Mỹ tố chính quyền quân sự Myanmar ‘câu giờ’
Mỹ cáo buộc chính quyền quân sự Myanmar trì hoãn thời gian tổ chức bầu cử, khi đẩy lùi thời hạn tổng tuyển cử thêm 6 tháng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang tham gia loạt cuộc họp trực tuyến với các ngoại trưởng ASEAN. Trong các sự kiện này, Blinken được cho là sẽ kêu gọi ASEAN bổ nhiệm một đặc phái viên về Myanmar.
Tuy nhiên, ngay trước cuộc họp, thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, hôm 1/8 tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử và dỡ tình trạng khẩn cấp vào tháng 8/2023, muộn hơn 6 tháng so với mốc thời gian hai năm mà quân đội thông báo sau cuộc đảo chính hồi tháng 2.
Thông báo này cho thấy “ASEAN phải tăng cường nỗ lực vì chính quyền Myanmar rõ ràng chỉ đang câu giờ và muốn tiếp tục kéo dài mốc thời gian bầu cử vì lợi ích riêng của họ”, một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay.
“Tất cả càng cho thấy tại sao ASEAN phải tham gia vấn đề này, cam kết và duy trì các điều khoản của sự đồng thuận 5 điểm mà Myanmar cũng đã ký kết”, quan chức này nói thêm.
Video đang HOT
Người biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon, Myanmar hồi tháng 3. Ảnh: AFP .
Ông Min Aung Hlaing, hiện là Thủ tướng chính phủ lâm thời do quân đội thành lập, đã tham dự hội nghị với các thành viên ASEAN hồi tháng 4 để thảo luận về cuộc khủng hoảng Myanmar. Sau cuộc họp, các lãnh đạo ASEAN tuyên bố đạt đồng thuận 5 điểm gồm chấm dứt bạo lực tại Myanmar, thúc đẩy đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên, cung cấp viện trợ, chỉ định một đặc phái viên và cử một phái đoàn do đặc phái viên này dẫn đầu đến Myanmar.
Tuy nhiên, hiện chưa có phái viên nào được bổ nhiệm và chính quyền quân sự Myanmar tuyên bố chỉ khi tình hình trong nước ổn định mới xem xét đến bản đồng thuận này. Hơn 900 người được cho là đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình hậu đảo chính ở Myanmar.
Thống tướng Myanmar làm Thủ tướng Thống tướng Myanmar đặt thời hạn chấm dứt tình trạng khẩn cấp Myanmar hủy kết quả bầu cử 2020
Cảnh sát Myanmar bắn chết 4 người biểu tình
Cảnh sát Myanmar nổ súng giải tán đoàn biểu tình phản đối chính quyền quân sự, khiến ít nhất 4 người chết, nhiều người bị thương.
Các cuộc biểu tình quy mô lớn tiếp tục diễn ra hôm nay tại nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước Myanmar để phản đối quân đội đảo chính và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Cơ quan an ninh Myanmar được cho đã nổ súng để đẩy lùi người biểu tình.
Tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, Reuters dẫn lời một bác sĩ bệnh viện cho biết một người biểu tình thiệt mạng khi bị trúng đạn ở ngực. Hãng truyền thông địa phương Mizzima cho hay người biểu tình này bị bắn chết tại thị trấn Thingangyun của Yangon.
Ở thị trấn Dawei, miền nam Myanmar, lực lượng an ninh trấn áp một cuộc tuần hành, khiến ba người biểu tình thiệt mạng và ít nhất 20 người bị thương. Nhân viên cứu hộ Pyae Zaw Hein cho biết ba người tử vong "bị trúng đạn thật", còn những người bị thương bị bắn bằng đạn cao su.
"Con số thương vong có thể tiếp tục tăng, vì vẫn còn nhiều người bị thương được đưa tới", Pyae Zaw Hein nói. Tờ Dawei Watch cũng xác nhận thông tin ba người thiệt mạng trong cuộc biểu tình, trong khi Kyaw Min Htike, chính trị gia tại Dawei, xác nhận cảnh sát nổ súng về phía người biểu tình ở thị trấn.
Cảnh sát và chính quyền quân sự Myanmar chưa bình luận về thông tin trên.
Cảnh sát Myanmar bắt người tham gia biểu tình tại thành phố Yangon, ngày 27/2. Ảnh: AFP .
Một số video trên mạng xã hội cho thấy đụng độ leo thang giữa người biểu tình và lực lượng an ninh. Truyền thông địa phương đưa tin ít nhất 5 người bị thương trong vụ đụng độ tại quận Hledan của thành phố Yangon. Một video phát trực tuyến ghi lại tiếng súng vang lên tại cuộc biểu tình ở thị trấn Tamwe của Yangon, khi cảnh sát truy đuổi những người tham gia.
Ít nhất 5 sinh viên bị bắt trong các biểu tình ở khu vực trung tâm thành phố Yangon. Đây là ngày thứ hai liên tiếp lực lượng an ninh Myanmar trấn áp mạnh tay các cuộc biểu tình và bắt hàng trăm người. Trước đó, cảnh sát Myanmar thường sử dụng hơi cay, vòi rồng, đạn cao su và bắn chỉ thiên để giải tán người biểu tình ở các thành phố và thị trấn trên khắp cả nước.
Các cuộc biểu tình tại Myanmar đã bước sang tuần thứ tư, với mức độ bạo lực trong các vụ đụng độ ngày càng tăng. Nhóm quan sát Hiệp hội Tù nhân Chính trị cho biết ít nhất 854 người đã bị bắt, bị buộc tội hoặc kết án từ sau vụ binh biến ngày 1/2. Nhóm này cho biết hàng trăm người bị bắt tại Yangon và những địa phương khác trong ngày 27/2.
Bà Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính phủ dân sự Myanmar bị quân đội bắt ngày 1/2 trong một cuộc đảo chính chóng vánh. Bà sau đó bị cáo buộc nhập khẩu bộ đàm trái phép và vi phạm các biện pháp hạn chế Covid-19 theo Luật Quản lý Thiên tai.
Mỹ, Anh cùng một số quốc gia và tổ chức kêu gọi trả tự do cho Suu Kyi, đồng thời áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào chính quyền quân sự Myanamar cùng các đối tác kinh doanh của họ. Quân đội Myanmar cam kết tổ chức một cuộc bầu cử mới và khẳng định sẽ trao lại quyền cho bên chiến thắng.
Thống tướng Myanmar đặt thời hạn chấm dứt tình trạng khẩn cấp Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, cam kết tổ chức bầu cử và cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ kết thúc vào tháng 8/2023. "Chúng tôi sẽ hoàn tất các điều khoản của tình trạng khẩn cấp vào tháng 8/2023. Tôi cam kết tổ chức thành công các cuộc bầu cử", lãnh đạo chính quyền quân sự...