Mỹ tốn gần nửa triệu USD để bắn hạ khinh khí cầu 12 USD?
Vật thể do quân đội Mỹ dùng tên lửa bắn hạ gần đây có thể là khinh khí cầu giải trí của một hội nhóm dân sự.
Northern Illinois Bottlecap Balloon Brigade (NIBBB), một nhóm người đam mê chế tạo khinh khí cầu nghiệp dư tại bang Illinois mới đây thông báo một khinh khí cầu của nhóm đã bị lạc mất trong lúc bay qua bang Alaska ngày 11.2, theo tờ The Guardian ngày 17.2. Cũng trong ngày đó, một chiến đấu cơ F-22 của quân đội Mỹ bắn hạ một vật thể bay chưa xác định tại vùng lãnh thổ Yukon của Canada, cách Alaska không xa.
Khinh khí cầu của Trung Quốc bị Mỹ bắn rơi hôm 4.2. Ảnh REUTERS
Trong một bài viết, NIBBB không liên kết hai vụ việc với nhau nhưng quỹ đạo bay của khinh khí cầu cho thấy sự liên quan. Nếu được xác nhận, điều đó đồng nghĩa quân đội Mỹ đã sử dụng tên lửa AIM-9 Sidewinder trị giá 439.000 USD để bắn hạ một khinh khí cầu giải trí trị giá chỉ 12 USD.
NIBBB là một hội nhóm những người đam mê khinh khí cầu cỡ nhỏ, hoạt động từ tháng 6.2021. Khinh khí cầu thất lạc có đường kính 81 cm và chu vi 254 cm. Các khinh khí cầu loại này thường có giá khoảng 12 USD.
Chiến đấu cơ F-22 trong một lần phóng tên lửa. Ảnh KHÔNG QUÂN MỸ
Vật thể tại Yukon là vật thể thứ hai trong số 3 vật thể bị Mỹ bắn hạ trong 3 ngày liên tiếp. Các quan chức Mỹ và Tổng thống Joe Biden cho biết những vật thể này có vẻ không nguy hại và có thể là thiết bị thương mại hoặc dùng để nghiên cứu thời tiết, không liên quan đến chương trình khinh khí cầu do thám của Trung Quốc hay nước nào khác.
Tổng thống Biden muốn nói chuyện với Chủ tịch Tập nhưng không xin lỗi việc bắn khí cầu
Trước đó, vào ngày 4.2, quân đội Mỹ bắn rơi khinh khí cầu của Trung Quốc tại Đại Tây Dương sau khi nó bay qua lãnh thổ Mỹ trong vài ngày.
Mỹ gọi đó là khinh khí cầu do thám nhưng Trung Quốc cho rằng đó chỉ là thiết bị nghiên cứu khí tượng bay lạc. Các quan chức Mỹ ngày 17.2 cho biết đã kết thúc chiến dịch tìm kiếm và thu gom mảnh vỡ của khinh khí cầu ngoài khơi bang Nam Carolina.
Tướng Canada: Không có mối liên hệ giữa khí cầu Trung Quốc và 3 vật thể vừa bị bắn hạ
Lực lượng vũ trang Canada (CAF) cho biết vẫn chưa phát hiện ra mối liên hệ giữa khinh khí cầu của Trung Quốc với 3 vật thể bay không xác định mà Mỹ bắn hạ gần đây tại Alaska, Yukon và hồ Huron.
Một chiến đấu cơ bay gần quả khí cầu lớn của Trung Quốc phía trên vùng biển bang Nam Carolina (Mỹ) vào ngày 4/2/2023. Ảnh: The Hill
"Ba vật thể bay bị bắn hạ gần đây trông không có vẻ gì giống với quả khinh khí cầu đầu tiên mà chúng tôi cần phải giải quyết. Ba vật thể sau nhỏ hơn về kích thước, chúng cũng có hình dạng khác nhau nhưng cùng chung một đặc điểm", Thiếu tướng Marc-Andre Prevost của CAF phát biểu tại một cuộc họp báo về Vật thể Bay Không xác định.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Prevost tiếp tục nói rằng tất cả những vật thể không xác định đó đều là mối quan tâm của cả Canada và Mỹ, đồng thời nhấn mạnh sự xuất hiện của chúng là "không được hoan nghênh và trái phép".
Thiếu tướng cho biết cùng với CAF, các cơ quan khác và các đối tác tại Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực phát hiện thêm hoặc tìm kiếm các mảnh vỡ để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra.
Ông Prevost nhấn mạnh Canada và Mỹ sẽ chú ý nhiều hơn đến an toàn hàng không của cả hai quốc gia cũng như công dân nước mình.
Đầu tháng 2, Bộ chỉ huy Phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) đã phát hiện và bắn hạ một khinh khí cầu trên Đại Tây Dương bị nghi ngờ là khinh khí cầu do thám của Trung Quốc. Cũng trong tuần đó, Mỹ đã phát hiện và bắn hạ một vật thể khác bay qua Alaska, Yukon (Canada) và hồ Huron.
Chỉ trong vòng 8 ngày, Mỹ đã bắn hạ 4 vật thể bay liên tiếp. Các quan chức Lầu Năm Góc tin rằng tình trạng này là chưa từng có tiền lệ trong thời bình. Lầu Năm Góc cho biết họ vẫn đang cố gắng xác định các vật thể đó là gì.
Trong một tuyên bố mới nhất, quân đội Mỹ cho biết họ đã thu hồi được các thiết bị điện tử quan trọng từ khinh khí cầu của Trung Quốc, bao gồm cả các bộ phận cảm biến chính.
"Các đội có thể phục hồi các mảnh vỡ đáng kể từ điểm bắn rơi, bao gồm các bộ phận cảm biến và thiết bị điện tử ưu tiên cũng như các phần lớn của cấu trúc", NORAD tuyên bố ngày 13/2.
Về phần mình, Trung Quốc khẳng định khí cầu bay trên bầu trời nước Mỹ bị bắn hạ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, chủ yếu là nghiên cứu khí tượng. Bắc Kinh nhấn mạnh việc khinh khí cầu dân sự này xuất hiện trong không phận Mỹ là ngoài ý muốn, do ảnh hưởng của gió và khả năng tự điều chỉnh hạn chế nên khinh khí cầu đã đi chệch hướng quá xa so với lộ trình dự kiến.
Tại sao Mỹ phải dùng tên lửa đắt tiền để bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc Để bắn các vật thể lạ trên không phận, Mỹ không dùng đạn rẻ tiền thông thường mà phải sử dụng loại tên lửa đắt tiền, giá 400.000 USD/chiếc. Tên lửa AIM-9X Sidewinder. Ảnh: Hải quân Mỹ Theo tờ The Week, cụ thể, các máy bay chiến đấu Mỹ đã dùng 5 tên lửa tầm nhiệt AIM-9X Sidewinder để bắn 4 vật thể...