Mỹ tôn vinh bác sĩ xả thân chống lại tử thần Ebola
Vị bác sĩ đã từ bỏ cuộc sống sung túc ở Mỹ để về nước chiến đấu chống đại dịch Ebola.
Bác sĩ Martin Salia không hành nghề để làm giàu, và mặc dù là đã nhận được thẻ xanh cư trú ở Mỹ, ông vẫn quay trở về quê hương Sierra Leone để giúp đỡ đồng bào chống lại đại dịch tử thần Ebola.
Bác sĩ Martin Salia thiệt mạng khi quay về nước giúp đồng bào chiến đấu chống lại Ebola
Mặc dù các đồng nghiệp rất lo lắng về việc quay về nước để chiến đấu chống Ebola của Salia, họ đều nói rằng quyết định đó rất phù hợp với tính cách của ông, mặc dù ông đã phải đánh đổi cả sinh mạng của mình để thực hiện sứ mệnh cao cả đó.
Lễ tưởng niệm vị bác sĩ 44 tuổi này được tổ chức vào ngày 29/11 tại Maryland, Mỹ, nơi ông được tưởng nhớ như một anh hùng không biết mệt mỏi, không quản hy sinh vì sự nghiệp chăm sóc y tế cho những người kém may mắn hơn.
Bác sĩ Salia qua đời vào ngày 17/11 sau khi được đưa từ Sierra Leone về Mỹ với các triệu chứng của căn bệnh Ebola. Ông trở thành người thứ hai trên đất Mỹ chết vì nhiễm Ebola ở Tây Phi, nơi đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của gần 7.000 người.
Đoạn điếu văn tưởng nhớ vị bác sĩ này nhấn mạnh: “Những anh hùng vĩ đại nhất là những người chấp nhận đối mặt với hiểm nguy, tình nguyện dấn thân để giúp đỡ người khác. Martin Salia là một người như vậy”.
Hàng trăm người đã tham dự lễ tưởng niệm này, trong đó có gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của Salia và nhiều nhân vật nổi tiếng của Mỹ và Sierra Leon, nhiều người không hề quen biết vị bác sĩ tận tâm này.
Bà Isatu Salia, vợ của bác sĩ Salia, gạt nước mắt mang lọ hài cốt của chồng bước vào nhà thờ cùng với 2 người con trai 20 tuổi và 14 tuổi.
Vợ và 2 con trai bác sĩ Salia mang tro cốt ông vào nhà thờ
Video đang HOT
Ông Bockari Stevens, đại sứ Sierra Leon tại Mỹ đã gọi bác sĩ Salia là một anh hùng dân tộc, người đã “từ bỏ cuộc sống sung túc ở Mỹ” để trở về nước giúp đỡ đồng bào. Ông nhấn mạnh: “Đây không chỉ là mất mát của gia đình bác sĩ, mà còn là một tổn thất lớn của đất nước Sierra Leon”.
Bác sĩ Salia sinh ra, lớn lên và theo học y khoa tại Sierra Leone, sau đó đến làm việc ở Cameroon, Kenya và Mỹ. Dù được cấp thẻ cư trú của Mỹ, ông vẫn ấp ủ ước mơ mở một bệnh viện ở quê nhà Sierra Leone để giúp đỡ người dân ở đây.
Sau khi về nước điều trị cho các bệnh nhân Ebola, bác sĩ Salia bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh, nhưng ông không chịu điều trị tích cực trong suốt gần 2 tuần mà vẫn mải mê lam việc. Các bác sĩ cho biết chính sự trì hoãn này đã khiến cơ hội cứu sống ông trở nên không thể.
Một đồng nghiệp của bác sĩ Salia kể: “Các bạn không biết ông ấy đã làm việc nhiệt tình như thế nào đâu. Sau nhiều năm, tôi mới hiểu ra rằng Salia là một vị bác sĩ rất đặc biệt”.
Phát biểu sau buổi tưởng niệm, con trai cả của Salia cho biết cậu rất cảm động trước tình cảm mà mọi người dành cho cha mình: “Tôi thật sự tự hào rằng bố tôi đã có thể làm được nhiều điều như vậy cho mọi người”.
Theo Khampha
Các tình nguyện viên quả cảm và cuộc chiến chống Ebola
Với một chế độ đào tạo vất vả, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí là tử thần nhưng những tình nguyện viên tham gia vào cuộc chiến chống Ebola vẫn không nản lòng.
Trong khu vực yên tĩnh của Hội Chữ thập đỏ ở Geneva, Thụy Sỹ, một nhóm người đang vật lộn để mặc những chiếc áo khoác bằng cao su, mặt nạ, kính và đeo tới hai đôi găng tay. Họ đang được huấn luyện cho nhiệm vụ mà người giám sát của họ mô tả là "khó khăn nhất."
Những người tham gia khóa huấn luyện này là các nhân viên chăm sóc sức khỏe, bác sĩ, y tá, những người tình nguyện tới những quốc gia đang bị dịch Ebola hoành hành để đảm nhiệm công việc mà tất cả họ đều biết là chứa đựng nhiều rủi ro, thậm chí là đối mặt với cái chết.
