Mỹ tổng lực nâng tầm “cỗ máy chiến tranh” khổng lồ bao trùm thế giới
Theo các phương tiện truyền thông Mỹ, hiện không quân nước này đã chính thức đệ trình lên quốc hội Mỹ kế hoạch phát triển không quân trong vòng 30 năm tới. Căn cứ vào bản kế hoạch phát triển trong giai đoạn 2013 – 2043 này, không quân Mỹ sẽ trang bị 14.000 máy bay chiến đấu các loại (bao gồm cả máy bay trực thăng).
Năm ngoái, không quân Mỹ cũng đã xây dựng bản kế hoạch dài hạn, phát triển không quân trong vòng 30 năm (2012 – 2042). Trong bản kế hoạch này, ngân sách hàng năm dành cho phát triển không quân, trong vòng 10 năm đầu (2012 – 2022) là 80 tỷ USD, còn trong bản kế hoạch mới, con số này đã lên đến hơn 100 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với dự chi ngân sách cũ.
Điểm đặc biệt đáng lưu ý là trong bản kế hoạch mới này, không quân Mỹ đã xác định khoảng thời gian triển khai một loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới là vào năm 2025. Đồng thời, số lượng máy bay đặt mua cũng lên đến con số khủng khiếp là từ 80 – 100 chiếc, nâng cao sức mạnh của lực lượng không quân chiến lược Mỹ lên tầm cao mới mà không quốc gia nào địch được.
Kế hoạch mua 80 – 100 chiếc máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới.
Trong con mắt của mọi người, lực lượng không quân chiến lược Mỹ hiện đã là “độc cô cầu bại”, vậy tại sao Mỹ lại đổ nhiều tiền của vào phát triển một loại máy bay ném bom mới? Thực tế là, không quân Mỹ phát hiện 2 loại máy bay ném bom hiện đang sử dụng là B-2A và B-52H không đủ khả năng tấn công nhanh toàn cầu theo học thuyết quân sự mới của Mỹ.
Hơn nữa, B-2A bảo dưỡng rất phức tạp, khả năng tác chiến đa nhiệm cũng không quá nổi bật, đơn giá 2 tỷ USD cũng làm không quân Mỹ không cáng dáng nổi. B-52H tuy được trang bị tên lửa hành trình tầm xa và bom tấn công ngoài khu vực phòng không, nhưng vẫn có thể bị kẻ địch hạ gục dễ dàng. Vì vậy, loại máy bay ném bom mới phải đáp ứng được yêu cầu là mạnh mẽ, tác chiến cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết và không ngại sự uy hiếp của tên lửa phòng không.
Hiện nay, kế hoạch phát triển không quân chiến lược của Mỹ chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 là tiến hành nâng cấp toàn bộ số B-52H và B-1B hiện đang sử dụng. Giai đoạn 2 đóng vai trò rất quan trọng là phát triển một loại máy bay ném bom “quá độ” mới để đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2018 – 2025 nhằm thay thế cho B-52H và B-1B.
Số lượng máy bay Mỹ sẽ tăng lên con số 14.000 chiếc
Giai đoạn 3 có tính chất quyết định đến sự thống trị của không quân Mỹ trên toàn cầu là phải hoàn tất hạng mục phát triển 1 loại máy bay ném bom theo lí luận hoàn toàn mới, được biên chế chính thức vào năm 2035. Loại máy bay này sẽ có tốc siêu vượt âm (thấp nhất là Mach3), biến nó thành loại máy bay ném bom toàn diện nhất trên thế giới với khả năng tàng hình, lượng bom đạn lớn nhất và tốc độ cao nhất.
Hiện nay, trọng trách đang đặt vào Công ty Northrop Grumman. Ngoài việc cung cấp phương án thiết kế máy bay ném bom tầm xa mới của giai đoạn 2, công ty này còn đảm nhận hạng mục nâng cấp các máy bay ném bom tàng hình B-2A hiện có.
