Mỹ trả lại 5 thỏi vàng và cổ vật nghìn năm tuổi cho Pháp
Mỹ đã trả lại cho Phá, vốn bị đánh cắp và buôn bán bất hợp pháp trong nhiều năm qua.
Các cổ vật quý giá được Mỹ hoàn trả lại cho Pháp (Ảnh: AFP).
Các đồ vật có giá trị được Mỹ hoàn trả lại bao gồm một hộp sọ cổ, 5 thỏi vàng, cùng một đồng xu từ thời La Mã cổ đại. Tất cả đã được bàn giao vào ngày 2/3 tại dinh thự của đại sứ Pháp ở Washington, Mỹ.
Quan chức cấp cao của Bộ An ninh Nội địa Mỹ Steve Francis và Đại sứ Pháp Philippe Etienne đã chia sẻ thông tin chi tiết về các cổ vật, cũng như cách các nhà chức trách Mỹ đã làm việc với các đối tác Pháp để có thể hoàn trả những cổ vật này trở lại chủ sở hữu hợp pháp.
Video đang HOT
Chia sẻ với AFP, Đại sứ pháp Etienne cho biết: “Thật không thể chấp nhận được khi các cổ vật có giá trị văn hóa lại có thể bị đánh cắp và mua đi bán lại như vậy. Việc hoàn trả là một trong những ưu tiên chung giữa Mỹ và Pháp”.
Theo thông tin từ phía đại sứ quán Pháp, 5 thỏi vàng ban đầu bị cướp trên con tàu bị đắm vào tháng 12/1746 ngoài khơi đảo Belle Isle của Pháp, gần với đất liền nước Pháp.
Khi trở về từ Trung Quốc, con tàu đã bị đắm và bị lãng quên từ lâu cho đến năm 1975 khi một giáo viên tiếp cận được các nguồn tài liệu liên quan đến vị trí xác tàu. Sau đó chính quyền Mỹ đã mở cuộc tìm kiếm, nhưng phát hiện con tàu này dường như đã bị cướp phá từ trước đó và nhiều đồ vật có giá trị và vàng thỏi đã bị lấy đi.
Vào tháng 12/2017, trong một cuộc bán đấu giá diễn ra tại bang California của Mỹ, 5 thỏi vàng đã bất ngờ xuất hiện trong danh sách các mặt hàng được bán đấu giá và các mô tả về thông tin thỏi vàng phù hợp với những gì đã được ghi chép lại trước đó.
Một cơ quan chuyên trách về khảo cổ học dưới nước của Pháp đã liên lạc với nhà chức trách Mỹ, và họ đã vào cuộc để xác minh thu hồi các cổ vật.
David Keller, một đặc vụ Mỹ chuyên về tài sản văn hóa và cổ vật, cho biết: “Các bằng chứng do chính phủ Pháp cung cấp là thuyết phục. Những dấu vết này trên cổ vật cho thấy những cổ vật này được các nghệ nhân chế tạo từ thời nhà Thanh và nhiều giá trị lịch sử được gói gọn trong đó”.
Đối với những đồng tiền cổ, nó có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 3. Nó nằm trong phần lớn kho báu các cổ vật La Mã cổ đại và được gọi là Treasure of Lava (tạm dịch: Kho báu dung nham) được phát hiện vào năm 1985 trên đảo Corsica của Pháp. Chúng được đem ra mua bán trao đổi bất hợp pháp không có sự cho phép của cơ quan chức năng. Theo Đại sứ Pháp, các chuyên gia về tiền tệ nhận định đây là một trong những cổ vật tiền tệ quan trọng nhất trên thế giới.
Đối với hộp sọ cổ, nó có nguồn gốc từ khu hầm mộ ở Paris. Vào thế kỷ 18, người ta đã tạo ra những hang động lớn để cất giữ hài cốt di dời từ các nghĩa trang địa phương. Địa điểm này được biết đến như là nghĩa địa lớn nhất thế giới, chất chứa xương cốt của hơn 6 triệu người Paris. Hộp sọ cổ này đã được thu hồi từ một người buôn bán cổ vật ở Houston, bang Texas của Mỹ vào năm 2015.
Anh triệu Đại sứ Pháp liên quan tranh cãi về quyền đánh cá
Ngày 28/10, Anh đã triệu Đại sứ Pháp tại Anh đến để phản đối các động thái của Paris liên quan đến tranh cãi giữa hai nước về quyền đánh cá.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho biết: "Tôi đã đề nghị triệu Đại sứ Pháp tại Anh vào ngày 29/10 để giải thích về những mối đe dọa đáng thất vọng và không cân xứng được đưa ra nhằm vào Anh".
Tàu đánh cá Cornelis Gert Jan của Anh bị nhà chức trách Pháp bắt giữ và được đưa tới cảng miền Bắc Le Havre để phục vụ điều tra. Ảnh: SKY NEWS/TTXVN
Quyết định trên là diễn biến mới nhất trong hàng loạt tranh cãi giữa Anh với Pháp khiến quan hệ ngoại giao giữa hai nước rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ngày 28/10, lực lượng chức năng Pháp cho biết đã bắt giữ một tàu của Anh đánh bắt cá không giấy phép trong vùng biển nước này, đồng thời phát cảnh cáo đối với một tàu khác cũng của Anh. Phía Anh ngay lập tức có phản ứng trước động thái này của Pháp, London cho rằng việc Paris cảnh báo sẽ đình chỉ mối quan hệ thương mại với Anh và chặn các tàu cá Anh tiếp cận các cảng của Pháp là "không tuân thủ luật pháp quốc tế".
Trong thỏa thuận hậu Brexit đạt được giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU), có điều khoản quy định ngư dân các nước EU được tiếp tục đánh bắt ở một số vùng biển của Anh với điều kiện họ phải có giấy phép, được cấp nếu họ có thể chứng minh đã đánh bắt tại những ngư trường này từ trước đó... Tuy nhiên, Pháp và Anh hiện chưa nhất trí về vấn đề này. Pháp khẳng định phía Anh còn "nợ" gần 50% giấy phép đánh bắt cá mà Pháp được phép nhận theo thỏa thuận trên.
Ngày 27/10, trong động thái phản đối việc London từ chối cấp giấy phép nói trên, Paris đã thông báo sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả nếu các cuộc đàm phán song phương không đạt tiến triển. Thông báo nêu rõ, kể từ ngày 2/11, Pháp sẽ áp đặt thêm các thủ tục kiểm tra hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Anh. Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron cũng đang cân nhắc tới vòng trừng phạt thứ hai và không loại trừ khả năng xem xét lại hoạt động xuất khẩu điện của nước này sang Anh.
Đại sứ Pháp trở lại Mỹ sau căng thẳng tàu ngầm Đại sứ Pháp trở lại Mỹ sau gần hai tuần, trong bối cảnh quan hệ giữa hai đồng minh hạ nhiệt sau căng thẳng xoay quanh hiệp ước AUKUS. Đại sứ Pháp Philippe Etienne chiều 29/9 tới sân bay quốc tế Dulles ở ngoại ô thủ đô Washington DC, Mỹ, theo người phát ngôn của đại sứ quán Pháp. Đây là kết quả...