Mỹ tố Trung Quốc không tôn trọng cam kết khi tiếp tục quân sự hoá Biển Đông
Mỹ chỉ trích Trung Quốc chỉ đưa ra những lời hứa suông về việc không quân sự hóa Biển Đông, cam kết cùng các nước ngăn chặn hành động gia tăng căng thẳng khu vực.
Trong thông cáo báo chí đăng tải trên website Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 27/9, người phát ngôn Morgan Ortagus nhắc lại lời hứa không theo đuổi việc quân sự hóa quần đảo Trường Sa – thuộc chủ quyền của Việt Nam – được Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra tại Nhà Trắng trong chuyến thăm của ông cách đây 5 năm.
“Nhưng thực tế, Trung Quốc lại theo đuổi quân sự hóa các tiền đồn ở khu vực tranh chấp một cách liều lĩnh và khiêu khích. Họ triển khai tên lửa chống hạm, cải thiện về khả năng tình báo tín hiệu, bố trí thêm radar quân sự, xây dựng hàng chục nhà máy chứa máy bay chiến đấu cũng như các đường bay.
Trung Quốc sử dụng các tiền đồn đã được quân sự hóa này như những nền tảng cưỡng chế để khẳng định quyền kiểm soát đối với các vùng biển mà Bắc Kinh đưa ra các yêu sách phi pháp về chủ quyền”, bà Ortagus nhấn mạnh.
Các tàu nạo vét của Trung Quốc trong các vùng nước xung quanh Đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, các tiền đồn trên đóng vai trò là nơi tập trung hàng trăm tàu dân quân và tàu hải cảnh của Trung Quốc. Các tàu này thường xuyên quấy rối tàu dân sự và cản trở các hoạt động thực thi pháp luật hợp pháp, đánh bắt xa bờ và phát triển dầu mỏ của các nước láng giềng.
“Trung Quốc không tôn trọng lời nói và cam kết của mình. Trong vài tháng gần đây, chúng tôi đã chứng kiến việc một lượng chưa từng có các quốc gia bày tỏ sự phản đối chính thức của họ tại Liên hợp quốc trước các yêu sách hàng hải trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông”, thông cáo nhấn mạnh.
Từ thực trạng trên, Mỹ kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối các hành vi nguy hiểm và không thể chấp nhận được này và khiến Trung Quốc hiểu rằng họ phải chịu trách nhiệm trước các hành vi đó.
“ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sát cánh với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á chống lại các nỗ lực cưỡng ép của Trung Quốc nhằm thống trị Biển Đông”, thông cáo Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định.
Công ty Trung Quốc phớt lờ lệnh trừng phạt Biển Đông của Mỹ
Tập đoàn Kiến thiết Giao thông Trung Quốc nói việc Mỹ trừng phạt các công ty liên quan xây đảo ở Biển Đông không ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.
Tập đoàn Kiến thiết Giao thông Trung Quốc (CCCC) hôm 30/8 ra thông cáo cho biết 5 công ty con chuyên về nạo vét của họ bị Mỹ đưa vào danh sách đen không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ở Mỹ và sẽ không chịu ảnh hưởng tài chính bởi các lệnh trừng phạt này.
"Theo báo cáo thường niên năm 2019, giá trị hợp đồng mới và doanh thu của mảng nạo vét chiếm khoảng 6% tổng giá trị hợp đồng mới và doanh thu của công ty. Công ty chủ yếu kinh doanh nạo vét đường thủy, cải tạo đất và nạo vét môi trường ở trong nước", SCMP dẫn thông cáo cho biết. "Hoạt động kinh doanh nạo vét ở nước ngoài chiếm một phần tương đối nhỏ và không có hoạt động nạo vét nào của công ty được thực hiện ở Mỹ".
Bộ Thương mại Mỹ ngày 26/8 tuyên bố trừng phạt 24 công ty đóng vai trò "trong việc giúp quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo bị quốc tế lên án ở Biển Đông", bao gồm công ty con của Tập đoàn Kiến thiết Giao thông Trung Quốc, các công ty viễn thông và một đơn vị của Tập đoàn Đóng tàu Trung Quốc. Các công ty nằm trong danh sách đen sẽ không được tiếp cận công nghệ có xuất xứ từ Mỹ của các công ty Mỹ nếu không có giấy phép.
Đá Subi của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. Ảnh: DigitalGlobe.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/8 cũng ra tuyên bố cho biết họ sẽ áp đặt hạn chế thị thực đối với các cá nhân Trung Quốc "chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa" với hành động nói trên ở Biển Đông và những người có liên quan đến việc Trung Quốc "sử dụng hành động cưỡng ép với các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng lấn để cản trở họ tiếp cận các nguồn tài nguyên ngoài khơi".
"Ngoài ra, thiết bị cốt lõi cho hoạt động nạo vét của công ty không sử dụng bất kỳ công nghệ nào do doanh nghiệp Mỹ cung cấp hay xuất khẩu", thông cáo của CCCC nêu thêm, song tập đoàn cũng nhấn mạnh sẽ tiến hành đánh giá sâu hơn hoạt động kinh doanh để xác định những tác động chưa được tính đến.
Hình ảnh vệ tinh năm 2016 cho thấy công ty nạo vét thuộc CCCC điều sà lan khổng lồ đào cát từ đáy biển và chất lên các đảo san hô xa xôi ở Biển Đông, gồm Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Dù tác động trực tiếp sẽ khó xảy ra, nhưng vẫn có những câu hỏi đặt ra về việc làm cách nào các công ty con của CCCC ở nước ngoài, gồm cả tập đoàn kỹ thuật hàng hải quy mô trung bình Friede & Goldman có trụ sở tại Texas, có thể giao dịch với công ty mẹ. CCCC hiện chưa bình luận về trường hợp của Friede & Goldman.
Trung Quốc đơn phương vạch ra "đường lưỡi bò", yêu sách phi lý đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp phản đối quốc tế. Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển. Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 đã bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh.
Trung Quốc gần đây còn thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Mỹ hồi đầu tháng 7 công bố lập trường về vấn đề Biển Đông, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Washington cáo buộc "Bắc Kinh dùng biện pháp bắt nạt để xâm phạm quyền chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông, thay thế luật quốc tế bằng tư duy 'chân lý thuộc về kẻ mạnh'".
Chuyên gia TQ: Tư tưởng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh đã lỗi thời Tư tưởng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đã không còn phù hợp và thậm chí là lỗi thời trong hoàn cảnh mới, một số chuyên gia nhận xét. Trung Quốc cải tạo và bồi lấp trái phép Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh: NY Times) Zhang Jie - chuyên gia nghiên cứu Biển Đông thuộc...