Video đang HOT
Về máy bay ném bom quá độ tương lai, công ty Northrop Grumman đã đưa ra một số tiêu chí cơ bản là một máy bay ném bom hạng trung, tốc độ dưới âm, có khả năng mang theo các vũ khí tiến công chính xác tầm xa và vũ khí hạt nhân, các chỉ tiêu kỹ thuật bao gồm: phạm vi hành trình 4630 – 5556 km, lượng bom đạn 9 tấn.
Như vậy, loại máy bay quá độ này có tính năng không bằng B-2 với hành trình tối đa 11.112km và tải trọng vũ khí 18.144. Về cơ bản, nó cũng chỉ nhỉnh hơn một số loại máy bay ném bom chiến thuật như Su-34 của Nga một chút. Và đương nhiên, nó cũng không phải là loại máy bay dùng để thay thế cho B-2 mà chỉ là một sự bổ sung một loại máy bay ném bom trung gian thế hệ mới.
Trong bản kế hoạch kế hoạch phát triển không quân, xây dựng năm 2012, Mỹ có kế hoạch sẽ chi 2 – 3 tỷ USD cho máy bay ném bom trong vòng 10 năm tới. Nhưng đây là khoản đầu tư tổng hợp cho các loại máy bay B-1, B-2, B-52 và máy bay tấn công tầm xa (LRS-B), còn khoản đầu tư cho máy bay ném bom tầm xa tương lai không nằm trong hạng mục này.
Còn trong kế hoạch mới sửa đổi năm nay, không quân Mỹ đã xác định rõ ràng là trong giai đoạn 2019 – 2023 phải tăng ngân sách tối đa “trong điều kiện cho phép” để đầu tư cho hạng mục LRS-B, dự chi ngân sách hàng năm cho máy bay ném bom trong giai đoạn 2019-2021 sẽ tăng từ 7 lên 10 tỷ USD. Và đương nhiên là tiến độ phát triển loại máy bay tấn công tầm xa này sẽ nhanh chóng đi đúng quỹ đạo.
Nâng cao toàn diện năng lực và trình độ tấn công bằng vũ khí thông thường cho máy bay ném bom chiến lược
Năm 2012, B-52 đã bước vào tuổi 60, nhưng nó vẫn là niềm kỳ vọng lớn lao của không lực Hoa Kỳ. Người Mỹ hy vọng sau khi nâng cấp lớn, B-52 vẫn sẽ phát huy được uy lực cho đến năm 2050. Từ sau lần bay thử chính thức đầu tiên năm 1952, B-52 đã trải qua vô số lần nâng cấp, tất cả những công nghệ ban đầu đều đã thay đổi hoàn toàn. Hiện nay, B-52 đang được nâng cấp khoang đạn để có thể mang được 40% tải trọng bom điều khiển tấn công chính xác, ngoài ra nó còn được trang bị một hệ thống radar thế hệ mới.
Căn cứ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ ở Okinawa – Nhật Bản
Với khả năng ném bom chính xác ngày càng cao của các máy bay ném bom chiến lược, vị thế độc tôn của máy bay ném bom chiến thuật ngày càng suy giảm. Trong chiến tranh Iraq, máy bay ném bom Mỹ thường xuyên quần thảo trên không, đợi lệnh chi viện mặt đất. Lấy B-52 làm ví dụ, nó có thể ném bom chính xác ở độ cao 39.000 feet tiêu diệt các mục tiêu nằm cách phạm vị lực lượng bộ đội mặt đất Mỹ chỉ 1000 feet.
Vào ngày 25/03/2003, ở Iraq xuất hiện một cơn bão cát cực lớn, sư đoàn Medina của lực lượng Vệ binh Cộng hòa Iraq nghĩ rằng họ sẽ có một khoảng thời gian “dễ thở”. Thế nhưng, địa điểm tập kết của sư đoàn này vẫn bị 2 loại máy bay ném bom B52 và B-1 của Mỹ tấn công vì bom điều khiển GPS của chúng không chịu ảnh hưởng của bất kỳ điều kiện khí hậu nào.
