Mỹ tố công dân Trung Quốc “ăn cắp” công nghệ tàu ngầm không người lái
Hôm 21-4, một người phụ nữ Trung Quốc sống ở Mỹ bị buộc tội âm mưu bán công nghệ tàu ngầm không người lái cho Trung Quốc, theo Sputnik.
Bà Amin Yu, 53 tuổi, sống ở bang Florida, Mỹ bị cáo buộc có âm mưu thu thập các hệ thống và các linh kiện của tàu ngầm không người lái cùng với đồng phạm khác tại Trường ĐH Kỹ thuật Harbin ở Trung Quốc từ năm 2002 đến tháng 2-2014.
ĐH Kỹ thuật Harbin là một viện nghiên cứu mà chính phủ Trung Quốc sử dụng để chỉ huy quân sự và phát triển vũ khí , theo bản cáo trạng.
Thiết bị lặn không người lái (UVV) Slocum Glider của Mỹ có thể di chuyển ẩn thân dưới nước trong thời gian dài, được kỳ vọng sẽ trở thành vũ khí tấn công lợi hại trong tương lai (Ảnh: WHOI)
Video đang HOT
Bà Yu bị truy tố 18 tội danh, trong đó bao gồm việc hoạt động gián điệp bất hợp pháp cho chính phủ nước ngoài, xuất khẩu bất hợp pháp và rửa tiền.
Bản cáo trạng cáo buộc Yu vi phạm luật pháp Mỹ vì đã gian lận và cố ý xuất khẩu vật liệu vũ khí.
Các công tố viên cũng phát hành một email của bà Yu, trong email bà nói rằng một thiết bị định vị âm thanh dưới nước của Mỹ mà bà đã xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được trang bị cho tàu ngầm không người lái của nước này.
Nếu bị kết tội, bà Yu phải đối mặt với 20 năm tù cho tội rửa tiền và 10 năm cho việc hoạt động gián điệp bất hợp pháp cho chính phủ nước ngoài.
MAI KHANH
Theo_PLO
Thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ có thể đổ vỡ do vấn đề miễn thị thực
Liên minh châu Âu chỉ miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ một khi nước này đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn của khối.
Tuyên bố trên được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đưa ra ngày 20/4. Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy sự gia tăng căng thẳng giữa Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ hơn 1 tháng sau khi 2 bên đạt được thỏa thuận về vấn đề nhập cư, mà việc miễn thị thực là một điều kiện tiên quyết.
Người tị nạn chen nhau lên tàu tại Hungary. Ảnh AP
Trước đó ngày 18/4, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cảnh báo, Liên minh châu Âu phải thực hiện đúng các cam kết miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu từ tháng 6 tới, nếu không nước này sẽ hủy bỏ thỏa thuận với Liên minh châu Âu về vấn đề nhập cư.
Tuy nhiên, trong phát biểu ngày hôm qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã thẳng thắn bác bỏ yêu cầu này khi tuyên bố, miễn thị thực là vấn đề về tiêu chuẩn và những tiêu chuẩn này không thể được hạ thấp trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ. Phát biểu này cũng đồng nghĩa với việc Liên minh châu Âu sẽ không dành ngoại lệ cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc dỡ bỏ thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ khi vào Liên minh châu Âu là một phần trong thỏa thuận mà Liên minh châu Âu đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hạn chế người tị nạn, song tới nay vẫn còn một số nước phản đối việc miễn thị thực này.
Liên minh châu Âu đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, để đạt được quy chế này, Thổ Nhĩ Kỳ phải đáp ứng được 72 tiêu chuẩn cần thiết. Tuy nhiên, đối với Thổ Nhĩ Kỳ, văn kiện được diễn giải theo một cách khác, tức là nước này phải được nhận được những ưu đãi về thị thực một khi những cam kết về người tị nạn được thực thi./.
Thu Hoài Theo Euronews
PC_Detail_Footer_470_2
Theo_VOV
Siêu tăng Armata của Nga sẽ gắn "mắt thần" Cỗ máy chiến tranh siêu hạng Armata dự kiến sẽ gắn "mắt thần" giúp điều khiển từ xa, không cần người lái và chắc chắn sẽ thay đổi rất nhiều chiến tranh truyền thống. Armata-14 duyệt binh ở Quảng trường Đỏ năm 2015. Công ty sản xuất siêu tăng chiến đấu chủ lực Armata cho biết đã có kế hoạch biến cỗ máy...