Cô Leah Feldman, một trong những tình nguyện viên tham gia vào cuộc chiến chống Ebola
Cô Leah Feldman, một y tá cấp cứu tới từ New York, Mỹ cho biết: "Tôi cảm thấy nó là trách nhiệm. Tôi có những kỹ năng mà có thể giúp đỡ người dân ở đó. Tôi thực sự cảm thấy là họ đang cần chúng tôi ngay bây giờ."
Feldman cho biết, mặc dù đã có một số nhân viên chăm sóc sức khỏe nhiễm Ebola, nhưng cô không thấy lo lắng về những rủi ro mà mình có thể gặp phải.
Cô nói: "Đó là câu hỏi đầu tiên mà mọi người hỏi. Nhưng tôi tin là không. Có những quy tắc để giảm thiểu rủi ro, và nhiệm vụ của tôi là giữ an toàn chừng nào mình có thể."
Chế độ tập luyện vất vả
Một phần nhiệm vụ của Feldman, trước khi đặt chân tới đất nước bị ảnh hưởng bởi dịch Ebola là tham gia vào các khóa đạo tạo của Hội Chữ thập đỏ. Đó là chế độ tập luyện vất vả, gò bó, các tình nguyện phải từ bỏ rất nhiều thứ mà họ học được từ chương trình đào tạo y khoa thủa ban đầu.
Thậm chí trước khi bước vào khu vực điều trị Ebola, các tình nguyện viên phải mặc rất nhiều lớp quần áo bảo hộ theo trình tự. Virus Ebola lây lan quan tiếp xúc với dịch trên cơ thể người bệnh, vì vậy da, mắt, mũi, miệng của các nhân viên phải được bảo vệ.
Luôn phải làm việc với những bộ quần áo khó chịu như vậy, Leah Feldman nói: "Thật là nóng và ngột ngạt khi phải mặc những bộ quần áo như vậy. Hiện tôi đang ở Thụy Sĩ, vì vậy tôi có thể tưởng tượng nó như thế nào khi mặc bộ trang phục này ở những nơi như Monrovia."
Mắt, mũi, miệng là những bộ phận được các nhân viên y tế đặc biệt chú ý khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm Ebola
Chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ khiến họ nhiễm bệnh
Sự chậm rãi
Một trong những điều khó khăn nhất mà các tình nguyện viên phải học đó là thực hiện mọi thứ một cách thật chậm rãi.
Ông Panu Saaristo, một giám sát viên của Hội Chữ thập đỏ giải thích: "Các nhân viên y tế tại các bệnh viện ở phương Tây luôn trong tư thế khẩn trương. Nhưng đây có lẽ là nơi duy nhất mang lại cho họ trải nghiệm trái ngược với điều đó, vì mọi thứ được tập trung vào sự an toàn và phòng chống lây nhiễm."
Điều này có nghĩa là riêng việc mặc quần áo bảo hộ cũng đã mất tối thiểu 15 phút, không kể việc thường xuyên tái khử trùng các trang thiết bị như găng tay.
Leah Feldman thừa nhận: "Tôi thường di chuyển với tốc độ rất nhanh. Và phần khó khăn nhất ở đây đó là việc đi lại rất chậm chạp, tỉ mỉ, và phải chú ý sát sao tới mọi hành động mà bạn đang làm."
Trang phục bảo hộ là cách tốt nhất để họ không vị virus Ebola tấn công
Sự kỳ thị Ebola
Có lẽ khó khăn nhất với tất cả các tình nguyện viên là sự kỳ thị của xã hội mà họ có thể phải đối mặt một khi họ đã tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Ebola.
Việc một số bang của Mỹ cách ly các nhân viên y tế đã khiến những cơ quan cứu trợ như Chữ thập đỏ quan ngại, vì điều này có thể ngăn nhân viên y tế tham gia vào công tác tình nguyện viên trong tương lai, những người đang thực sự rất cần cho cuộc chiến chống Ebola tại các quốc gia đang bị dịch bệnh này hoành hành.
Ông Saaristo nói: "Điều này thực sự rất vô lý. Đó là những quan niệm sai lầm, sự sợ hãi, kỳ thị và những sự giải thích không được dựa trên khoa học."
Leah Feldman không biết cô sẽ phải đón nhận điều gì khi quay trở lại New York, tuy nhiên cô khẳng định: "Tôi cho rằng nếu như chính phủ đưa ra các quyết định, thì đó là để bảo vệ người dân, và tất nhiên tôi sẽ chấp thuận bất kỳ quy định nào."
Sau khi qua khóa đào tạo, Felman hy vọng cô có thể chữa trị cho bệnh nhân nhiễm Ebola. Không nản lòng với những bộ quần áo bảo hộ hay những biện pháp bảo vệ rườm rà, cô khẳng định mình đã sẵn sàng để tới bất cứ nơi đâu ở Tây Phi.
Theo Khampha
Sierra Leone: 121 người chết vì Ebola trong 1 ngày Bộ Y tế Sierra Leone hôm qua (5/10) thông báo 121 người nước này thiệt mạng do nhiễm virus Ebola chỉ trong vòng một ngày. Theo số liệu thống kê của Trung tâm hoạt động khẩn cấp Sierra Leone, 121 người nước này đã thiệt mạng do virus Ebola và 81 người có triệu chứng sốt cao trong ngày 4/10. Đây là ngày...