Mỹ tính triển khai radar gần đảo Guam
Mỹ thông báo kế hoạch lắp các hệ thống radar ở Palau, động thái giúp tăng cường năng lực giám sát của nước này tại tây Thái Bình Dương.
Vị trí quốc đảo Palau và đảo Guam. Đồ họa: Research Gate.
Bộ Quốc phòng Mỹ và chính phủ Palau đang hoàn tất chọn vị trí đặt các tháp radar trên quốc đảo khoảng 22.000 người này.
“Các hệ thống radar sẽ giúp Palau tăng cường năng lực hành pháp trên biển, đồng thời giúp Mỹ đảm bảo an ninh, an toàn hàng không”, AFP dẫn thông báo chung của Mỹ và Palau, ghi ngày 21/8, cho biết.
Theo thông báo, Mỹ đưa ra đề xuất lắp radar vào ngày 18/7, trước khi cuộc khủng hoảng với Triều Tiên diễn ra. Palau cách Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, khoảng 1.300 km về phía tây nam. Bình Nhưỡng hồi đầu tháng 8 lên kế hoạch tấn công tên lửa vào đảo Guam, không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa trút “lửa giận” lên Triều Tiên.
Video đang HOT
Các hệ thống radar còn giúp Palau giám sát khu vực bảo tồn sinh vật biển rộng 500.000 km2 mà nước này thiết lập năm 2015. Do diện tích lớn, Palau khó có thể theo dõi hoạt động đánh bắt cá trái phép tại khu bảo tồn.
Chính phủ Palau và đại sứ quán Mỹ tại Koror từ chối bình luận thêm.
Palau là một quốc gia độc lập nhưng không có quân đội. Mỹ chịu trách nhiệm bảo vệ Palau theo một thỏa thuận, cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các đảo.
Như Tâm
Theo VNE
Triều Tiên có thể đang phát triển hai loại tên lửa mới
Truyền thông quốc gia Triều Tiên hôm nay đăng các bức ảnh cho thấy nước này có thể đang phát triển một hoặc hai tên lửa mới.
Sơ đồ tên lửa Pukguksong-3 xuất hiện trong bức ảnh do truyền thông Triều Tiên công bố ngày 23/8. Ảnh: KCNA.
Bức ảnh do hãng tin KCNA công bố hôm nay cho thấy có một sơ đồ tên lửa tên gọi "Pukguksong-3" tại nơi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm. Một bức ảnh khác khó nhìn chi tiết hơn nhưng có dòng chữ "Hwasong", AP đưa tin.
Michael Duitsman, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu phi hạt nhân hóa, nói ông chưa từng nhìn thấy loại tên lửa đầu tiên. "Pukguksong-3 hoàn toàn mới", ông cho biết. Nó có thể được thiết kế để bay xa hơn và phóng từ bệ phóng di động, giúp chúng khó bị phát hiện hơn.
Các bức ảnh được chụp nhân dịp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm Viện Vật liệu Hóa học thuộc Học viện Khoa học Quốc phòng, cơ quan phát triển các tên lửa Triều Tiên. "Ông chỉ đạo viện phát triển thêm các động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và đầu đạn tên lửa", theo KCNA.
Triều Tiên thử thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Pukguksong-1 vào tháng 8/2016. Tháng 2/2017, nước này thử thành công tên lửa mặt đất Pukguksong-2. Hai tên lửa được cho là tầm trung, có thể bắn tới Nhật Bản cùng các căn cứ Mỹ tại đây nhưng không thể bắn tới lãnh thổ Mỹ.
Công nghệ SLBM và tên lửa mặt đất có sự giao thoa, phát triển một công nghệ sẽ mang lại lợi ích cho cả hai.
Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đang khiến căng thẳng khu vực gia tăng, đặc biệt là sau khi Bình Nhưỡng tháng trước phóng thử hai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có tầm bắn tới Mỹ.
Mỹ và Triều Tiên sau đó đe dọa lẫn nhau, đề cập đến các biện pháp quân sự. Triều Tiên thông báo có kế hoạch phóng tên lửa nhằm vào đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương nhưng hiện đã hoãn lại để chờ xem thêm hành động của Washington.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ điều 'Ác điểu' MQ-9 bảo vệ Guam trước tên lửa Triều Tiên Mẫu UAV MQ-9 sẽ giúp các lực lượng Mỹ tại Guam tăng cường đáng kể khả năng theo dõi và phát hiện tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của không quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia. Quân đội Mỹ đang có kế hoạch triển khai các máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper để tăng khả...