Trước khi được trang bị các loại máy bay ném bom mới, không quân Mỹ sẽ lấy các loại máy bay và vũ khí hiện có làm trọng điểm cải tạo, nâng cấp. Nâng cấp khả năng nhận thức tình huống, đường truyền số liệu 2 chiều Link 16, thiết bị ngắm chuẩn laser và hệ thống máy tính sẽ biến các loại máy bay ném bom thành một “cỗ máy chiến tranh”
Sau khi được trang bị các tên lửa tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không và các loại bom thông minh, số lượng và phạm vi tấn công mục tiêu của máy bay ném bom được tăng lên rõ rệt. Tại Đại hội Hàng không và Vũ trụ năm 2012, không quân Mỹ đã xem xét khả năng trang bị tên lửa chống hạm tầm xa thế hệ mới trên máy bay ném bom B-1B, dự kiến đến năm 2016 – 2018 sẽ hoàn tất kế hoạch này.
Theo ANTD
Diễn tập "Carat 2013" trên biển Đông - "sóng thần" với Trung Quốc
Tờ Đông Phương ngày 21/06 đưa tin, quân đội Philippines đã xác nhận, hải quân đánh bộ nước này đã hoàn tất việc thay quân và tiếp tế cho lực lượng đồn trú trái phép tại bãi Cỏ Mây thuộc quân đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông mà không gặp sự ngăn cản nào của quân đội Trung Quốc.
Vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Voltaire Gazmin và Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Emmanuel Bautista đồng thời xác nhận, lần thay quân và bổ sung tiếp tế cho đảo Ayungin (Việt Nam gọi là bãi Cỏ Mây, Trung Quốc gọi là Ren"ai Jiao, tên tiếng Anh là Second Thomas Shoal) đã hoàn thành tốt đẹp, không gặp phải sự ngăn cản nào từ phía quân đội Trung Quốc.
Tiếp theo, từ ngày 27/06 đến ngày 02/07, hải quân Philippines và hải quân Mỹ cũng tổ chức một cuộc diễn tập rất lớn ở khu vực biển gần Scaborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) trên biển Đông.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết, diễn tập "Carat 2013" có sự tham gia của tàu tác chiến ven bờ (LSC) mới được điều động đến biển Đông đảm nhận nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu (Cảng chính tại Changi - Singapore). Đồng thời, hải quân Mỹ sẽ huy động lực lượng lớn nhất trong lịch sử.
Tàu tác chiến ven bờ LSC-1 USS Freedom rời cảng Changi của Singapore lên đường tham gia diễn tập "Carat 2013"
Diễn tập "Carat 2013" là chuỗi diễn tập song phương được tổ chức thường niên giữa Mỹ và hải quân 8 nước ASEAN, bao gồm Campuchia, Philippines, Đông Timor (Timor-Leste), Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Brunei. Hải quân Mỹ sẽ lần lượt diễn tập song phương với từng quốc gia trong 8 nước này.
"CARAT" có ý nghĩa là "Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển". Sự khác biệt lớn nhất so với các năm trước là số lượng binh lính, tàu thuyền và các khoa mục huấn luyện của quân đội Mỹ đều lập kỷ lục. Ngoài ra, tham dự diễn tập lần này còn có một quốc gia ngoài Đông nam Á là Bangladesh.
Một quan chức quốc phòng Malaysia cho biết, trực tiếp tham gia diễn tập là Đội đặc nhiệm 73 của hải quân Mỹ. Đội đặc nhiệm này được cấu thành từ các lực lượng hải quân, hải quân đánh bộ và nhân viên chấp pháp hải dương, với tổng quân số khoảng 1200 người.
Các chiến hạm thuộc Đội đặc nhiệm 73 bao gồm: Tàu vận tải đổ bộ USS Tortuga (LSD-46), tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur (DDG-54), tàu vận tải USNS Washington Chambers (T-AKE 11) và tàu trục vớt, cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50).
