Mỹ tốn gần 100 tỷ USD ‘thay máu’ tên lửa xuyên lục địa
Lầu Năm Góc dự kiến chi 96 tỷ USD để triển khai hệ thống tên lửa xuyên lục địa thay thế 450 quả đạn Minuteman III trong biên chế.
Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính chi phí nghiên cứu và triển khai hệ thống Vũ khí Răn đe Chiến lược Phóng từ mặt đất (GBSD) sẽ tiêu tốn khoảng 96 tỷ USD, cao hơn 10 tỷ USD so với đánh giá cách đây 4 năm. Đây là một phần trong nỗ lực thay mới toàn bộ lực lượng hạt nhân của Mỹ trong hàng chục năm tới với tổng chi phí khoảng 1.200 tỷ USD.
Dự án này sẽ thay thế toàn bộ 450 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Minuteman III, một trong ba trụ cột răn đe hạt nhân của Mỹ và đã được biên chế từ thập niên 1970 đến nay.
Tên lửa Minuteman III được Mỹ phóng thử hồi tháng 5/2019. Ảnh: USAF.
Video đang HOT
Tên lửa GBSD sẽ đặt trong ống phóng kiên cố dưới lòng đất, sử dụng hệ thống dẫn đường thiên văn quán tính và định vị vệ tinh. Mỗi quả đạn có thể mang một đầu đạn nhiệt hạch W87 mạnh tương đương 300.000-475.000 tấn thuốc nổ TNT. Các thông số như tầm bắn và tốc độ của mẫu tên lửa mới chưa được công bố.
Nhiều quan chức Mỹ, trong đó có cựu bộ trưởng quốc phòng William J. Perry, từng cho rằng an ninh quốc gia của nước này có thể được bảo đảm mà không cần tới ICBM. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho rằng ICBM vẫn là thành phần quan trọng trong chiến lược răn đe, ngăn ngừa chiến tranh.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump từng khẳng định cam kết triển khai thế hệ ICBM mới trong tài liệu đánh giá chính sách hạt nhân năm 2018.
Các tên lửa Minuteman III hiện được triển khai trong các giếng ngầm kiên cố ở bang Montana, Bắc Dakota, Colorado, Wyoming và Nebraska. Số lượng tên lửa được kiểm soát một phần bởi thỏa thuận New START được Mỹ và Nga ký năm 2010 và sẽ hết hạn vào tháng 2/2021. Nga và Mỹ đang có những động thái đàm phán để gia hạn hiệp ước này.
Không quân Mỹ tháng trước trao hợp đồng 13,3 tỷ USD cho tập đoàn Northrop Grumman để phát triển kỹ thuật và sản xuất tên lửa GBSD. Trung tâm Vũ khí Hạt nhân Không quân Mỹ cho biết chương trình này sẽ kéo dài khoảng 8 năm rưỡi, bao gồm thiết kế, kiểm định, thử nghiệm, đánh giá và cấp phép.
Sau khi hoàn tất giai đoạn phát triển kỹ thuật và sản xuất, Northrop Grumman sẽ bắt đầu chế tạo tên lửa hoàn chỉnh và bàn giao cho không quân Mỹ với mục tiêu GBSD đạt năng lực sẵn sàng chiến đấu sơ bộ vào năm 2029.
Mỹ - Nhật Bản thử nghiệm tên lửa chống đạn đạo đối phó Triều Tiên
Nhật Bản và Mỹ đang hợp tác phát triển tên lửa chống tên lửa đạn đạo SM-3 Block 2A nhằm đối phó với tên lửa xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, việc thử nghiệm này là để đối phó với sự uy hiếp của Triều Tiên có khả năng sẽ tấn công vào lãnh thổ Mỹ bằng tên lửa xuyên lục địa (ICBM).
Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ sự lo ngại đối với sự nguy hiểm của hoạt động phát triển tên lửa của Triều Tiên. Đây là lần thử nghiệm tên lửa SM-3 Block 2A đầu tiên của Mỹ và Nhật Bản.
Mục tiêu chính trong vụ thử đã bị đánh chặn thành công. Chương trình cũng được thiết kế để đánh giá hiệu suất chính của hệ thống tên lửa, bao gồm đầu đạn động năng, hệ thống chuyển hướng, kiểm soát độ cao và phân tách đầu đạn ở các giai đoạn khác nhau.
Đầu đạn động năng mới sẽ giải quyết hoàn hảo mọi mối đe dọa tên lửa đạn đạo hiện đại hoặc mới nổi nhờ cải thiện chức năng tìm kiếm, phân loại, phát hiện và theo dõi mục tiêu.
Đầu đạn động năng sử dụng động cơ phản lực cho phép SM-3 Block 2A vô hiệu các mối đe dọa ngày càng tinh vi và bảo vệ một khu vực rộng lớn không bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn/trung tấn công.
SM-3 Block 2A từng được cho bay 2 lần trước khi thực hiện vụ thử bắn đạn thật thành công. Tên lửa SM-3 Block 2A sử dụng một đầu đạn nặng 10 tấn, tốc độ bay 1.956 km/giờ và tầm tấn công 1.000 km.
Trong khi đó, để đối phó với việc Triều Tiên gần đây liên tục phóng tên lửa, quan chức Ngoại giao Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành điện đàm xác nhận có sự tham gia của Mỹ thảo luận về hợp tác 3 bên đối phó với Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân./.
Bùi Hùng
Tên lửa siêu vượt âm Trung Quốc 'răn đe' Mỹ Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng dàn tên lửa siêu vượt âm DF-17 bố trí gần Đài Loan sẽ răn đe Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình hai bờ eo biển. "Truyền thông Đài Loan và thế giới đưa tin quân đội Trung Quốc (PLA) chuẩn bị tấn công hòn đảo khi triển khai các hệ thống vũ khí...