình gây án và một số chi phí khác".
Tuy nhiên, Luật sư Tú cũng cho rằng: "Nếu Luyện đã đủ 18 tuổi thì Luyện sẽ chịu trách nhiệm riêng nhưng trong trường hợp này, khi gây án do Luyện là trẻ vị thành niên nên trong việc bồi thường cho cháu Bích, gia đình Luyện sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới".
Về nguyên tắc bồi thường, Luật sư Tú cho hay: "Pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn bồi thường là bao lâu nhưng về nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại là phải kịp thời nên đáng lẽ ra việc bồi thường này phải thực hiện từ ngay sau khi vụ án xảy ra. Còn ở đây chưa thực hiện được thì trách nhiệm bồi thường phải tiến hành ngay sau khi bản án của tòa án có hiệu lực".
Cần khởi kiện tại tòa dân sự
Còn Luật sư Nguyễn Hồ Nam (Văn phòng Luật sư GOV Việt Nam) cho rằng: "Bản chất của bồi thường dân sự ở Việt Nam là sự thỏa thuận. Nó xuất phát từ yêu cầu của phía nguyên đơn yêu cầu phía bị đơn phải bồi thường thiệt hại theo những thiệt hại mà họ tính ra và chứng minh được thiệt hại đó trước tòa".
Cũng như vậy trong vụ án này, Luật sư Nam nhấn mạnh, trách nhiệm bồi thường của Lê Văn Luyện đối với cháu Bích ở đây là trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án hình sự.
"Về trách nhiệm hình sự Luyện đã bị tòa án sơ thẩm Bắc Giang tuyên án rồi còn việc bồi thường là trách nhiệm dân sự nên gia đình bị hại cần tiến hành khởi kiện đòi Lê Văn Luyện bồi thường những tổn thất cho cháu Bích tại tòa án dân sự", Luật sư Nam khẳng định.
Theo Giáo Dục VN
Người nhà tên Luyện bị thân nhân bị hại đánh rách đầu Ngày 10 - 11/1, Lê Văn Luyện (SN 1993, trú tại thôn Sân Đình 2, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam) là hung thủ vụ giết 3 trong tiệm vàng tại Bắc Giang được đưa ra xét xử. 5 người thân khác của Luyện gồm bố đẻ Lê Văn Miên, bác họ Trương Văn Hợp và Dương Thị Lược, anh họ Trương Thanh...