Lực lượng hải quân đánh bộ tham gia diễn tập bao gồm: Tiểu đoàn tấn công hỏa lực thuộc sư đoàn 3; tiểu đoàn đổ bộ tấn công số 2 của sư đoàn 2 và đại đội 1 của tiểu đoàn 3, trung đoàn hải quân đánh bộ 3. Tất cả các đơn vị này đều là đơn vị trực thuộc Cụm hải quân đánh bộ viễn chinh số 3.
Bộ tư lệnh huấn luyện nghiệp vụ và an ninh trên biển của Mỹ cũng cử lực lượng tham gia, bao gồm: Tiểu đoàn công binh công trình cơ động số 5, phân đội rà phá bom mìn số 5. Ngoài ra, Bộ tư lệnh này cũng còn cử đến các nhân viên y tế trực thuộc và một máy bay trinh sát chống ngầm cất cánh từ đất liền P-3C Orion và một số trực thăng hạm MH-60 Sea Hawk.
Thế nhưng, điều đáng chú ý nhất là sự tham gia của tàu tác chiến ven bờ LSC-1 Freedom mới được cử đến thường trực chiến đấu ở Singapore. Vị quan chức quốc phòng Malaysia cho biết: "Đây là một trong những lớp tàu chiến đấu hiện đại nhất của hải quân Mỹ trong tương lai. Nó sẽ khởi hành từ Singapore đến tham gia diễn tập với Indonesia, Malaysia, sau đó, LSC-1 sẽ đến biển Đông tham gia diễn tập với hải quân Philippines".
Thời gian gần đây, tranh chấp giữa Philippines - Trung Quốc càng nóng lên, khi ngày 6/6 Manila cho biết, hình ảnh vệ tinh nước này phát hiện Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng trái phép các công trình trên bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát từ Manila hồi tháng 4/2012.
Cách đây vài ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã phát biểu với truyền thông nước này là Trung Quốc đã rào cửa ngõ vào đầm phá bãi cạn Scarborough ngăn cản ngư dân Philippines quay lại ngư trường truyền thống trong vùng biển chủ quyền của mình. Vì vậy, trong tình hình này, diễn tập Mỹ - Phi "Carat 2013" lại càng gây được sự chú với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.
Khác với diễn tập "Carat 2012" gồm các khoa mục chủ yếu là: Cứu trợ nhân đạo, hiệp đồng chỉ huy và thông tin, "Carat 2013" sẽ có thêm nhiều khoa mục chiến đấu như: Hợp tác chống ngầm, tác chiến nổ dưới nước, bắn đạn thật các loại, đánh chiếm và củng cố phòng ngự đảo... Về phía hải quân Philippines, Manila sẽ điều động tham gia diễn tập những quân hạm lớn nhất của họ.
Theo Hãng tin Pháp AFP (Agence France-Presse), địa điểm diễn tập chủ yếu cách khu vực bãi cạn Scaborough (đảo Hoàng Nham) khoảng 108km, bao gồm một vùng biển rộng trên 10.000 km2. Lực lượng hải quân, bảo vệ bờ biển và lực lượng chấp pháp biển của Philippines đều được điều động tham gia cuộc diễn tập này.
Điều đáng nói là có những khoa mục diễn tập sẽ diễn ra chỉ cách Scaborough vẻn vẹn 37 hải lý. Điều này là Trung Quốc rất lo lắng bởi vì họ sợ liên quân Mỹ - Phi sẽ có những động thái đe dọa đến lực lượng xây dựng công trình của họ tại khu vực bãi cạn Scaborough hoặc táo bạo hơn là uy hiếp để giành lại quyền kiểm soát bãi cạn thuộc khu vực biển giàu tài nguyên và là một ngư trường khổng lồ này.
Theo vietbao
Hiểm hoạ từ tên lửa hạt nhân của Châu Á Tên lửa hành trình tinh vi, tốc độ và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đang được phát triển khắp nơi, đặc biệt là ở Châu Á. Diễn biến này đang khiến nỗ lực kiểm soát vũ khí của cộng đồng thế giới trở nên phức tạp hơn và làm tăng nguy cơ bùng phát những cuộc xung đột thảm khốc...