Mỹ trấn an đồng minh sau quyết định giảm hiện diện quân sự ở Afghanistan và Iraq
Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) cảnh báo nguy cơ “phải trả giá đắt” nếu các nước rút quân quá sớm hay không có sự phối hợp.
Gần 20 năm sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, Mỹ sẽ giảm mạnh số binh sĩ đồn trú tại Afghanistan và Iraq ngay từ giữa tháng 1/2021. Tuy nhiên, việc Tổng thống Donald Trump “vội vã” hoàn thành các cam kết tranh cử ngay trước khi nhiệm kỳ hiện nay kết thúc đã vấp phải những ý kiến trái chiều.
Từ ngày 15/1/2021, Mỹ sẽ cắt giảm số binh sĩ đồn trú tại Afghanistan từ 4.500 xuống 2.500 và tương tự từ 3.000 xuống 2.500 tại Iraq. Ảnh: Getty
Theo Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christoppher Miller, từ ngày 15/1/2021, Mỹ sẽ cắt giảm số binh sĩ đồn trú tại Afghanistan từ 4.500 xuống 2.500 và tương tự từ 3.000 xuống 2.500 tại Iraq. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Afghanistan sẽ ở mức thấp nhất trong gần 2 thập kỷ chiến tranh.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, gần 7.000 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng và hơn 52.000 binh sĩ khác bị thương kể từ khi Mỹ đưa quân vào Afghanistan năm 2001 và sau đó tại Iraq vào năm 2003. Thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ lại vấp phải những ý kiến trái chiều. Theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien, Tổng thống Donald Trump đã giữ đúng cam kết tranh cử của mình.
Video đang HOT
“Bốn năm trước, Tổng thống Donald Trump đã cam kết chấm dứt các cuộc chiến tranh chưa có hồi kết của nước Mỹ và Tổng thống đã giữ lời hứa đó. Bắt đầu từ ngày 15/1/2021, Mỹ sẽ chỉ triển khai 2.500 binh sĩ tại mỗi nước, với nhiệm vụ bảo vệ các đại sứ quán và những cơ quan khác của chính phủ Mỹ. Tổng thống hi vọng đến tháng 5 năm sau, tất cả những binh sĩ này sẽ trở về nhà một cách an toàn và nguyên vẹn”, ông O’Brien nói.
Người đứng đầu phe đa số tại Thượng viện, ông Mitch McConnelle thuộc đảng Cộng hòa và là một đồng minh của ông Donald Trump thì cho rằng, Mỹ đang bỏ rơi đồng minh với quyết định “rút quân chóng vánh” này.
Các đồng minh nước ngoài của Mỹ cũng chia sẻ quan điểm. Trong khi Pháp cho rằng, đây có thể là một ý tưởng tồi, thì Đức, với 1.300 binh sĩ được triển khai, lại kêu gọi một sự phối hợp trong NATO. Theo Tổng thư ký Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, Afghanistan có nguy cơ một lần nữa trở thành “vùng đất hứa” của những kẻ khủng bố quốc tế nếu 12.000 binh sĩ của liên minh quân sự này buộc phải rút đi.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher Miller ngày 17/11 đã ngay lập tức phải lên tiếng trấn an khi nhấn mạnh, Mỹ và các đồng minh đã cùng nhau đưa quân, cùng nhau tạo ra sự thay đổi và khi thời điểm thích hợp, sẽ cùng nhau rời đi. Ông đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục sát cánh với Afghanistan trong nỗ lực đi tới hòa bình.
Tuy nhiên, thực tế là bất chấp các cuộc hòa đàm đang diễn ra giữa Chính phủ Afghanistan và nhóm nổi dậy Taliban, song tình trạng bạo lực tại Afghanistan lại dấu hiệu gia tăng trở lại trong những tháng gần đây. Mới đây nhất là vụ tấn công hôm 2/11 nhằm vào trường Đại học Kaboul làm ít nhất 22 người thiệt mạng, trong đó phần lớn là sinh viên. Còn tại Iraq, 7 vụ tấn công bằng rocket đã xảy ra nhằm vào Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad, phá vỡ lệnh ngừng bắn đạt được cách đây chỉ hơn 1 tháng./.
