Mỹ tố Iran phát triển tên lửa hủy diệt vi phạm luật quốc tế
Iran đang chuẩn bị phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng vươn tới Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Getty.
Theo Express, vào hôm qua (3.1), Ngoại trưởng Pompeo khẳng định cái Iran gọi là “phương tiện phóng vũ trụ” (SLV) là bằng chứng vi phạm trực tiếp một nghị quyết chủ chốt của Liên Hợp Quốc (LHQ). Cụ thể, theo ông Pompeo, từ khi nghị quyết số 2231 của Hội đồng Bảo An LHQ được htoong qua, chính phủ Iran đã nhiều lần phóng tên lửa đạn đạo.
“Công nghệ được Iran sử dụng để phóng SLV gần như hoàn toàn giống với công nghệ sử dụng cho ICBM”, ông Pompeo cho hay.
“Việc phóng SLV sẽ giúp phát triển chương trình tên lửa của Iran. Ngoài Mỹ, Anh, Pháp và Đức cũng đã tuyên bố đây là hành vi vi phạm nghị quyết 2231. Chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn Iran đe dọa an ninh quốc tế”.
Video đang HOT
Tên lửa Saeqeh của Iran được phóng trong một cuộc tập trận hồi năm 2010. Ảnh: Getty.
Phản ứng trước cáo buộc của Ngoại trưởng Mike Pompeo, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã lên tiếng khẳng định Tehran không hề vi phạm bất kỳ nghị quyết nào của Hội đồng Bảo An.
“Việc phóng SLV và thử tên lửa không hề vi phạm Nghị quyết số 2231″, ông Zarif viết trên mạng xã hội Twitter.
Được biết, Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an LHQ có nội dung ủng hộ Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện ( JCPOA) – hay còn được biết đến với cái tên Thỏa thuận Hạt nhân Iran. Nghị quyết 2231 đặt ra một quá trình thanh tra, giám sát và đồng thời chuẩn bị dỡ bỏ các lệnh cấm vận của LHQ lên Cộng hòa Hồi giáo.
Theo Danviet
Phân tích: 5 lý do đòn trừng phạt Iran của Mỹ sẽ thất bại
Theo Reuters, có 5 lý do cho thấy vòng trừng phạt mới của Mỹ vốn có hiệu lực vào hôm nay (4.11) sẽ thất bại.
Phụ nữ Iran biểu tình tại thủ đô Tehran vào hôm 11.5.2018 để phản đối quyết định rút Mỹ khỏi JCPOA của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Thứ nhất, dù Mỹ nhắm tới việc phá hủy ngành xuất khẩu dầu mỏ của Iran, nhiều người đã chỉ ra rằng đây là điều không thực tế. Theo đó, sẽ không có quốc gia nào bù đắp được sản lượng 2,5 triệu thùng dầu/ngày của Iran. Cho dù Ả Rập Saudi trước đó tuyên bố sẽ gia tăng sản lượng để bù đắp sự thiếu hụt, các chuyên gia lại tin rằng Riyadh và các đồng minh không đủ khả năng để làm việc này. Nếu Iran buộc phải cắt sản lượng dầu mỏ, giá dầu sẽ tăng lên, vô hình chung giúp Tehran bù đắp lại lợi nhuận - đồng nghĩa với việc cấm vận của Washington sẽ vô dụng.
Thứ hai, Nga và Trung Quốc có thể sẽ không hợp tác với Mỹ trong vấn đề Iran. Lý do là Washington đang có chiến tranh thương mại với Bắc Kinh và cấm vận kinh tế với Moscow. Hơn thế nữa, Nhà Trắng sẽ không thể dựa vào EU bởi khối này coi JCPOA là một trong những chính sách ngoại giao thành tựu nổi bật của mình. Bên cạnh đó, Brussels đang ngày càng có xu hướng muốn được tự chủ, độc lập trong chính sách đối ngoài chứ không muốn phụ thuộc vào Washington nữa.
Trong nhiều thập kỷ, đồng USD đã thống trị thị trường tài chính quốc tế. Ảnh: Getty.
Thứ ba, lệnh cấm vận của Mỹ đã vô tình dọn đường cho cuộc thay đổi lịch sử trong hệ thống tài chính toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ, đồng USD đã thống trị thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA, nhiều quốc gia như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu chuyển sang nội tệ để giao dịch với Iran. Nếu châu Âu có thể thiết lập một hệ thống tài chính tách biệt với đồng USD, các quốc gia khác có thể sử dụng đồng euro để giao dịch với Tehran, qua đó phá vỡ sự thống trị của Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Thứ tư, các thành viên còn lại của JCPOA coi thỏa thuận hạt nhân với Iran là cách để chống lại chủ nghĩa đơn phương của Mỹ. Được biết, JCPOA là một thỏa thuận đa phương được Nghị quyết số 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) ủng hộ. Nếu các thành viên JCPOA nhượng bộ việc Mỹ đơn phương trừng phạt các quốc gia tuân thủ thỏa thuận, Washington sẽ tiếp tục "được đằng chân, lân đằng đầu". Do đó, cả Iran lẫn cộng đồng quốc tế sẽ ra sức bảo vệ JCPOA để tránh viễn cảnh này.
Cuối cùng, EU và Nhật Bản - các đồng minh mạnh mẽ nhất của Mỹ - đều tiếp tục ủng hộ JCPOA. Các quốc gia chủ chốt trung khu vực Trung Đông, gồm có Thổ Nhĩ Kỳ, Oman và Iraq, cũng ủng hộ thỏa thuận hạt nhân. Chỉ có một số quốc gia khác như Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Israel là ủng hộ quyết định của ông Trump. Để trừng phạt Iran, Tổng thống Trump đang có quá ít sự ủng hộ cần thiết.
Theo Danviet
Iran tuyên bố cả thế giới chống lại Mỹ Nhà lãnh đạo hàng đầu Iran tuyên bố chính sách cấm vận nước này của Tổng thống Donald Trump đã gặp sự phản đối trên toàn thế giới. Nhà lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei phát biểu trong cuộc gặp với sinh viên tại thủ đô Tehran, Iran vào hôm 3.11.2018. Ảnh: Reuters. Theo Reuter, Nhà lãnh đạo Tối cao Ayatollah...