Obama từng sốc khi biết đoạt giải Nobel Hòa bình
Barack Obama bị sốc khi biết tin được trao giải Nobel Hòa bình năm 2009, đến mức tự hỏi "vì cái gì cơ chứ", cựu tổng thống Mỹ kể lại.
Trong cuốn hồi ký "Miền đất hứa" phát hành hôm 17/11, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama tiết lộ rằng ông bị một cuộc gọi đánh thức vào buổi sáng tháng 10/2009. Người ở đầu dây bên kia thông báo ông đoạt giải Nobel Hòa bình.
Obama không khỏi bị sốc và đặt câu hỏi: "Vì cái gì cơ chứ". Ông nói với vợ mình là đệ nhất phu nhân Michelle Obama khi đó: "Anh sẽ nhận giải Nobel Hòa bình". "Tuyệt vời đấy, anh yêu", bà nói và ngủ tiếp.
Hồi ký "Miền đất hứa" của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama được bày bán tại New York hôm 17/11. Ảnh: AFP .
Obama nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009 từ Ủy ban Nobel Na Uy vì "những nỗ lực phi thường nhằm tăng cường ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc" chỉ một thời gian ngắn sau khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu, trong bối cảnh các cuộc chiến đang diễn ra ở Iraq và Afghanistan. Obama đã đến Oslo, Na Uy, để nhận giải.
Cựu tổng thống Mỹ viết trong hồi ký rằng khi chứng kiến đám đông bên ngoài phòng khách sạn, ông đã nghĩ về tầm quan trọng của thời điểm đó trong lịch sử. "Ý tưởng rằng tôi, hoặc bất kỳ ai có thể mang lại trật tự cho sự hỗn loạn như vậy thật nực cười. Ở một mức độ nào đó, đám đông bên dưới đang cổ vũ một ảo cảnh", ông cho hay.
"Dù bạn làm gì cũng không đủ, tôi đã nghe thấy tiếng họ nói. Nhưng dù sao tôi cũng phải thử", Obama nhớ lại sau khi buổi lễ kết thúc.
Geir Lundestad, cựu thư ký của ủy ban trao giải cho Obama, cũng viết trong cuốn hồi ký năm 2015 của ông rằng Obama đã rất ngạc nhiên khi được chọn, và nói thêm rằng ông rất tiếc khi trao giải cho cựu tổng thống Mỹ.
"Không có giải Nobel Hòa bình nào thu hút được sự chú ý nhiều hơn giải thưởng năm 2009 cho Barack Obama", Lundestad viết trong hồi ký. "Ngay cả nhiều người ủng hộ Obama cũng tin rằng giải thưởng này là sai lầm. Theo nghĩa đó, ủy ban đã không đạt được những gì họ kỳ vọng".
Cuốn hồi ký khiến Lundestad phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ ủy ban. Họ cho rằng ông phá vỡ truyền thống khi đề cập các thủ tục chọn người đoạt giải Nobel, một quy trình thường được giữ bí mật trong nhiều năm.
Tổng thống Donald Trump năm ngoái nói rằng Obama không xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009. "Họ đã trao giải (Nobel Hòa bình) cho Obama nhưng ông ấy không biết tại sao mình lại giành được giải thưởng. Đó là điều duy nhất tôi đồng ý với ông ấy", Trump nói.
Trump có thể rút quân ở Afghanistan trước khi hết nhiệm kỳ Trump có thể sẽ ra lệnh rút một nửa lực lượng tại Afghanistan vào tháng 1/2021 sau hàng loạt thay đổi nhân sự tại Lầu Năm Góc. Quan chức Mỹ giấu tên hôm 16/11 cho biết Lầu Năm Góc có thể nhận chỉ thị rút bớt 2.000 trong tổng số 4.500 binh sĩ triển khai tại Afghanistan trong vài ngày tới. Hoạt động...